Vậy, bệnh gout kiêng ăn gì? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam “điểm mặt” các loại thực phẩm quen thuộc nhưng người bệnh gout cần hết sức kiêng kỵ.
Vì sao nên biết bệnh gout cần kiêng thức ăn gì?
Bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Với người khỏe mạnh, axit uric dễ dàng được loại bỏ khỏi cơ thể khi đi qua thận vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận không thể xử lý axit uric hiệu quả hoặc nếu có quá nhiều axit uric trong máu, các tinh thể urat sẽ tích tụ trong các khớp gây ra đau, sưng và viêm kéo dài.
Cơ thể bạn sản sinh ra axit uric khi phân hủy một hợp chất hữu cơ gọi là purin. Purin có trong cơ thể và một số loại thực phẩm nhất định. Thực hiện chế độ ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh gout hiệu quả. Ngoài ra, việc biết rõ bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì còn ngăn ngừa được các biến chứng khác của tăng axit máu, chẳng hạn như sỏi thận.
Bệnh gout cần kiêng thức ăn gì?
Thực phẩm giàu purin (chứa hơn 150 – 200mg purin trên 100g) sẽ làm tăng nồng độ axit uric. Bạn cần tránh ăn những loại sau:
1. Thực phẩm và đồ uống có đường
Đường tinh luyện có chứa một nửa fructose phân hủy thành axit uric. Khi bạn ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm có hàm lượng đường cao đều có thể khiến cho bệnh gout diễn biến nặng hơn.
Bạn nên duy trì mức axit uric ở mức thấp bằng cách hạn chế hoặc tránh tiêu thụ đồ ngọt. Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ép đóng hộp… cần loại bỏ trong chế độ ăn kiêng của người bệnh gout.
2. Bệnh gout kiêng ăn gì? Tránh một số loại hải sản
Một số loại cá có hàm lượng purin cao và nên hạn chế trong chế độ ăn của người bệnh gout. Chúng bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm. Những loại động vật có vỏ như tôm, hàu, cua, sò điệp cũng chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Ăn quá nhiều hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric không tốt cho người bệnh.
>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ
3. Bệnh gout cần kiêng thức ăn gì? Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, não… đều chứa nhiều purin, làm tăng nguy cơ tái phát các cơn gout.
4. Bệnh gout kiêng ăn những gì? Kiêng thịt bò
Thịt bò không chứa nhiều purin như nội tạng động vật. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Ngoài thịt bò, bạn cũng nên hạn chế ăn thịt thú rừng như thịt nai, bò rừng…
Thịt trắng nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, khoảng 50 – 150 mg purine/100g thực phẩm. Người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn các loại thịt này nhưng cần có kiểm soát về lượng tiêu thụ mỗi ngày.
5. Bệnh gout kiêng ăn những gì? Kiêng uống bia và rượu
Hầu hết các loại đồ uống có cồn đều không được khuyến khích trong chế độ ăn kiêng của bệnh gout. Bia và rượu ngăn cản thận đào thải axit uric, kéo axit uric trở lại cơ thể và tiếp tục tích tụ.
Một nghiên cứu cho thấy đồ uống có cồn làm tăng axit uric lên 6,5%. Nhưng việc tiêu thụ rượu vang ở mức độ vừa phải không liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?
6. Bệnh gout kiêng ăn rau gì?
Với thắc mắc bệnh gout kiêng ăn gì thì sau đây là một số loại rau bạn nên tránh:
• Nấm: Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng nhân purin có trong nấm khá cao. Ước tính có khoảng 480mg purin trong 100g nấm. Ăn quá nhiều nấm làm tăng các cơn đau và giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
• Măng tây: là một trong những loại rau làm gia tăng cơn đau gout cấp.
• Rau dền: chứa lượng lớn axit oxalic – hoạt chất thúc đẩy quá trình hình thành sỏi thận, cản trở quá trình đào thải axit uric. Ngoài ra, axit oxalic làm tăng phản ứng viêm khiến khớp sưng và đau nhức hơn.
• Rau muống: là loại rau trong nhóm thực phẩm nguy cơ cao làm nặng thêm bệnh gout. Trong rau muống cũng chứa lượng lớn axit oxalic dễ tạo phản ứng viêm dẫn đến các cơn đau gout.
• Rau dọc mùng, giá đỗ: làm tăng axit uric, khiến bệnh gout chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn.
>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh
7. Bệnh gout không nên ăn gì? Bánh mì trắng
Thức ăn làm tăng lượng đường trong máu càng nhanh thì càng làm tăng nồng độ axit uric. Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy và bánh ngọt có thể làm lượng đường trong máu tăng vọt và không tốt cho bệnh gout.
8. Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì? Kiêng mật ong
Mật ong có hàm lượng fructose cao, một chất tạo ngọt tự nhiên giải phóng purin khi phân hủy trong cơ thể bạn. Bạn hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều fructose như mật ong.
9. Chiết xuất nấm men
Một số loại bơ như Marmite, Vegemite và Vitam-R có chứa chiết xuất nấm men. Chúng có hàm lượng purin cao nên cần hạn chế trong chế độ ăn.
>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh
Bệnh gout nên ăn gì?
Thực phẩm có hàm lượng purin thấp (chứa ít hơn 100mg purin trên 100g) thường an toàn cho những người bị bệnh gút. Chúng bao gồm:
1. Sữa ít béo
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein trong các sản phẩm từ sữa làm giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên. Bạn hãy tiêu thụ các sản phẩm ít béo như sữa tách béo hoặc sữa chua ít béo để phòng tránh tái phát bệnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
2. Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu
Trong chế độ ăn kiêng bệnh gout, khi cắt giảm lượng thịt và hải sản, bạn vẫn nên tiêu thụ khoảng 15-30% lượng calo từ protein để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Protein thực vật từ các nguồn đậu phụ, ngũ cốc (trừ yến mạch), đậu… sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn cân bằng mà vẫn kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy protein thực vật và dầu thực vật (như dầu ô liu, dầu hướng dương và dầu đậu nành) thậm chí có thể bảo vệ chống lại các cơn gout.
>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn
3. Bệnh gout nên ăn gì? Trái cây họ cam quýt
Vitamin C giúp cơ thể bạn đào thải axit uric và ngăn ngừa các cơn gout tái phát. Bưởi, cam, dứa và dâu tây đều là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Nhưng nếu bạn dùng colchicine để điều trị bệnh gout, hãy tránh ăn bưởi. Loại trái cây này có thể tương tác với thuốc của bạn.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn dùng thực phẩm bổ sung vitamin C. Bác sĩ sẽ cho bạn biết chúng có phù hợp với chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc của bạn hay không.
4. Quả anh đào
Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quả anh đào và nước ép anh đào nguyên chất có thể làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh. Từ đó giảm các cơn đau đớn ở bệnh nhân gout.
Các sắc tố tạo nên màu đỏ tím đậm của quả anh đào được gọi là anthocyanin. Anthocyanin là chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong cơ thể.
>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn
5. Nước và cà phê
Bệnh gout kiêng ăn gì? Bạn nên hạn chế bia rượu. Ngược lại, uống nhiều nước hàng ngày sẽ hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, cà phê cũng là thức uống an toàn cho người bệnh gout. Mặc dù cà phê có tính axit, nhưng loại axit trong cà phê rất khác với axit uric. Uống cà phê làm chậm quá trình phân hủy purine thành axit uric và tăng tốc độ bài tiết ra khỏi cơ thể.
6. Quả bơ
Quả bơ có hàm lượng purin thấp và chứa chất béo không bão hòa đơn cùng vitamin E. Các thành phần này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm đau và viêm. Chế độ ăn bơ thường xuyên cũng hỗ trợ giảm nguy cơ tổn thương khớp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh gout cũng cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn. Bạn cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh kết hợp với liệu trình điều trị để có thể cải thiện sức khỏe tốt nhất, không gặp vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng.
>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn
Những lưu ý cho người bệnh gout
Bên cạnh thông tin bệnh gout kiêng ăn gì, một số thay đổi về lối sống sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
1. Quản lý cân nặng
Béo phì ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng tình trạng viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Giảm cân sẽ giúp người bị thừa cân béo phì ít tái phát các cơn gout hơn. Bạn hãy lựa chọn chế độ ăn kiêng lành mạnh như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc DASH. Tránh ăn kiêng cấp tốc hoặc hoặc chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn có thể giữ mức axit uric ở mức thấp. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục cường độ cao hoặc gây quá nhiều áp lực lên khớp. Những hoạt động này có thể làm cho các triệu chứng bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.
3. Luôn uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp thận loại bỏ axit uric dư thừa khỏi máu, đào thải qua nước tiểu. Khi bạn bị mất nước, axit uric có thể dễ tích tụ trong cơ thể bạn hơn.
Nếu bạn tập thể dục nhiều, thì việc giữ đủ nước cho cơ thể lại càng quan trọng vì bạn có thể mất nhiều nước qua mồ hôi.
Nguy cơ bệnh gout tăng cao phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm và đồ uống bạn chọn. Hy vọng bài viết bệnh gout kiêng ăn gì và ăn gì đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar