Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều protein và các dưỡng chất quan trọng. Sữa là thức uống không thể thiếu trong nhiều gia đình, nhất là những nhà có trẻ nhỏ. Nếu thường xuyên uống sữa, liệu bạn đã biết sữa kỵ với gì chưa?
Thành phần dinh dưỡng của sữa
240 ml sữa nguyên chất cung cấp khoảng 149 calo với các con số ước tính sau:
• Chất đạm: 8 gam
• Chất béo: 8 gam
• Carb: 12 gram
• Canxi: 21% giá trị hàng ngày (DV)
• Magie: 6% DV
• Kali: 7% DV
• Vitamin D: 16% DV
Sữa kỵ gì?
Có thể thấy, sữa là thức uống cung cấp nhiều năng lượng, giúp bạn duy trì hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, không phải uống càng nhiều sữa là càng tốt. Bạn cần lưu ý đến thông tin sữa kỵ gì để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Theo khuyến cáo, bạn không nên uống sữa cùng lúc với việc ăn hay uống các thực phẩm sau:
1. Socola
Sữa chứa nhiều protein. Trong khi đó, socola lại chứa axit oxalic. Uống sữa cùng với socola có thể gây cản trở việc hấp thụ canxi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế cho trẻ nhỏ uống sữa có pha socola. Nguyên nhân là trong socola chứa một lượng nhỏ caffeine. Hấp thụ quá nhiều caffeine sẽ không tốt cho hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
2. Sữa kỵ gì? Thực phẩm giàu protein
Trứng, thịt, cá, đậu là những món ăn giàu protein. Sữa khi kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều protein sẽ dẫn đến việc quá tải. Lượng protein hấp thụ quá nhiều khiến bạn dễ bị nặng bụng, rối loạn tiêu hóa.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
3. Sữa tươi kỵ gì? Hải sản
Tương tự thịt hay đậu, hải sản cũng là món ăn chứa nhiều đạm, không nên ăn lúc uống sữa. Ngoài ra, hải sản còn chứa một lượng canxi nhất định. Trong sữa cũng có nhiều canxi. Thường xuyên ăn hải sản và uống sữa cùng lúc, bạn có thể bị sỏi thận. Tìm hiểu Hải sản kỵ gì?
4. Sữa kỵ gì? Trái cây chua
Cam, quýt là một trong những loại trái cây được khuyến cáo không nên kết hợp với sữa. Các loại trái cây chua thường chứa nhiều acid và vitamin C. Hai chất này khi gặp protein trong sữa sẽ có phản ứng không tốt.
Bạn có thể gặp tình trạng chướng bụng, tiêu chảy nếu uống sữa và ăn trái cây chua cùng lúc. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn đối với sữa bò. Nếu hỏi sữa bò kỵ gì thì câu trả lời là kỵ các loại nước ép từ cam, quýt. Tốt nhất, bạn nên ăn trái cây chua sau khi uống sữa khoảng 1 giờ nhé.
5. Sữa kỵ với gì? Chuối
Sữa kỵ gì và sữa chua kỵ với cái gì? Theo nghiên cứu, enzyme có trong chuối có thể làm hỏng protein trong sữa. Ăn chuối và uống sữa cùng lúc có thể gây tiêu chảy. Ngoài kỵ với sữa, chuối còn được khuyến cáo không nên ăn cùng với sữa chua. Sự kết hợp này không tốt cho người bụng yếu. Tìm hiểu Tác hại của chuối.
>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết
6. Đường
Sữa hay các sản phẩm từ sữa đều chứa lượng calo nhất định. Khi thêm quá nhiều đường, bạn có thể bị dư năng lượng, dễ tăng cân, béo phì. Bên cạnh đó, thêm đường vào sữa nóng còn khiến lysine trong sữa chuyển hóa thành fructose lysine. Đây là chất có hại cho cơ thể.
7. Sữa kỵ gì? Trà
Sữa và trà là hai thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, bạn nên uống hai món này cách nhau khoảng 1 giờ. Nguyên nhân là các chất trong sữa và trà có phản ứng kỵ nhau. Nếu uống cùng lúc, chất dinh dưỡng ở cả hai món đều bị giảm.
8. Củ cải trắng
Củ cải trắng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Bạn có thể kết hợp củ cải trắng với nhiều thực phẩm khác, trừ sữa. Đây là hai thực phẩm kỵ nhau. Uống sữa và ăn củ cải trắng cùng lúc, bạn dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu.
9. Sữa kỵ gì? Thuốc
Thay vì uống thuốc với nước lọc, nhiều người có sở thích uống với sữa. Đặc biệt, nhiều ba mẹ cho trẻ nhỏ uống theo cách này để trẻ không cảm thấy khó chịu. Vị ngọt của sữa có thể lấn át vị đắng từ thuốc.
Tuy nhiên, cách uống thuốc này là lợi bất cập hại. Các khoáng chất trong sữa có khả năng khiến thuốc khó hòa tan. Từ đó, hiệu quả chữa bệnh của thuốc sẽ giảm.
10. Thức ăn cay
Các món ăn cay thường kích thích dạ dày sản xuất axit. Axit khi kết hợp với sữa có thể gây ra các vấn đề cho tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược.
>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa
Những ai nên hạn chế uống sữa?
Sữa cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nhiều người có thói quen uống sữa thay nước. Bạn có thể bổ sung sữa vào thực đơn hàng ngày, nếu bạn không thuộc một trong các đối tượng sau:
1. Sữa kỵ gì? Người bị tiêu chảy
Nếu đang gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng hay buồn nôn, bạn không nên uống sữa. Sữa chứa nhiều dưỡng chất, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, sữa còn chứa đường lactose. Để tiêu thụ đường này, cơ thể cần men lactase do tế bào niêm mạc ruột non tiết ra. Nếu hệ tiêu hóa đang có vấn đề, lượng men này sẽ bị hao hụt. Khi đó, đường lactose không được phân hủy và ở lại trong đường ruột. Loại đường này có khả năng gây ra các phản ứng như mất nước, tiêu chảy, đầy hơi. Các triệu chứng này càng làm cho hệ tiêu hóa tổn thương nghiêm trọng hơn.
2. Sữa kỵ gì? Người dị ứng sữa
Một số người có cơ địa dị ứng với đạm từ sữa bò. Tình trạng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ em bị dị ứng với sữa bò. Khi dị ứng đạm sữa, trẻ thường bị sốt, phát ban, viêm nhiễm sau khi uống sữa. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên cho trẻ đến thăm khám bác sĩ. Triệu chứng này có thể khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, thời gian chính xác cũng như mức độ kiêng kỵ sữa cần phải được bác sĩ chỉ định.
3. Người béo phì
Nếu hỏi sữa kỵ gì thì câu trả lời là kỵ với những người có cân nặng quá khổ. Sữa là thức uống bổ sung dinh dưỡng, tốt cho người cần tăng cân hay trẻ đang phát triển. Nếu đang trong thời kỳ ăn kiêng giảm cân, bạn chỉ nên uống sữa với lượng phù hợp. Sữa chứa nhiều chất béo, đạm, sẽ làm tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Người béo phì được khuyên nên uống sữa hạt thay vì sữa bò. Các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa gạo lứt thường có lượng chất béo thấp hơn sữa bò. Đặc biệt, bạn nên kiêng uống sữa có đường. Sữa đậu nành kỵ với cái gì? Uống sữa hạt không đường giúp bạn hạn chế lượng calo mà vẫn đảm bảo nhận được nhiều dưỡng chất. Sữa có đường là một trong những thức uống có khả năng gây tăng cân nhanh.
>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu
4. Người có bệnh về tuyến tụy và túi mật
Các chất dinh dưỡng trong sữa cần có dịch mật và men tụy để tiêu hóa. Khi tuyến tụy và túi mật có vấn đề, việc tiêu hóa này sẽ càng làm tăng thêm gánh nặng. Từ đó, cơ thể bạn sẽ lâu hồi phục hơn, bệnh tình lâu thuyên giảm hơn.
5. Sữa kỵ gì? Người bị thiếu máu
Sắt là khoáng chất cần thiết, quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu sắt gây ra thiếu máu cùng nhiều các hệ lụy khác như cơ thể xanh xao, sức đề kháng kém, tim đập nhanh… Cơ thể hấp thụ sắt chủ yếu qua đường ăn uống. Sữa chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại rất ít sắt. Nếu uống sữa quá nhiều, bạn sẽ không có nhu cầu hấp thụ thêm các chất khác. Nhiều trường hợp trẻ em uống quá nhiều sữa nên dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra, canxi trong sữa còn được cho là cản trở sự hấp thụ sắt. Vì vậy, nếu đang bị bệnh thiếu máu, bạn nên hạn chế uống sữa. Thay vào đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại đậu, hạt, rau màu xanh đậm.
6. Người bị cảm lạnh, cảm cúm
Uống sữa có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm thường đi kèm với tình trạng ho, nghẹt mũi. Trong khi đó, sữa có khả năng làm tăng dịch nhầy và đờm trong cổ họng, mũi. Vì vậy, nếu đang bị cảm kèm ho hay có nhiều dịch trong mũi, bạn nên hạn chế uống sữa.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguyên liệu phổ biến trong nhiều gia đình. Uống sữa rất tốt cho sức khỏe nếu bạn lưu ý sữa kỵ gì và những nhóm người nên hạn chế. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar