Ăn rau muống có tốt không? Ai cần hạn chế ăn rau muống?

Rau muống giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món ngon.

Nếu bạn đang thắc mắc ăn rau muống có tốt không thì hãy cùng xem qua lợi ích của loại rau này. Cần lưu ý một số trường hợp ăn rau muống sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ăn rau muống có tốt không?

Ăn rau muống có tốt không?

Ảnh: Cookbeo

Rau muống bao nhiêu calo? Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau muống theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) như sau:

• Calo: 18 kcal
• Lipid: 0,2g
• Cholesterol: 0mg
• Natri: 113mg
• Kali: 312mg
• Carbohydrate: 3,1g
• Chất xơ: 2,1g
• Protein 2,6g
• Vitamin C: 55mg
• Vitamin A: 6.300 IU
• Canxi: 77mg
• Sắt: 1,7mg
• Vitamin B6: 0,1mg

Tất cả các loại rau lá xanh đậm đều chứa nhiều dinh dưỡng và rau muống cũng không phải ngoại lệ. Lá rau muống vô cùng bổ dưỡng, chứa lượng khoáng chất và vitamin dồi dào. Cụ thể, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và C. Đặc biệt, hàm lượng sắt cao 1,7mg trong 100g rau muống rất phù hợp với người muốn bổ sung thêm sắt.

Nếu bạn không biết ăn rau muống có tốt cho sức khỏe không thì câu trả lời là “có”. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ ngăn ngừa loãng xương, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bảo vệ tim mạch, chống ung thư và rất nhiều lợi ích khác.

>>> Đọc thêm: Buổi sáng ăn chuối có tốt và giảm cân không? 3 lưu ý cần biết

Rau muống ăn có tốt không? 12 lợi ích của rau muống

12 lợi ích của rau muống

1. Giảm cholesterol

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã chứng minh rằng việc tiêu thụ rau muống có thể làm giảm mức cholesterol cũng như triglycoside. Nếu bạn muốn giảm cân và giảm mức cholesterol một cách tự nhiên thì ăn rau muống có tốt không chắc chắn bạn đã biết rồi đấy.

2. Ăn rau muống có tốt cho sức khỏe không? Trị bệnh vàng da và tổn thương gan

Rau muống đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất của loại rau này có thể bảo vệ chống lại tổn thương gan do hóa chất gây ra.

3. Ăn rau muống có tốt không? Trị bệnh thiếu máu

Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, để hình thành huyết sắc tố.

Lá rau muống non cực kỳ giàu sắt nên có lợi cho người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai cần chất sắt trong chế độ ăn uống.

>>> Đọc thêm: Ngày nào cũng đắp mặt nạ có tốt không?

4. Rau muống ăn có tốt không? Trị khó tiêu và táo bón

Rau muống rất giàu chất xơ. Do đó, loại rau này hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm các chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Đặc tính nhuận tràng nhẹ của rau muống có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.

5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Rau muống có chứa lượng vitamin A và C cũng như hàm lượng beta-carotene rất cao. Những chất dinh dưỡng này hoạt động như chất chống oxy hóa để ngăn ngừa các gốc tự do trong cơ thể. Do đó, nó ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa. Cholesterol bị oxy hóa bám vào thành mạch máu, dễ gây tắc nghẽn động mạch, đau tim hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, folate có trong rau muống giúp chuyển hóa một loại hóa chất nguy hiểm là homocysteine. Chất này ở mức cao có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Magiê trong rau muống cũng là một khoáng chất làm giảm huyết áp và bảo vệ chống lại bệnh tim.

6. Ăn canh rau muống có tốt không? Phòng ngừa ung thư

Chứa đến 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau, rau muống giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư ruột kết. Những chất chống oxy hóa trong loại rau có thể ngăn ngừa tế bào ung thư nhân lên và củng cố môi trường tế bào tự nhiên.

>>> Đọc thêm: Tẩy trang bằng dầu dừa có hiệu quả không? Cách dùng đúng nhất

7. Ăn rau muống có tốt cho mắt không?

Hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein dồi dào trong rau muống rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Rau muống cũng làm tăng mức độ glutathione, có vai trò ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Ăn rau muống có tốt không?

8. Tăng cường miễn dịch

Rau muống chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, phốt pho, sắt, chất xơ, selen, axit amin và canxi. Rau cũng chứa phần lớn chất béo là axit béo omega-3 được gọi là axit alpha-linolenic. Tất cả những chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ăn rau muống thường xuyên cũng góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

9. Ăn rau muống có tốt cho xương khớp không?

Rau muống cung cấp nhiều canxi, rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe. Ăn rau thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa loãng xương và các vấn đề về xương khác.

Rau muống còn là “vua” vitamin K. Một khẩu phần rau muống chứa hơn 300 µg vitamin K. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ ít nhất 100 µg vitamin K mỗi ngày ít có nguy cơ bị gãy xương hông. Vậy thì bạn hãy bổ sung ngay loại rau bổ dưỡng này vào thực đơn nhé!

10. Ăn rau muống có tốt không? Trẻ hóa làn da

Những lợi ích của rau muống đối với làn da đã được biết đến từ lâu. Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, carotenoids và lutein tuyệt vời. Những khoáng chất này rất quan trọng cho làn da khỏe mạnh và tươi trẻ, kích thích sản xuất collagen làm giảm nếp nhăn.

>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp

11. Tăng mức năng lượng

Các vitamin B có trong rau muống là nguồn năng lượng tự nhiên tuyệt vời, giúp nâng cao tâm trạng và hiệu suất làm việc suốt cả ngày.

Những vitamin này cũng làm giảm mệt mỏi và cải thiện sự tập trung. Vậy nên nếu bạn thường xuyên vận động và tập thể dục thì rau muống là nguồn thực phẩm rất lý tưởng trong chế độ ăn.

12. Rau muống ăn có tốt không? Cải thiện giấc ngủ

Chất selen và kẽm trong rau muống có khả năng làm dịu và thư giãn các dây thần kinh. Khi thần kinh được thư giãn, bạn sẽ dễ ngủ ngon hơn.

Rau muống còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đã được chứng minh là giúp hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Các axit béo omega-3 có trong loại rau này rất quan trọng cho sự phát triển của não và có thể cải thiện tâm trạng, trí nhớ và chức năng nhận thức.

>>> Đọc thêm: Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép

Ăn rau muống có tốt cho sức khỏe không? Ai không nên ăn rau muống?

Ai không nên ăn rau muống?

Ăn rau muống có tốt không? Với người có thể trạng khỏe mạnh, ăn rau muống với lượng hợp lý mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích như trên. Những người có vấn đề sức khỏe nên hạn chế hoặc không nên ăn rau muống bao gồm:

Người bị gout, sỏi thận: Trong thành phần của rau muống có chứa các axit oxalic. Chất này làm ảnh hưởng đến sự ức chế hấp thu của canxi và kẽm. Đồng thời, axit oxalic làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận và làm tăng nhanh kích cỡ sỏi.

Người đang bị vết thương mềm: Với thắc mắc ăn rau muống có tốt cho vết thương không thì người đang có vết thương mềm không nên ăn. Ăn rau muống cùng thịt bò sẽ rất dễ để lại sẹo. Bởi vì hai loại thực phẩm này sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi trên da.

Người bị đau xương khớp ăn rau muống sẽ khiến chỗ đau càng thêm tê nhức.

Người bị dị ứng hoặc tiêu hóa kém: Rau muống có thể chứa các loài gây hại truyền qua nước dẫn đến nhiễm trùng đường ruột như sán lá (F. buski). Ăn rau muống sống không sạch có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy, sốt, phản ứng dị ứng với ấu trùng và nhiễm trùng nghiêm trọng gây tắc nghẽn đường ruột.

Người đang uống thuốc Đông y: Nên hạn chế ăn rau muống để tránh tương tác với thuốc.

Ngoài ra, rau muống cũng là loại rau chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên dễ gây ngộ độc thực phẩm. Bạn cần biết nguồn mua rau sạch và ngâm nước muối khi rửa để sử dụng an toàn.

>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?

Gợi ý 2 món ngon từ rau muống

Gợi ý 2 món ngon từ rau muống

Ảnh: mamamy

1. Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu:

• Rau muống: 500g
• Tỏi: 2 củ
• Dầu hào: 1 muỗng
• Dầu ăn: 2 muỗng
• Gia vị: đường, muối, hạt nêm…

Thực hiện:

• Rau muống ngắt thành từng khúc vừa ăn. Sau đó, đem rau đi rửa với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch một lần nữa và để ráo.

• Tỏi bóc vỏ, đập giập.

• Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo rồi cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho hết rau muống vào xào đều tay trên lửa lớn rồi cho thêm 1 chút nước lọc vào và tiếp tục xào khoảng 5 phút cho rau chín.

• Sau đó nêm vào chảo dầu hào, hạt nêm, bột ngọt sao cho vừa ăn rồi xào đều tay đến khi nào gia vị tan hết. Bạn có thể nêm lại gia vị cho vừa với khẩu vị rồi tắt bếp và cho ra đĩa.

>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu

2. Canh rau muống nấu nghêu

Nguyên liệu:

• Rau muống: 500g
• Nghêu làm sẵn: 300g
• Hành tím: 2 củ
• Dầu ăn: 2 muỗng
• Gia vị: đường, muối, hạt nêm…

Thực hiện:

• Nghêu làm sẵn sau khi mua về bạn rửa sạch và để ráo.

• Ướp nghêu với hành tím băm, hạt nêm, bột ngọt, muối, tiêu xay. Trộn đều và để khoảng 30 phút cho nghêu thấm gia vị.

• Rau muống nhặt lấy ngọn và lá non, rửa sạch rồi đem cắt khúc vừa ăn.

• Dùng ấm siêu tốc đun nước nóng để nấu canh.

• Bắc nồi lên bếp nấu lửa vừa, cho vào nồi 1/2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho nghêu đã ướp vào, xào đều tay khoảng 3 phút cho đến khi thịt nghêu săn lại.

• Đổ nước sôi vào nồi. Nước sôi thì bạn vớt bỏ bọt và cho rau muống vào nấu chung. Đun cho đến khi canh sôi lại, rau chín mềm thì bạn nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp.

Ăn rau muống có tốt không thì bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết. Nhìn chung, việc kết hợp rau muống vào chế độ ăn uống của bạn là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm