Quả nho có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được chế biến thành nhiều loại thực phẩm. Vậy ăn nho có béo không? Nho có bao nhiêu calo?
Nho có bao nhiêu calo?
Để biết ăn nho có béo không, hãy xem nho tươi có bao nhiêu calo? Một cốc khoảng 92g nho cung cấp 62 calo, 0.6g protein, 16g cabs. Thông tin dinh dưỡng do USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cung cấp.
• Calo: 62
• Chất béo: 0.3g
• Natri: 2mg
• Carbs: 16g
• Chất xơ: 1g
• Đường: 15g
• Đạm: 0.6g
• Vitamin C: 3.68mg
• Vitamin K: 13.4mcg
• Vitamin A: 4.6mcg
Bạn đã biết lượng calo trong nho tươi, vậy nho khô có bao nhiêu calo? Ăn nho khô có béo (mập) không? 1/4 cốc nho khô chứa:
• Calo: 108
• Đạm: 1g
• Carbs: 29g
• Chất xơ: 1g
• Đường: 21g
Nho khô là nguồn cung cấp tuyệt vời của:
• Sắt
• Kali
• Đồng
• Magiê
Những khoáng chất vi lượng tự nhiên này giữ cho xương khớp chắc khỏe, tăng nhanh sự tự chữa lành chấn thương và cải thiện nhận thức.
>>> Đọc thêm: ĂN TRÁI CÂY GÌ ĐỂ GIẢM CÂN, ĐẸP DÁNG, ĐẸP DA? 11 LOẠI GIẢM BÉO
Ăn nho có tác dụng gì?
1. Nho chứa nhiều vitamin
Nho có vitamin gì? Loại quả mọng này chứa hàm lượng lớn vitamin K và magiê. Bạn cũng có thể được cung cấp thêm vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh hoặc chấn thương khi ăn nho.
2. Nho khô giúp máu đông nhanh hơn
Vitamin K cần thiết cho xương khớp khỏe mạnh và máu đông. Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin hoặc thuốc chống đông máu, bạn cần tư vấn của bác sĩ trong việc thu nạp vitamin K.
3. Ăn nho có tác dụng gì? Cung cấp chất chống oxy hóa
Ăn nho nhiều tốt không? Nho cung cấp lượng lớn những hóa chất thực vật, đặc biệt là flavonoids như resveratrol (được tìm thấy trong nho đỏ). Resveratrol có chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu cholesterol cao, cao huyết áp,vxuất hiện cục máu đông và mắc bệnh tim.
Nho cũng chứa quercetin (một dạng của flavonoid) ngăn ngừa phá hủy tế bào. Đã có bằng chứng về tác dụng của quercetin mang lại nhiều lợi ích như kháng viêm và chống virus.
>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN GIẢM CÂN BẰNG TRÁI CÂY TRONG 7 NGÀY, GIẢM 4 – 5KG
4. Ăn nho nhiều có tốt không? Cải thiện chức năng nhận thức
Một số nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ resveratrol có trong nho giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức ở những người lớn tuổi.
5. Tác dụng của quả nho làm ổn định lượng đường huyết
Những khảo sát đã chứng minh resveratrol còn có ích với những bệnh nhân tiểu đường mức độ 2. Công dụng của resveratrol cải thiện kiểm soát glycemic và giảm lượng insulin tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
6. Có ít chất tinh bột kém hấp thu lên men
Những người mắc chứng rối loạn ruột kích thích và bệnh viêm ruột xuyên thành mãn tính dễ mắc phải những vấn đề về tiêu hóa nếu tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men (FODMAPS). Song, nho lại chứa ít hợp chất này nên bạn hoàn toàn có thể an tâm chọn nho như một món ăn tráng miệng hấp dẫn.
>>> Đọc thêm: 13 LỢI ÍCH CỦA NHO GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE
Ăn nho khô và nho tươi có béo không?
1. Ăn nho tươi có béo (mập) không?
Nho tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó chứa ít carbs còn hỗ trợ bạn giảm cân. Song, tất cả các loại nho đều chứa nhiều đường.
Ăn nho tươi có béo không? 100g nho chỉ chứa khoảng 67-71 calo nhưng chúng có đến 15g đường. Vì thế, ăn nho quá thường xuyên không phải là một lựa chọn tốt. Bạn thử kết hợp chúng với những món ăn dinh dưỡng khác để tối đa hóa hiệu quả giảm cân của loại trái cây này.
>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN NƯỚC ÉP RAU CỦ GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐÁNH TAN MỠ BỤNG
2. Ăn nho khô có béo (mập) không?
Nho khô là món ăn vặt lý tưởng. Nho khô chứa nhiều calo hơn với nho tươi, nhưng bạn sẽ không tăng cân nếu chỉ ăn vài quả. Song, nếu ăn nho khô quá nhiều kết hợp với các bữa ăn cũng nhiều calo, bạn sẽ tiêu thụ calo quá mức dẫn đến tăng cân.
Ăn nho khô có béo không? Nếu lượng calo khuyến nghị hàng ngày của bạn là 1.200 calo – 1.500 calo và bạn có lối sống ít vận động, thì 100 calo cộng thêm trong hộp nho khô sẽ chiếm một phần đáng kể trong phân bổ calo của bạn. Trong trường hợp này, nho khô có thể đóng một vai trò nào đó khiến bạn béo lên, đặc biệt là nếu bạn ăn nhiều khẩu phần.
Một số nghiên cứu cho thấy nho khô có thể giúp mọi người giảm hoặc kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều calo trong mỗi khẩu phần, vì vậy nên ăn vừa phải để tránh tăng cân không mong muốn.
Ví dụ: 1/4 cốc nho khô chứa 108 calo. Nếu ăn 1/2 cốc, lượng calo sẽ là 216. Cứ vậy bạn nhân lên. Nếu vui miệng ăn cả cốc, lượng calo sẽ là 432 calo, tương đương calo trong một bữa sáng. Như vậy, bạn sẽ tăng cân.
>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN DETOX GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐỂ GIẢM 4-5KG MỠ THỪA
3. Ăn nho buổi tối có béo không?
Bạn có thể ăn nho vào ban đêm nhưng tránh ăn quá nhiều. Nho chứa hàm lượng đường cao và các chất dinh dưỡng khác.
Ăn nho buổi tối có béo không? Ăn nửa giờ trước khi đi ngủ có thể tăng cường hormone điều hòa giấc ngủ melatonin và ngăn ngừa chứng mất ngủ. Song chính vì lượng đường cao nên cơ thể tiêu thụ rất ít vào ban đêm và ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì.
>>> Đọc thêm: BỮA TỐI ĂN GÌ ĐỂ GIẢM MỠ BỤNG? 9 MÓN ĂN GIÚP GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
Cách ăn nho giảm cân
Một tác giả và thợ chụp ảnh vào thế kỷ XX đã phát triển chế độ ăn kiêng bằng nho với mục đích ban đầu là chữa ung thư. Những vitamin và chất hóa học trong nho giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sự trao đổi chất. Trong chế độ này, bạn chỉ được ăn nho và uống nước.
Ăn nho có giảm cân không? Dưới đây là những yêu cầu và bước thực hiện chế độ ăn kiêng bằng nho.
• Ăn nho trong tất cả bữa ăn. Bạn nên ăn từ 600-900g nho một ngày. Quả nho có thể hạn chế cơn đói hiệu quả.
• Hãy thưởng thức nho bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể ép nho hoặc kết hợp chúng với nhiều loại trái cây khác.
• Uống nhiều nước để đáp ứng đủ nhu cầu trong ngày. Song, hãy tránh uống nước trong khoảng 1 tiếng trước và sau khi ăn nho để dinh dưỡng trong nho có thể tích tụ và tiêu hóa.
• Trong ngày thứ ba, bạn có thể trải qua cơn buồn nôn hay đau đầu. Điều này không phải là do suy dinh dưỡng như bạn thường nghĩ, đây là quá trình dọn sạch độc tố trong cơ thể. Những tác dụng phụ này là tạm thời và sẽ hết vào ngày hôm sau.
• Ăn nho có béo không? Tiếp tục với chế độ ăn này ít nhất trong 4 đến 5 ngày trong tuần. Cơ thể sẽ giảm cân một cách nhanh chóng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh sau đó.
Lưu ý: Không nên áp dụng chế độ ăn này khi đang mang thai. Nếu bạn có bệnh nền và hệ thống miễn dịch yếu, hãy nhờ bác sĩ tư vấn. Không tiếp tục theo chế độ ăn kiêng này nếu công việc bạn đang làm đòi hỏi phải hoạt động nhiều. Lập tức dừng chế độ ăn này nếu bạn cảm thấy choáng váng và buồn nôn trong nhiều ngày.
Nho không những là một loại quả tráng miệng hấp dẫn mà còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời. Hiểu được hàm lượng dưỡng chất và cách ăn nho cũng như liều lượng phù hợp, bạn có thể trả lời được câu hỏi “Ăn nho có béo không?” đồng thời tối đa hóa lợi ích của loại quả mọng này.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam