Súp lơ xanh kỵ với gì? 3 món tránh kết hợp

Súp lơ xanh là món ăn giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Nhiều người biết đến sự bổ dưỡng của súp lơ xanh. Nhưng liệu bạn đã biết súp lơ xanh kỵ với gì?

Súp lơ xanh có thể chế biến theo nhiều cách như xào, hấp, luộc hoặc ăn sống trong salad. Do giá trị dinh dưỡng cao, bông cải xanh còn được gọi là “Vương miện của dinh dưỡng”. Tuy nhiên, món ăn này cũng có thể gây hại nếu không chế biến đúng cách. Súp lơ xanh kỵ với gì? Khi nấu các món ăn từ súp lơ xanh, bạn cần lưu ý điều gì?

Giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh

Súp lơ xanh kỵ với gì? 3 món tránh kết hợp

Ảnh: Pixabay

Súp lơ xanh có tên tiếng Anh là broccoli, tên gọi khác là bông cải xanh. Bạn có thể tìm hiểu súp lơ xanh kỵ với gì để chế biến đúng cách. Nếu nấu cùng thực phẩm kỵ, món ăn sẽ không đem lại nhiều công dụng. Một số công dụng của súp lơ xanh có thể kể đến như:

1. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Bông cải xanh chứa một hợp chất sinh hóa là sulforaphane, có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu vào năm 2017 để đánh giá tác dụng của bông cải xanh đối với tế bào ung thư đã cho ra kết quả. Theo đó, bông cải xanh có tác động tích cực đến bệnh ung thư và gây ức chế khối u.

2. Cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ chung để chỉ một số tình trạng bệnh do tích tụ mỡ trong gan. Các nghiên cứu cho thấy bông cải xanh có thể làm chậm sự phát triển của bệnh này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới thực hiện trên động vật. Cần có nhiều nghiên cứu trên người để xác minh kết luận này.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

3. Cải thiện bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh, phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính của bệnh là sự xuất hiện các chất lắng đọng amyloid và stress oxy hóa. Sulforaphane trong súp lơ xanh có thể bảo vệ não khỏi các chất lắng đọng amyloid và stress oxy hóa.

4. Giảm táo bón

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm táo bón. Bông cải xanh giàu chất xơ và sulforaphane – một chất chống oxy hóa. Các chất này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn, giảm táo bón.

5. Kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu trên động vật cho thấy, bông cải xanh có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết. Cụ thể, lượng đường huyết ở chuột giảm đáng kể khi được cho ăn các chất chiết xuất từ bông cải xanh.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Súp lơ xanh là nguồn cung cấp vitamin C và canxi dồi dào. Hai chất này giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

>>> Đọc thêm: GẠO LỨT SẤY RONG BIỂN BAO NHIÊU CALO, CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?

Súp lơ xanh kỵ với gì?

bông cải xanh

Ảnh: Pixabay

Bông cải xanh kỵ gì hay không nên nấu bông cải xanh với gì? Dưới đây là một số thực phẩm không nên nấu cùng súp lơ xanh.

1. Súp lơ xanh kỵ với gì? Dưa chuột

Súp lơ xanh là món ăn giàu vitamin C. Trong khi đó, dưa chuột chứa enzyme catabolic. Đây là enzyme có khả năng phân hủy vitamin C. Vì vậy, dưa chuột nấu cùng súp lơ xanh sẽ khiến món ăn mất chất dinh dưỡng.

2. Súp lơ xanh kỵ với gì? Sữa bò

Sữa bò là thức uống chứa hàm lượng đạm và canxi cao. Bông cải xanh có nhiều chất xơ, axit oxalic. Các chất này có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa, nhất là canxi. Nếu hỏi súp lơ xanh kỵ với gì thì câu trả lời là sữa bò bạn nhé.

3. Súp lơ xanh kỵ với gì? Gan bò, gan lợn

Gan bò, gan lợn chứa nhiều đồng và khoáng chất. Hai loại này có khả năng oxy hóa vitamin C. Khi ăn gan cùng bông cải xanh, vitamin C trong bông cải dễ bị oxy hóa. Thậm chí, sự tương tác này có thể khiến vitamin C trong súp lơ bị nhiễm độc.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Súp lơ xanh kỵ với gì? Những ai không nên ăn?

Những ai không nên ăn?

Ảnh: Pixabay

Súp lơ xanh có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn cũng đều tốt. Nếu thuộc một trong những nhóm người dưới đây, bạn nên hạn chế ăn súp lơ xanh.

1. Uống thuốc trị bệnh tim

Theo khuyến cáo, nếu đang dùng các thuốc trị bệnh tim, bạn không nên ăn nhiều bông cải xanh. Loại rau này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

2. Đang uống thuốc loãng máu

Warfarin là thành phần chính trong thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu). Thuốc có tác dụng giảm sự hình thành các cục máu đông. Trong khi đó, vitamin K có trong súp lơ xanh có thể làm giảm hiệu quả của warfarin. Ăn súp lơ trong khi uống thuốc loãng máu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

3. Súp lơ xanh kỵ với gì? Người đau dạ dày

Nhiều người thích ăn súp lơ xanh sống, bằng cách trộn với salad. Súp lơ sống khi ăn vào dễ sinh nhiều khí, gây đầy bụng. Điều này không tốt cho người đang bị đau dạ dày. Nếu dạ dày đang có vấn đề, bạn nên nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn nhé.

4. Người bị bệnh gout

Gout là bệnh xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric. Súp lơ xanh chứa purin – một chất có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Bạn nên hạn chế ăn súp lơ xanh để tránh các triệu chứng gout trở nên nặng hơn.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Cách chọn mua và bảo quản bông cải xanh

Cách chọn mua và bảo quản bông cải xanh

Ảnh: Pixabay

Ngoài việc quan tâm súp lơ xanh kỵ với gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chọn mua và bảo quản.

1. Cách chọn mua bông cải xanh

Màu sắc: Bạn nên chọn bông cải có màu xanh đậm, không ngả vàng. Bông cải ngả vàng là bông già, héo. Bông vàng khi ăn sẽ không còn giòn, ngọt.

Trọng lượng: Bông cải chất lượng là cầm nặng tay, cứng cáp. Nếu bông mềm, nhẹ thì bạn không nên mua. Thường các bông cải nhẹ là đã héo, già.

Số lượng bông: Bạn nên chọn mua súp lơ có phần bông nhiều, dày, chặt. Nếu có ít bông, nhiều khoảng trống thì bông cải đó sẽ không ngon. Bông ít nghĩa là phần cuống nhiều. Súp lơ có thể ăn được cả phần bông và cuống. Tuy nhiên, phần cuống có lớp vỏ dày và không ngọt bằng phần bông.

2. Cách bảo quản bông cải xanh

Bông cải xanh chưa rửa, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được từ 5 – 7 ngày. Bạn lưu ý phải bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp đựng khô ráo nhé. Nếu bông cải đã rửa và cắt nhỏ, bạn để trong tủ lạnh được 1 – 2 ngày.

3. Cách làm sạch bông cải xanh

Đầu tiên, bạn rửa bông cải dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, bạn có thể ngâm bông trong nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng. Cách làm này có thể giảm dư lượng thuốc trong bông cải. Đồng thời, khi ngâm nước muối, sâu mọt nếu có trong cuống cải sẽ bò ra. Sau khi ngâm xong, bạn rửa lại bông cải bằng nước sạch một lần nữa nhé.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Lưu ý khi ăn súp lơ xanh

Lưu ý khi ăn súp lơ xanh

Ảnh: Pixabay

Bạn đã biết súp lơ xanh kỵ với gì, vậy còn có lưu ý nào khi ăn món này nữa không?

Nên ăn súp lơ đúng mùa: Mùa vụ của súp lơ xanh khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10. Trong khi đó, súp lơ trắng thường thu hoạch vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4. Bạn nên ăn rau củ theo mùa để hạn chế các loại thuốc bảo quản.

Không nấu quá kỹ: Ăn súp lơ xanh sống sẽ dễ bị đầy bụng, ảnh hưởng dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu quá kỹ súp lơ xanh. Một là khi nấu quá chín, súp lơ chuyển sang màu vàng úa, nhìn không đẹp mắt. Hai là ở nhiệt độ cao, một số nhóm chất dinh dưỡng trong súp lơ sẽ giảm tác dụng.

Không ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều súp lơ xanh dễ gây nóng trong và mất cân bằng dinh dưỡng.

Súp lơ xanh kỵ với gì? Bạn chỉ cần nhớ 3 thực phẩm kỵ và 4 nhóm người nên hạn chế ăn súp lơ xanh. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý cách chọn mua và chế biến súp lơ nữa nhé.

>>> Đọc thêm: RAU DỀN KỴ GÌ? 6 TÁC HẠI VÀ MÓN KỴ CỦA RAU DỀN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm