8 cách tẩy tế bào chết giúp bờ môi căng bóng, quyến rũ

Bạn có biết tế bào chết trên môi sẽ làm cho môi của chúng ta bị thâm và xỉn màu? Vậy làm thế nào để tẩy tế bào chết cho môi thâm và cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đúng cách như thế nào? Harper's Bazaar Vietnam mách bạn ngay sau đây!

cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà giúp bạn chủ động hơn trong chăm sóc bờ môi

Tế bào chết trên môi là gì?

Môi của chúng ta cũng giống như những phần da khác của cơ thể, luôn có những tế bào mới trong khoảng 30 ngày. Lớp tế bào cũ sẽ bong ra để lớp tế bào mới tiếp tục sản sinh. Song lớp tế bào cũ sẽ không được loại bỏ hoàn toàn nên chúng ta cần tẩy tế bào chết cho môi thâm thường xuyên.

Tẩy tế bào chết cho môi là quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt môi bằng cách sử dụng các chất hỗ trợ. Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà giúp loại bỏ các lớp da khô, bụi bẩn, giúp môi căng mọng, hồng hào và tươi tắn.

6 lợi ích của việc tẩy tế bào chết cho môi?

Chẳng ai muốn có đôi môi thâm sạm, nứt nẻ cả. Việc tẩy tế bào chết cho môi thâm sẽ có những lợi ích như:

• Giúp loại bỏ lớp da chết khó chịu trên bề mặt môi, tạo cảm giác dễ chịu cho môi, tạo ra lớp da mới hồng hào và mịn màng hơn.

• Đôi môi hồng hào, căng bóng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong cuộc sống, giảm tình trạng khô nứt, chảy máu khi thời tiết thay đổi thất thường.

• Các bạn nữ khi tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên sẽ thuận lợi cho việc trang điểm, son môi sẽ giữ được lâu hơn và dễ lên màu.

• Vì môi không có tuyến dầu tiết bã nhờn như các phần còn lại của da nên chúng có xu hướng khô và nứt nẻ dễ dàng hơn. Tẩy tế bào chết có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước của môi gây sưng, chảy máu hoặc khô môi.

• Tẩy tế bào chết đúng cách, đôi môi của bạn sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dưỡng ẩm và lớp bảo vệ hơn

• Kích thích sản sinh collagen, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn gây lão hóa môi.

Tẩy tế bào chết cho môi là công việc vô cùng đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà

Chọn loại tẩy tế bào chết cho môi thâm

Có hai loại tẩy da chết: hóa học và vật lý. Tẩy da chết hóa học sử dụng các axit như axit alpha-hydroxy (AHA), axit beta-hydroxy (BHA), axit poly-hydroxy (PHA), hoặc thậm chí axit trái cây hoặc hoa và các enzyme xúc tác cho lớp da trên cùng bong tróc. Tẩy tế bào chết vật lý là một phương pháp dùng các chất có kết cấu thô hoặc dạng hạt để tẩy da chết.

2 phương pháp này đều hiệu quả để loại bỏ da chết. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết cho môi hóa học thường tác động trên môi nhẹ nhàng hơn.

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Tẩy tế bào chết cho môi là công việc vô cùng đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu có sẵn trong bếp. Sau đây là một số cách tẩy tế bào chết môi tại nhà.

LƯU Ý: Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho môi từ 1-2 lần/tuần. Tẩy tế bào chết cho môi quá đà sẽ dẫn đến việc môi bị khô, sần sùi và nổi các hạt li ti. Nếu môi của bạn bị nổi hạt cứng như vậy, hãy ngừng tẩy tế bào chết. Môi sẽ mất vài tuần để tự chữa lành bản thân sau đó.

1. Tẩy tế bào chết cho môi bằng kem đánh răng

Tẩy tế bào chết cho môi bằng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa nhiều canxi, fluor, ancol có khả năng loại bỏ các vi khuẩn, lấy đi các lớp sừng và tế bào chết trên da, tái tạo tế bào mới, giúp môi giảm thâm sạm và mềm mại hơn. Bạn thực hiện tẩy tế bào chết cho môi như sau:

• Vệ sinh sạch sẽ môi bằng nước hoặc tẩy trang cho sạch phần son đang có trên môi.

• Sau đó thoa kem đánh răng mỏng lên cả môi trên, môi dưới, để từ 5 đến 10 phút.

• Rửa thật sạch môi và dưỡng lại bằng một lớp son dưỡng hoặc vaseline.

• Dùng kem đánh răng mỗi tuần 2 lần để tẩy tế bào chết cho đôi môi bạn nhé.

>>> Đọc thêm: NHẬN BIẾT NHỮNG DẤU HIỆU LÃO HÓA MÔI VÀ CÁCH NGĂN NGỪA

2. Tẩy tế bào chết bằng dầu dừa, mật ong, đường nâu

Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa, mật ong, đường nâu

Dầu dừa Fire Phoenix

Dầu dừa có công dụng như một loại son dưỡng môi tự nhiên vô cùng tốt. Các axit béo trong dầu dừa giúp giữ ẩm và làm mềm môi, còn vitamin E có tác dụng trẻ hóa da. Bên cạnh đó, mật ong lại có vai trò làm sạch và chữa bệnh cho da khá tốt.

Đường nâu không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn là một nguyên liệu tẩy tế bào da chết rất hiệu quả.

Nguyên liệu

• 1 thìa dầu dừa tinh khiết
• 2 thìa cà phê đường nâu
• 1 thìa cà phê mật ong

Cách thực hiện

• Trộn hỗn hợp dầu dừa và mật ong cho quyện vào nhau.

• Cho 2 thìa cà phê đường nâu vào trộn đều.

• Thoa hỗn hợp lên môi và để khoảng 5 phút.

• Massage nhẹ nhàng theo vòng tròn để lấy đi hết lớp tế bào chết ở trên môi.

• Cuối cùng, rửa môi lại bằng nước ấm.

Bạn nên thực hiện cách tẩy tế bào chết bằng dầu dừa, mật ong 1–2 lần để có đôi môi đẹp.

3. Tẩy tế bào chết cho môi tại nhà bằng đường và dầu ô liu

đường và dầu ô liu

Chỉ với 2 nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể tẩy tế bào chết cho môi một cách đơn giản.

Nguyên liệu

• 1 thìa cà phê đường (có thể tẩy tế bào chết môi bằng muối)
• Vài giọt nước
• Vài giọt dầu ô liu (có thể thay bằng dầu dừa)

Cách thực hiện

• Trộn đều đường với vài giọt nước

• Thoa đều hỗn hợp lên môi, sau đó nhẹ nhàng massage trong khoảng 30 giây.

• Rửa sạch lại với nước ấm và thoa một chút dâu ô liu lên môi để giữ ẩm.

• Thực hiện từ 1–2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Đọc thêm: KHỬ THÂM MÔI LÀ GÌ? LƯU Ý ĐỂ KHỬ THÂM MÔI HIỆU QUẢ

4. Cách làm tẩy tế bào chết cho môi bằng mật ong và bã cà phê

mật ong và bã cà phê

Cà phê không chỉ là thức uống được nhiều người ưa chuộng mà còn là vũ khí bí mật giúp bạn tẩy tế bào chết cho đôi môi. Dùng bã cà phê và mật ong, bạn sẽ cải thiện được tình trạng môi thâm, không đều màu và giúp dưỡng ẩm môi, đánh bật làn môi khô ráp, bong tróc. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu

• 1 thìa bã cà phê nguyên chất
• Một thìa cà phê mật ong nguyên chất

Cách thực hiện

• Trộn đều bã cà phê và mật ong thành hỗn hợp sệt rồi thoa đều lên môi. Bạn massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút.

• Rửa lại môi bằng nước mát và dùng son dưỡng.

Duy trì tẩy tế bào chết cho môi bằng bã cà phê và mật ong đều đặn mỗi tuần 2 lần bạn nhé.

>>> Đọc thêm: KHỬ THÂM MÔI LÀ GÌ? LƯU Ý ĐỂ KHỬ THÂM MÔI HIỆU QUẢ

5. Cách tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng vaseline

Tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline

Theo các nhà nghiên cứu, vaseline được cô đặc từ dầu khoáng tự nhiên, có khả năng phòng chống hiện tượng bong tróc, khô căng và nứt nẻ ở da.

Hơn thế, vaseline còn có thể hỗ trợ làm lành vết thương, làm mềm lớp sừng và tái tạo da rất tốt. Đây đều là những chức năng rất cần thiết khiến vaseline được nhiều bạn gái sử dụng cho bước tẩy tế bào chết môi.

Bạn có thể thoa trực tiếp vaseline lên môi để tẩy tế bào chết hoặc kết hợp vaseline với đường và muối, đường và nha đam.

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà như sau:

• Thoa trực tiếp vaseline lên môi, để khoảng 5-10 phút. Dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng, rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng là thoa 1 lớp vaseline nữa để dưỡng ẩm cho môi.

• Kết hợp vaseline với đường và muối: Trộn vaseline với muối và thoa lên môi, để trong 30 phút sẽ loại bỏ được những phần da chết. Thực hiện phương pháp này 1 tuần 2 lần sẽ có hiệu quả.

• Kết hợp vaseline với đường và nha đam: Nha đam gọt vỏ, rửa sạch và lấy phần thịt. Trộn hỗn hợp nha đam cùng với vaseline và đường. Sau đó thoa hỗn hợp vừa tạo được lên môi và massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút.

• Bước cuối cùng là rửa lại môi sạch với nước ấm.

Muối hồng Himalaya

Muối hồng Himalaya

Ngoài 5 cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà như trên, Bazaar Vietnam cũng mách bạn một số phương pháp khác có cùng công dụng như sau:

• Tẩy tế bào chết cho môi bằng gừng

• Tẩy tế bào chết cho môi bằng muối biển và dầu dừa

• Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng dâu tây

• Tẩy tế bào chết cho môi bằng baking soda

• Tẩy tế bào chết cho môi bằng nước hoa hồng

• Tẩy tế bào chết cho môi bằng sữa chua

Bên cạnh đó còn có son tẩy tế bào chết cho môi. Đây là sản phẩm chăm sóc cho môi rất dễ tìm ở những cửa hàng mỹ phẩm. Sản phẩm giúp môi trở nên căng bóng và mềm mại nhanh chóng.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG THỊT GÀ BAO LÂU? 16 LƯU Ý ĐỂ CÓ MÀU MÔI ĐẸP CHUẨN

3 cách tẩy tế bào chết cho môi thâm

1. Tẩy tế bào chết cho môi bằng chanh

Tẩy tế bào chết cho môi bằng chanh

Chanh có tác dụng rất tốt với đôi môi thâm bị khô, nứt nẻ.

Nguyên liệu

• 1 thìa nước cốt chanh
• 1 thìa dầu thầu dầu hoặc glycerin

Cách thực hiện

• Trộn đều nước cốt chanh với dầu thầu dầu hoặc glycerin.

• Thoa hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi rửa sạch, dưỡng ẩm môi.

2. Bột yến mạch nuôi dưỡng và làm sáng môi

Bột yến mạch

Không chỉ là nguyên liệu phù hợp để tẩy tế bào chết cho môi thâm, bột yến mạch còn chứa nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng làn da môi căng mịn, hồng hào, khỏe mạnh.

Nguyên liệu

• 1 thìa bột yến mạch
• 2 thìa nước ấm hoặc sữa

Cách thực hiện

• Trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp đặc sệt.

• Thoa hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn trong 1 – 2 phút rồi rửa sạch môi.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG ĂN GÌ, BAO LÂU? 13 LOẠI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

3. Tẩy tế bào chết cho môi tại nhà dùng cách hoa hồng

Tẩy tế bào chết cho môi tại nhà dùng cách hoa hồng

Cánh hoa hồng có tác dụng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và phục hồi sắc tố môi. Nếu bạn có đôi môi nhạy cảm, hãy áp dụng ngay cách làm này nhé.

Nguyên liệu

• Vài cánh hoa hồng
• 3 thìa sữa tươi

Cách thực hiện

• Ngâm cánh hoa hồng đã rửa sạch trong sữa tươi khoảng 3 giờ.

• Khi cánh hoa đã ngấm sữa hoàn toàn, nghiền cánh hoa thành hỗn hợp sệt, nhuyễn mịn.

• Thoa đều hỗn hợp lên môi trong vài phút rồi rửa sạch môi với nước.

>>> Đọc thêm: PHUN MÔI CÓ ĐƯỢC ĂN BÁNH MÌ KHÔNG? 11 LƯU Ý CẦN BIẾT

Cần lưu ý điều gì khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà?

Cần lưu ý điều gì khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà?

1. Luôn thoa kem dưỡng môi

Sau khi tẩy tế bào chết cho môi, bạn nên thoa 1 lớp son dưỡng môi để bảo vệ lớp da mới mỏng manh được căng mịn, ngậm nước.

2. Uống nhiều nước

Hãy uống nhiều nước hàng ngày để cấp ẩm cho làn da, bao gồm cả da môi. Khi da môi bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng xỉn màu, khô nứt nẻ. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để giúp giữ ẩm không khí xung quanh bạn.

3. Thoa kem chống nắng

Đôi môi của bạn vẫn có thể bị cháy nắng khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Sau khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà, bạn nên thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF 30 trước khi ra nắng.

4. Dùng đúng loại tẩy tế bào chết cho môi

Không dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cho mặt, toàn thân để tẩy tế bào chết cho môi. Làn da môi cực kỳ mỏng, nhạy cảm hơn so với các vùng da còn lại nên cần dùng công thức tẩy da chết dành riêng cho chúng.

>>> Đọc thêm: 10 CÁCH TRỊ THÂM MÔI BẰNG DẦU DỪA ĐƠN GIẢN VÀ CÔNG DỤNG THẦN KỲ

5. Không tẩy da chết khi da môi quá khô

Bất cứ khi nào môi bị kích thích, nứt, chảy máu, viêm… thì bạn không nên tẩy tế bào chết cho môi.

Ngoài ra, nếu môi bạn khô và bong tróc, hãy dùng kem dưỡng môi phù hợp hơn là tẩy da chết. Việc chà xát vùng da vốn đã khô có thể dẫn đến viêm và nứt nẻ.

6. Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Tẩy tế bào chết cho môi quá mức có thể dẫn đến các vết nứt trên da, khiến tình trạng khô và bong vảy trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên đừng tẩy tế bào chết quá mạnh và thường xuyên. Chỉ cần tẩy khoảng 1 lần/tuần là đủ để loại bỏ lớp da khô, giúp duy trì đôi môi mềm mại và căng mịn.

Ngoài cách tẩy tế bào chết cho môi với nguyên liệu tự làm, bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết môi từ các thương hiệu uy tín. Hãy tìm những sản phẩm có thành phần tự nhiên như lô hội hoặc bơ hạt mỡ và tránh axit salicylic vì chúng có chất tẩy mạnh. Nếu môi bạn cảm thấy khó chịu sau khi sử dụng sản phẩm, hãy ngừng sử dụng ngay.

Trên đây là các cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và thực hiện nhanh chóng. Bạn nên áp dụng nếu muốn có đôi môi mềm mịn, căng bóng, quyến rũ nhé. Bazaar Vietnam chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: SỬ DỤNG SẢN PHẨM TẨY TẾ BÀO CHẾT HÓA HỌC SAO CHO AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm