Ăn măng có tốt không? Ai không nên ăn măng khô?

Măng là thực phẩm có nhiều đặc tính chữa bệnh và hương vị hấp dẫn. Thế nhưng bạn chỉ nên ăn măng ở mức độ vừa phải và phải nấu chín để đảm bảo an toàn.

Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu ăn măng có tốt không? Ngày nào cũng ăn măng có tốt không? Những người không nên ăn măng khô là ai?

Ăn măng có tốt không? Măng rất giàu dinh dưỡng

Ăn măng có tốt không? Ai không nên ăn măng khô?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 155g măng nấu chín có chứa:

• Lượng calo: 64
• Chất đạm: 2,5g
• Chất béo: 4,5g
• Carb: 5g
• Chất xơ: 2g
• Đồng: 19% giá trị hàng ngày (DV)
• Vitamin B6: 14% DV
Vitamin E: 9% DV
• Vitamin K: 3% DV
• Riboflavin: 3% DV
• Thiamine: 3% DV
• Phốt pho: 3% DV
• Kali: 3% DV
• Sắt: 3% DV

Măng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất. Măng chứa vitamin B6, A, E và các khoáng chất như kali, phốt pho và magie. Một trong những lợi ích sức khỏe lớn nhất của măng là lượng chất xơ cao. Do đó, măng sẽ góp phần hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột và thúc đẩy giảm cân.

Như vậy, măng chứa nhiều dưỡng chất và nếu chế biến đúng cách, sử dụng đúng đối tượng thì thực phẩm này hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Măng tây kỵ với gì? Những ai không nên ăn măng tây?

Ăn măng có tốt cho sức khỏe không? 10 lợi ích quan trọng

Ăn măng có tốt cho sức khỏe không?

1. Thúc đẩy giảm cân

Măng là thực phẩm tuyệt vời cho người muốn giảm cân vì chúng rất ít calo nhưng lại nhiều chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn. Trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, măng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa tăng cân.

2. Ăn măng có tốt không? Tăng cường sức khỏe tim mạch

Măng rất giàu phytosterol. Phytosterol là sterol thực vật có tác dụng làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế sự hấp thụ của nó. Từ đó, chúng cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể.

Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng tiêu thụ khoảng 360g măng có thể làm giảm cả cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. Ngoài ra, măng còn chứa nhiều kali, chất dinh dưỡng cần thiết để hạ và duy trì huyết áp.

3. Hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, giảm táo bón

Ăn thực phẩm giàu chất xơ như măng có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn táo bón. Đó là vì chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột tốt, giúp tăng số lượng và sự đa dạng của chúng. Ngoài ra, chất xơ bảo vệ chống lại viêm túi thừa, bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng.

4. Ăn măng có tốt cho sức khỏe không? Tăng cường miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng. Măng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, ăn măng sẽ giúp chống lại dị ứng, hen suyễn và các vấn đề về hô hấp khác.

Ngoài ra, măng cũng góp phần thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu. Những tế bào này chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng măng có thể giúp tăng sản lượng bạch cầu lên tới 50%. Đó là câu trả lời cho thắc mắc ăn măng có tốt không.

5. Ăn măng có tốt cho dạ dày không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên để điều trị loét dạ dày, giảm đầy hơi hoặc hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tổng thể, bạn có thể thử ăn măng.

Măng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Măng có nhiều chất xơ, một số vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, B6, E và kali, canxi, magiê. Những chất dinh dưỡng này làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong măng còn giúp điều hòa nhu động ruột.

canh măng

>>> Đọc thêm: 5 tác hại, 9 công dụng và 4 lưu ý khi ăn ớt chuông

6. Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất isoflavone trong măng có khả năng liên kết và vô hiệu hóa các chất gây ung thư. Măng cũng chứa nhiều quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại các tế bào ung thư bằng cách ức chế sự tăng sinh của chúng trong các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, cổ tử cung và ung thư phổi.

7. Ăn măng có tốt không? Thúc đẩy xương chắc khỏe

Măng là nguồn cung cấp nhiều vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sức khỏe của xương. Ngoài ra, măng còn có các khoáng chất như canxi, mangan, magie tăng cường mật độ và sức mạnh của xương. Tiêu thụ măng thường xuyên là cách ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương một cách hiệu quả.

Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong măng cải thiện chức năng khớp. Chúng chống lại các gốc tự do có thể làm hỏng khớp của bạn theo thời gian.

8. Hỗ trợ chống viêm

Viêm là một quá trình mà cơ thể bạn trải qua khi bị căng thẳng về thể chất. Măng chứa nhiều vitamin C, mangan và magiê, giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động trơn tru và giảm viêm trong cơ thể.

9. Ngày nào cũng ăn măng có tốt không? Giảm lượng đường trong máu

Măng có chứa một loại chất xơ được gọi là inulin. Inulin giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Ăn măng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu nên là thực phẩm bổ sung tốt cho chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường.

10. Ăn măng hàng ngày có tốt không? Tốt cho làn da

Hợp chất silica có trong măng góp phần cải thiện độ đàn hồi của da. Một nghiên cứu được công bố trên Hiệp hội Da liễu Brazil cho thấy măng đóng vai trò kích hoạt các enzyme hydroxyl hóa. Những enzyme này hỗ trợ sản xuất collagen để cải thiện độ bền và độ đàn hồi của da.

>>> Đọc thêm: Tác dụng và 6 tác hại của câu kỷ tử cần biết

Ăn măng chua nhiều có tốt không? Ăn măng khô có độc không?

Ăn măng khô có độc không?

Bên cạnh thắc mắc ăn măng có tốt không, bạn cũng nên biết rõ măng “đại kỵ” với những người sau:

1. Phụ nữ mang thai ăn măng chua nhiều có tốt không?

Bên cạnh chất dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào, măng tươi cũng chứa một số độc tố nhất định. Xyanua taxiphyllin có trong măng sẽ gây độc nếu ăn sống. Đó là lý do vì sao bạn cần phải ngâm, luộc chín kỹ măng trước khi chế biến.

Măng có chứa glucozit, có khả năng sinh ra axit cyanhydric gây nôn. Nếu phụ nữ mang thai ăn măng tươi có thể bị ngộ độc ở nhiều mức độ: nôn, đau bụng, đau đầu. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận phụ nữ mang thai ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn măng tươi.

2. Người mắc bệnh thận là những người không nên ăn măng khô

Với những người mắc bệnh thận thì chế độ dinh dưỡng cần được lưu ý đặc biệt. Các loại măng đều giàu canxi không có lợi cho người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của quả lê ki ma dễ sinh bệnh nếu ăn không kiểm soát

3. Người bị đau dạ dày ăn măng có tốt không?

Trong măng chứa lượng axit cyanhydric cao. Đây là chất độc tích tụ quá nhiều sẽ gây hại cho những người bị đau dạ dày.

Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

4. Người mắc bệnh gout

Người mắc bệnh gout ăn thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng axit uric trong máu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Các loại măng đều làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Do vậy người bệnh gout cần tránh ăn măng.

5. Người bị sỏi thận

Axit oxalic kết hợp cùng canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không nên ăn măng.

>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua

Lưu ý điều gì khi ăn măng?

Lưu ý điều gì khi ăn măng?

• Măng tươi tự nhiên có chứa nhiều chất độc hại và chất kháng dinh dưỡng. Các chất độc như tannin, oxalate và kim loại nặng có thể gây hại cho tuyến tụy, hệ thần kinh trung ương và tuyến giáp.

• Để giảm lượng chất độc trong măng, bạn cần ngâm, luộc và sấy khô măng trước khi tiêu thụ. Cụ thể, với măng tươi nên luộc sôi kỹ trong 1 – 2 tiếng. Lưu ý trong quá trình luộc cần thay nước mới nhiều lần để loại bỏ hiệu quả các độc tố (vì nước cũ đã có độc tố từ măng khuếch tán ra).

• Măng cũng được coi là chất gây bướu cổ, nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của bạn. Do đó, hãy bổ sung đủ iốt và selen trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp.

• Măng tươi thời hạn sử dụng là tối đa hai tuần khi bảo quản lạnh. Măng chua có thể để được lâu hơn. Nơi bảo quản măng cần tránh ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho măng có vị đắng.

• Điều cuối cùng, bạn hãy tiêu thụ măng ở mức độ vừa phải để tránh những rủi ro cho sức khỏe. Thành phần chất xơ trong măng dù tốt nhưng nếu ăn nhiều và liên tục có thể tăng nguy cơ bít tắc ruột.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ăn măng có tốt không?”. Măng là nguồn giàu các hợp chất hoạt tính sinh học và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, sự hiện diện của chất kháng dinh dưỡng trong măng có thể gây ngộ độc xyanua. Do đó, cần sử dụng măng đúng cách và đúng đối tượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Công dụng và tác hại của lá mơ lông nhiều người chưa biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm