14 cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất ngay tại nhà

Ai cũng từng bị bầm tím ít nhất một lần trong đời. Vậy bạn đã biết cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất chưa?

Vết bầm tím là một dạng chấn thương phổ biến. Trong đó, các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến da đổi màu. Mặc dù hầu hết vết bầm tím sẽ tự nhiên biến mất sau 2 – 3 tuần nhưng vẫn có những cách làm tan nhanh vết bầm mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bazaar Vietnam sẽ “mách” bạn cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất nhé.

Vết bầm tím là gì?

cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất

Để biết cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất, bạn cần nhận diện được chúng. “Bầm tím” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự đổi màu trên da do chấn thương gây ra. Sự đổi màu này đến từ các mạch máu bên dưới da bị vỡ và rò rỉ máu ở các mô xung quanh. Máu này tụ lại gần bề mặt da tạo thành màu hơi đỏ hoặc tím.

Quá trình tự chữa lành vết thương diễn ra khi lượng máu bầm dần được cơ thể tái hấp thu. Vậy nên bạn sẽ thấy vết bầm tím thay đổi theo màu sắc khác nhau. Đầu tiên là một vết màu đỏ hoặc tím xuất hiện ở nơi vết thương xảy ra. Sau vài ngày, vết bầm chuyển thành màu xanh lục hoặc vàng, cuối cùng là mờ dần. Vùng da nơi vết bầm cũng mềm hơn so với những nơi khác.

Nguyên nhân của vết bầm tím

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị bầm tím sẽ giúp bạn tìm được cách làm tan vết bầm tím trên da hiệu quả hơn. Hầu như tất cả các vết bầm tím là hết quả của chấn thương thể chất. Các nguyên nhân phổ biến của vết bầm tím chính là:

• Chấn thương khi chơi thể thao
• Chấn thương đầu
• Bong gân cơ
• Dùng thuốc làm loãng máu và steroid
• Tập thể dục quá sức
• Rối loạn chảy máu
• Thiếu vitamin C và K
• Lão hóa khiến da mỏng đi
• Tiêm chủng
• Phản ứng dị ứng
• Va chạm khi tham gia giao thông hoặc té ngã

Ngoài ra, một số căn bệnh cũng có thể gây ra vết bầm tím bao gồm: bệnh bạch cầu, bệnh máu khó đông, thiếu sắt và bệnh gan.

>>> Đọc thêm: TOP 15 MẶT NẠ TRỊ THÂM MỤN HIỆU QUẢ, AN TOÀN TẠI NHÀ

Các loại vết bầm tím

Các loại vết bầm tím

Ảnh: The Sun

Một vết bầm tím có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể chúng ta. Có thể phân loại chúng thành các nhóm chính sau:

Vết bầm tím trên tay chân: Bao gồm vết bầm tím ở gót chân, chân, ngón chân, đùi, cánh tay và ngón tay.

Vết bầm tím trên cơ thể: Thường thấy là vết bầm tím ở hông, ngực, bụng và lưng.

Vết bầm tím trên trán: Vết bầm quanh mắt, mũi, đầu và giống như đốm trên má.

Xương bị bầm tím: Gồm các vết thâm tím ở bên trong và trên xương như vết bầm trên đầu gối, mắt cá chân và xương sườn.

Nội tạng bị bầm tím: Khi bị tác động vật lý mạnh có thể hình thành vết bầm tím không chỉ trên bề mặt da mà còn cả bên trong các cơ quan của cơ thể. Một số ví dụ là bầm tím phổi, gan và bụng. Những loại vết bầm tím này thường nguy hiểm vì có khả năng gây chảy máu trong.

Vết bầm tím có thể gây đau đớn và trông mất thẩm mỹ. Vậy cần phải làm gì để vết bầm tím tan nhanh?

>>> Đọc thêm: BỊ TRẦY XƯỚC DA NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH KHỎI?

5 cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất

Khi bạn nhìn thấy vết bầm tím đổi màu chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phá vỡ các tế bào máu trên da. Hãy áp dụng những cách làm tan vết bầm dưới đây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhé.

1. Cách làm tan vết bầm tím ở mắt nhanh nhất

Cách làm tan vết bầm tím ở mắt nhanh nhất

Chườm đá lên mắt ngay sau khi bị thương sẽ làm giảm sưng và đau. Bạn nên chườm túi nước đá lên mắt mỗi giờ trong 15 – 20 phút/lần. Điều quan trọng là bạn cần bọc túi nước đá trong miếng vải hoặc khăn sạch trước khi chườm lên da. Đặt đá trực tiếp lên vết thương sẽ gây tổn thương da.

Để thay thế cho chườm đá, bạn có thể chườm ấm lên mắt. Hơi ấm sẽ giúp đưa máu đến vùng da bị chấn thương để nhanh chóng chữa lành.

Một cách làm tan vết bầm tím ở mắt nhanh nhất đó là luôn giữ đầu cao để ngăn chất lỏng tích tụ dưới mắt. Khi ngủ vào ban đêm, bạn hãy dùng thêm gối kê cao đầu. Ngoài ra, nên tránh uống aspirin và ibuprofen trong ít nhất 24 giờ sau khi bị bầm tím. Những loại thuốc giảm đau này sẽ tăng lưu lượng máu đến vùng bị bầm khiến vết thương lâu lành hơn.

>>> Đọc thêm: NGUYÊN NHÂN MẮT BẠN BỊ QUẦNG THÂM, VÀ NHỮNG CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

2. Cách làm tan vết bầm tím trên trán

Cách làm tan vết bầm tím trên trán

Xoa dung dịch giấm lên trên vết bầm để vết thương nhanh lành hơn. Pha dung dịch gồm một phần giấm và một phần nước ấm. Sau khi trộn kỹ dung dịch, bạn nhúng bông gòn vào và đặt lên vết bầm từ 10 – 20 phút. Cách làm tan vết bầm tím trên trán này sẽ phá vỡ vết máu tụ xung quanh vết thương.

Bạn cũng có thể thoa kem vitamin K để giảm sưng xung quanh vết bầm và phá vỡ cục máu đông bên dưới da. Hãy thoa kem lên da 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

3. Cách làm tan vết bầm khi tiêm

Cách làm tan vết bầm khi tiêm

Ảnh: Sebastian Nikiel/Pixabay

Vết bầm tím khi tiêm hình thành do máu rò rỉ ra khỏi mạch máu, tạo ra một mảng màu xanh hoặc tím rõ rệt trên da. Cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất khi tiêm là dùng túi nước đá bọc trong khăn đặt vào chỗ vết tiêm. Bạn hãy thực hiện trong 8 giờ đầu sau tiêm để đạt hiệu quả tốt nhất. Mỗi lần chườm đá từ 15 – 20 phút nhé.

Dứa là loại trái cây chứa nhiều bromelain được xem như một chất làm mờ vết bầm tím hữu hiệu. Bạn có thể ăn vài lát dứa sau khi tiêm. Ngoài ra, trước 5 – 7 ngày tiêm và sau khi tiêm cũng cần lưu ý không nên uống rượu vì sẽ làm loãng máu.

>>> Đọc thêm: MỚI NẶN MỤN XONG NÊN LÀM GÌ ĐỂ DA KHÔNG BỊ THÂM, SẸO?

4. Cách làm tan vết bầm giác hơi

Cách làm tan vết bầm giác hơi

Liệu pháp giác hơi thường gây ra các vết bầm trên da. Đó là do lực hút chân không trong cốc đưa máu lên bề mặt da gây ra.

Cách làm tan vết bầm giác hơi an toàn là bôi thảo dược có chứa arnica hoặc lô hội dạng gel. Nhiều bằng chứng cho thấy arnica hoặc nha đam làm giảm viêm và sưng xung quanh vết bầm tím. Bạn hãy bôi thuốc nhiều lần trong ngày để loại bỏ vết bầm nhé.

5. Cách làm tan vết bầm tím ở đầu gối

Chườm đá hay chườm nóng lên vết thương là một phương pháp đã được thử nghiệm và cũng có thể đánh tan vết bầm tím nhanh hơn. Chườm lạnh lên vùng đầu gối có tác dụng làm chậm lưu lượng máu rò rỉ vào da. Máu rỉ ra càng ít thì vết bầm càng nhạt và bớt sưng hơn. Còn nhiệt tăng cường lưu thông và kích thích lưu lượng máu, đẩy nhanh quá trình tái hấp thụ máu từ vết bầm tím.

Cách làm tan vết bầm tím ở đầu gối khác là hãy gác chân sao cho vết bầm cao hơn tim. Điều này không chỉ đẩy nhanh quá trình tái hấp thụ máu mà còn giảm đau do sưng tấy. Bạn cũng có thể quấn vết thương ở đầu gối bằng băng đàn hồi để ngăn rò rỉ từ các mạch máu bị tổn thương. Khi lượng máu chảy ít hơn ở chỗ vết bầm thì quá trình hồi phục cũng diễn ra nhanh hơn.

>>> Đọc thêm: HỌC CÁCH CHE MỤN KHẨN CẤP VÀ HIỆU QUẢ TỪ CHUYÊN GIA TRANG ĐIỂM

Làm gì để tan vết bầm nhanh?

Ngoài những cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất trên đây, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn tại nhà để trị vết bầm.

1. Cách làm tan vết bầm bằng trứng gà

Cách làm tan vết bầm bằng trứng gà

Bề mặt quả trứng gà có nhiều lỗ nhỏ dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ. Khi bạn lăn trứng gà lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng. Vậy nên đấy là cách làm tan vết bầm mà nhiều người hay áp dụng.

Cách làm tan vết bầm bằng trứng gà rất đơn giản: Bạn luộc chín trứng gà, lột bỏ vỏ và lăn trứng liên tục lên vùng da bị bầm. Hãy làm khi trứng còn nóng để đánh tan vết bầm nhanh hơn. Khi trứng nguội thì dừng lại.

2. Làm gì để nhanh tan vết bầm tím? Dùng tinh dầu

Làm gì để nhanh tan vết bầm tím? Dùng tinh dầu

Dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu cơ thể, giảm đau và chữa bệnh. Dầu cây trà thấm vào các lớp sâu hơn bên dưới da và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết bầm. Bạn chỉ cần nhỏ từ 1 – 3 giọt tinh dầu và xoa lên vết bầm tím. Có thể dùng 1 trong 2 loại tinh dầu hoặc trộn chung cả 2 đều được.

3. Cách làm tan vết bầm bằng vitamin C

Cách làm tan vết bầm bằng vitamin C

Ảnh: Jana Ohajdova/Unsplash

Vitamin C có đặc tính chống viêm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi mô. Bạn có thể bôi gel hoặc kem có chứa vitamin C lên chỗ bầm tím. Ngoài ra, ăn uống nhiều rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C cũng thúc đẩy chữa vết bầm tím nhanh hơn.

>>> Đọc thêm: ĐIỆN DI VITAMIN C CÓ NHỮNG TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI LÀN DA?

4. Xoa bóp xung quanh vết bầm tím

Xoa bóp xung quanh vết bầm tím

Tránh xoa bóp trực tiếp chỗ vết bầm mà chỉ nên xoa bóp xung quanh (cách vết bầm khoảng 1 – 2cm). Cách làm này sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, loại bỏ vết bầm nhanh chóng.

Bạn chỉ nên massage nhẹ nhàng. Nếu chạm vào gần vết bầm tím cảm thấy đau thì không nên xoa bóp.

5. Tắm nắng từ 10 – 15 phút hàng ngày

Tắm nắng từ 10 – 15 phút hàng ngày

Tia cực tím của mặt trời có tác dụng phá vỡ bilirubin sản sinh trong quá trình phân hủy huyết sắc tố, gây ra màu vàng của vết bầm tím. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 10 – 15 phút để vết bầm tím tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đừng quên thoa kem chống nắng ở những phần da còn lại để không bị cháy nắng nhé.

6. Bổ sung sắt

Bổ sung sắt

 

Nếu cơ thể thiếu máu hoặc thiếu sắt thì nguy cơ bị bầm tím cũng cao hơn. Để có thêm chất sắt trong chế độ ăn uống, bạn hãy ăn nhiều thịt gia cầm, đậu, thịt bò và rau lá xanh.

>>> Đọc thêm: NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẮT CÓ QUẦNG THÂM VÀ 2 CÁCH TRỊ BẰNG MUỐI

7. Làm gì để tan vết bầm nhanh? Không hút thuốc

Bạn nên biết rằng hút thuốc làm giảm cung cấp máu và làm chậm quá trình sửa chữa mô. Do đó khiến vết bầm tím của bạn lâu lành hơn bình thường.

8. Tránh một số loại thuốc

Tránh một số loại thuốc

Ảnh: Unsplash

Nếu bạn thấy mình có nhiều vết bầm tím không rõ nguyên nhân, bạn nên đánh giá lại chế độ điều trị hiện tại của mình. Thuốc làm loãng máu, thuốc ngừa thai, aspirin, thuốc trị viêm khớp, thuốc lợi tiểu và corticosteroid có thể góp phần làm bạn bị bầm tím. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem loại thuốc thay thế nào bạn có thể sử dụng để giảm bớt vết bầm.

9. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu bạn bị thương, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh vận động sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vết bầm và làm vết bầm không trở nên quá nặng. Vết bầm tím xuất hiện do máu bị mắc kẹt từ các mao mạch bị vỡ đọng lại bên dưới bề mặt da. Khi bạn nghỉ ngơi thì lượng máu sẽ chảy ít hơn và vết bầm tím cũng ít nghiêm trọng hơn.

>>> Đọc thêm: KHỬ THÂM MÔI LÀ GÌ? LƯU Ý ĐỂ KHỬ THÂM MÔI HIỆU QUẢ

Làm tan vết bầm tím cần lưu ý điều gì?

1. Vết bầm tím có để lại dấu vết vĩnh viễn?

Khi áp dụng các cách làm tan vết bầm tím trên da, bạn nên biết chúng thường không để lại dấu vết vĩnh viễn. Tuy nhiên, vết bầm tím xuất hiện liên tục trên một vùng da có thể để lại vết thâm vĩnh viễn.

2. Chế độ ăn chữa lành vết bầm tím

cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất

Làm gì để nhanh tan vết bầm tím? Bạn hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao gồm các loại thực phẩm sau đây để ngăn ngừa và chữa lành vết bầm như:

Quả dứa: Ăn dứa tươi cung cấp cho cơ thể một lượng bromelain tự nhiên, giúp vết bầm tím nhanh lành hơn.

Trái cây chứa quercetin tự nhiên: Thực phẩm có lượng quercetin cao bao gồm táo, trái cây họ cam quýt, hành tây đỏ, quả mọng, quả anh đào sẫm màu và rau lá xanh.

Trái cây họ cam quýt: Một nghiên cứu cho thấy flavonoid có trong cam quýt cải thiện đáng kể vết bầm tím ở người cao tuổi bị ban xuất huyết do tuổi già.

Thực phẩm có vitamin K: Một chế độ ăn uống bao gồm vitamin K sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt và giúp bạn ít bị bầm tím hơn. Các nguồn vitamin K tốt bao gồm cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu nành, dâu tây và việt quất.

Đạm nạc: Cá, thịt gia cầm, đậu phụ, thịt heo nạc cung cấp protein củng cố các mao mạch. Ngoài ra, bạn hãy tránh các nguồn protein có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol như bánh mì kẹp thịt hoặc thịt chiên.

Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp cơ thể chữa lành vết thương và các mô. Các nguồn kẽm tốt bao gồm cua, tôm hùm, rau bina, hạt bí ngô và các loại đậu.

>>> Đọc thêm: MẶT BỊ SƯNG SAU KHI NGỦ DẬY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Áp dụng các cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất trên đây có thể thúc đẩy quá trình xóa vết thâm. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau đây:

• Vết thương có vẻ nhẹ nhưng bạn vẫn cảm thấy đau sau 3 ngày.
• Hình thành một khối u trên vết bầm tím của bạn.
• Bạn bị bầm tím mà không biết lý do là gì.
• Bạn thấy máu trong nước tiểu và phân của mình.
• Bạn bị sốt và vùng da xung quanh vết bầm bị sưng đỏ, chảy mủ.

Hầu hết các vết bầm tím đều vô hại. Bạn có thể áp dụng các cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất trên đây để xóa nhanh vết bầm gây mất thẩm mỹ trên da. Hãy luôn chú ý đến vết bầm, đặc biệt khi xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm kèm theo thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

>>> Đọc thêm: BẬT MÍ 8 CÁCH TRỊ THÂM NÁCH NHANH NHẤT TẠI NHÀ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm