Thời trang, nghệ thuật authentic và những giá trị không thể “ăn cắp”

Authentic nghĩa là gì? Authentic trong tiếng Anh có nghĩa là xác thực, được chứng thực, được thừa nhận là chính hãng, không có cái tương tự

Authentic nghĩa là gì

Từ Authentic thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, và tất nhiên bao hàm cả thời trang. Tuy nhiên, authentic nghĩa là gì? Nói bao quát thì các sản phẩm tiên phong có thể được gọi là authentic.

Authentic nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, authentic nghĩa là ý tưởng của riêng bạn, do chính bạn làm ra mà không “ăn cắp”, vay mượn của ai khác. Trước đó không hề có cái giống như vậy. Một tác phẩm được gọi là authentic, chứng tỏ người làm ra nó có phong cách riêng không thể bắt chước.

Chẳng hạn, hai bức tranh dưới đây là của họa sĩ Simmie Asulin. Bức trên có tên gọi “The Fire” mô tả lửa, bức dưới có tên gọi “Menagerie” mô tả những con thú bị nhốt trong chuồng. Hai bức tranh được họa sĩ gọi là authentic vì nét vẽ của cô không thể bắt chước.

Hai tác phẩm của họa sĩ Simmie Asulin

Hai tác phẩm thể hiện bản sắc riêng của họa sĩ Simmie Asulin.

Một trường hợp khác là danh họa người Pháp Henri Matisse. Vào những năm cuối đời, ông bị liệt và gắn chặt với cái giường, không thể tự mình tạo ra những tác phẩm lớn. Vậy là ông chỉ đạo, hướng dẫn các trợ lý thực hiện giúp mình. Tác phẩm làm ra vẫn được đánh giá là authentic dành cho Matisse.

Sản phẩm authentic thường được làm thủ công, ít bị can thiệp bởi công nghệ. Những sản phẩm nào mà càng dễ tạo ra hàng loạt thì càng không thể xếp vào loại authentic. Do đó những sản phẩm công nghệ cao như smartphone, smart speaker… cũng không được đánh giá là authentic.

Authentic nguyên thủy

Hàng authentic là hàng gì? Những thiết kế đầu tiên của một chủng loại được gọi là authentic, trái ngược với sản phẩm “me too” hay mặt hàng ăn theo.

Chẳng hạn dòng sản phẩm Levi’s 501 là những chiếc quần jean authentic nguyên thủy được các thợ đào vàng ở miền Tây nước Mỹ mặc vào năm 1873. Ban đầu, chiếc quần này được ưa chuộng vì chất liệu denim bền vững và đinh tán giúp quần khó bị rách. Từ đó, chiếc quần Levi’s 501 trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho các thế hệ quần jean sau này.

hàng authentic là hàng gì

Hàng authentic là hàng gì? Mẫu quần jean Levi’s 501 là một sản phẩm denim authentic nguyên thủy.

Vào năm 1858, Louis Vuitton đã chế ra chiếc rương đựng đồ với nắp phẳng. Trước đó tất cả rương đựng đồ đều có phần nắp dạng vòm, do đó người ta không thể chất rương chồng lên nhau, rất mất diện tích khi sắp xếp hành lý. Sự thịnh hành của chiếc rương Louis Vuitton Grey Trianon Canvas Trunk đã khiến rất nhiều hãng khác sản xuất ăn theo. Dù sau này LV đã mở rộng rất nhiều chủng loại sản phẩm nhưng hãng vẫn trung thành với dòng sản phẩm gốc của mình, đó là những chiếc rương.

Rương đựng mũ Louis Vuitton vintage, chế tác khoảng 1910

Sự khác biệt giữa authentic và replica là gì?

Tác phẩm nghệ thuật Authentic nghĩa là gì? Authentic là những tác phẩm nguyên bản không bị tranh chấp về vấn đề bản quyền. Trong khi replica lại là một phiên bản copy chính xác tác phẩm gốc. Replica do chính nghệ sĩ hoặc nhãn hàng đó thực hiện nhưng có thể nhỏ hơn, chi phí và giá trị rẻ hơn.

Hầu hết các sản phẩm replica được dùng cho mục đích trưng bày vì đôi khi việc vận chuyển tác phẩm gốc có thể gây phiền toái, hoặc tác phẩm gốc đã không còn tồn tại. Đôi khi các shop lưu niệm của bảo tàng sẽ bán những phiên bản replica cho khách tham quan.

Chiếc búa của Thor do Scania (Thụy Điển) thực hiện

Chiếc búa của Thor do Scania (Thụy Điển) thực hiện. Bản gốc được làm bằng bạc vào khoảng năm thứ 1000 sau Công nguyên, được tìm thấy vào năm 1877.

Authentic nghĩa là gì

Bản replica của chiếc xe 1932 Bugatti Type 41 “Esders Roadster Royale”.

Replica không phải là hàng fake. Hàng nhái là những sản phẩm ăn cắp bản gốc nhưng chất lượng kém hơn rất nhiều, đôi khi chỉ đánh lừa thị giác của người dùng, và đặc biệt được bán trong tình thế người mua không biết nó là hàng nhái.

Mới đây hồi tháng 6-2021, một tác phẩm sao chép bức tranh Mona Lisa đã được bán đấu giá tới 3,44 triệu USD. Bức tranh này ra đời vào thế kỷ XVII và có tên gọi là Hekking Mona Lisa. Nguồn gốc bức tranh này khá thú vị.

Vào thế kỷ XVII, tay buôn đồ cổ Raymond Hekking tình cờ phát hiện ra một bức tranh mà ông này cố thuyết phục rằng đó chính là bức Mona Lisa authentic do chính danh họa Leonardo da Vinci vẽ. Còn bức tranh Mona Lisa đang được trưng bày trong Bảo tàng Louvre mới là bản sao. Hekking cũng mời chuyên gia giám định bức tranh của mình, nhưng thật khó để nói đâu mới là bản nguyên thủy, và Bảo tàng Louvre có thể cũng không chứng minh được họ đang trưng bày đồ thật.

Bức tranh Hekking Mona Lisa

Bức tranh Hekking Mona Lisa được treo tại trụ sở của tổ chức đấu giá Christie’s ở Paris.

Vì sao người ta hãnh diện khi mua được hàng authentic?

Theo chuyên gia văn hóa doanh nghiệp Geoff Beattie, điều khách hàng luôn tìm kiếm ở nhãn hàng đó là tính xác thực và sự trung thực, giá trị mặt hàng và đạo đức doanh nghiệp. Khách hàng sẵn sàng rút hầu bao cho những mặt hàng đắt đỏ được doanh nghiệp đầu tư gửi gắm nhiều cảm xúc, thay vì mua những mặt hàng thay thế rẻ tiền hơn. Do đó, các doanh nghiệp authentic kiếm được rất nhiều doanh thu từ khách hàng trung thành của họ. Sự uy tín tạo ra lòng trung thành.

Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng đang dần mất lòng tin vào nhãn hàng. Nếu đã mất đi thì rất khó lấy lại. Một khảo sát cho thấy 90% khách hàng đặt niềm tin vào tính xác thực của thương hiệu mà họ muốn ủng hộ, và họ rất tỉnh táo trước khi rút hầu bao. Đặc biệt, thế hệ Gen Y và Gen Z là một lực lượng 139 triệu người tiêu dùng muốn mua sản phẩm từ các thương hiệu authentic.

Gen Y muốn sản phẩm hữu cơ, còn Gen Z lại muốn những mặt hàng thể hiện tính cách cá nhân chứ không phải chỉ có cái mác hàng hiệu. Do đó họ đặt niềm tin vào các thương hiệu sử dụng người thực để quảng cáo thay vì dùng người mẫu, người nổi tiếng. Họ cũng ngừng mua các thương hiệu phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hay đề cao cơ bắp.

>>> Bạn có thể quan tâm: HAUTE COUTURE LÀ GÌ: SỰ NGHIÊM NGẶT CỦA CHUẨN MỰC MAY ĐO CAO CẤP

Nhận thấy điều đó, thương hiệu đồ lót Aerie đã chứng minh mức độ chân thật (real) của mình bằng cách sử dụng người thật bất kể vóc dáng, màu da, thậm chí có hình xăm và nốt ruồi trên mặt. Hãng cũng tài trợ cho Hiệp hội chống Rối loạn ăn uống Quốc gia (NEDA). Sự chân thành và cầu thị đã giúp cho Aerie đạt thành tích 28 quý liên tiếp tăng trưởng 2 chữ số so với quý trước đó, theo báo cáo doanh nghiệp năm 2020.

Trong khi đó, đối thủ của hãng là Victoria’s Secret, một thương hiệu nổi tiếng chuyên sử dụng các người mẫu siêu gầy với chế độ ăn “không khí” đã phải đóng hàng trăm cửa hàng trên phố lớn. Các mặt hàng của Victoria’s Secret không mang tính thiết thực và dịch Covid-19 có lẽ chính là “phát súng ân huệ” dành cho hãng này.

hàng authentic là hàng gì

Quảng cáo của thương hiệu Aerie sử dụng người thật với đầy đủ khuyết điểm cơ thể.

Phương hướng hút khách hàng dựa vào authentic

Khái niệm authentic khá rộng và cũng khá mơ hồ. Nhiều thương hiệu sở hữu một di sản tên tuổi khổng lồ nhưng các sản phẩm mới của họ cũng không đủ hay ho, lẩn quẩn và không phá cách. Trong khi một số sản phẩm được làm bằng tay, cũng hô hào authentic nhưng lại không có giá trị thiết thực nào, thậm chí máy móc còn làm tốt hơn.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thâu tóm các công ty lâu đời uy tín để lấy tiếng, vì thế trong mắt khách hàng họ sẽ không còn là authentic nữa. Đặc biệt những công ty pha tạp bản sắc của các quốc gia sẽ thường bị đánh giá thấp. Chẳng hạn lấy một chút văn hóa ngẫu nhiên của người Nhật kết hợp với các đặc điểm của văn hóa Hàn để tạo ra sản phẩm lai tạp, sẽ thường bị người dân các nước chỉ trích.

Thực tế, authentic không đòi hỏi một ngân sách khổng lồ hay các dự án tầm vĩ mô. Authentic đòi hỏi bạn phải tạo ra thứ có một không hai, giúp bạn nổi bật giữa đám ồn ào. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, cá nhân nhỏ lẻ tạo ra các sản phẩm authentic độc đáo và hữu dụng với chi phí khiêm tốn, giúp họ định hình phong cách riêng trong lòng người tiêu dùng. Sự sáng tạo chính là yêu cầu bất biến đối với những cá thể muốn cầu danh/lợi dựa trên khái niệm authentic nghĩa là gì.

>>> Xem thêm: THỜI TRANG AVANT-GARDE, PHONG CÁCH THỜI TRANG LẬP DỊ CỦA TƯƠNG LAI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm