Cụ thể, uống nước dừa nhiều có tốt không hay uống nước dừa lúc nào tốt nhất? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm lời giải đáp nhé!
Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
Dừa là thức uống giải nhiệt phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một quả dừa xanh sẽ có khoảng 150 – 250ml nước dừa. Khi dừa già, nước sẽ ít dần đi và thay vào đó là phần cơm dừa.
Một cốc nước dừa 240ml có chứa:
• Lượng calo: 60
• Carb: 15g
• Đường: 8g
• Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
• Magiê: 4% DV
• Phốt pho: 2% DV
• Kali: 15% DV
Nước dừa chứa 94% nước và rất ít chất béo. Nước dừa rất giàu khoáng chất và chất điện giải như kali, canxi, mangan, chất chống oxy hóa, axit amin và cytokinin.
Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Người xưa có câu: “Uống nước dừa xiêm, khỏi tiêm thuốc bổ” khi nói về công dụng của nước dừa. Không chỉ là thức uống giải nhiệt, nước dừa còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chủ yếu từ hàm lượng chất điện giải cao gồm kali, canxi và magiê. Thế nhưng, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi uống nước dừa quá nhiều. Ngoài ra, không phải ai cũng có thể thưởng thức loại nước uống thơm ngon này.
Uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khỏe không? 5 tác hại cần lưu ý
1. Uống nhiều nước dừa có tốt không? Gây vấn đề về thận
Nước dừa có hàm lượng kali rất cao. Uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, tăng nồng độ kali, có thể ảnh hưởng không tốt đến thận và nhịp tim không đều.
Với bệnh nhân suy thận, uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cho thận không thể bài tiết được lượng kali dư thừa qua nước tiểu. Từ đó dẫn đến tăng kali máu cao đến mức nguy hiểm.
2. Uống nước dừa nhiều có tốt không? Gây tăng huyết áp
230ml nước dừa chứa khoảng 101 miligam natri. Một chế độ ăn giàu natri có thể làm tăng huyết áp. Vậy nên người bị huyết áp cao không nên lạm dụng nước dừa vì sẽ nạp thêm nhiều natri vào cơ thể. Huyết áp cao trong thời gian dài dễ dẫn đến tổn thương thận và bệnh tim. Natri cũng có thể tương tác với thuốc huyết áp.
Bạn cũng không nên uống nước dừa trong vòng hai tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp của cơ thể.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
3. Uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khỏe không? Người bị tiểu đường không nên lạm dụng
Mặc dù có chỉ số đường huyết thấp nhưng nước dừa cũng có khoảng 8g đường mỗi cốc 240ml. Do đó, với thắc mắc uống nước dừa mỗi ngày có tốt không thì những người bị tiểu đường không nên uống quá nhiều nước dừa hàng ngày.
4. Uống nước dừa nhiều mỗi ngày có tốt không? Gây khó tiêu cho người mắc chứng ruột kích thích
Nước dừa là thuốc nhuận tràng tự nhiên, do đó, uống quá nhiều có thể làm tăng lượng nước tiểu, khiến bạn phải thường xuyên đi vệ sinh. Những người mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế hoặc tránh nước dừa vì nó có chứa một số carbohydrate có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và đầy hơi.
5. Không uống nước dừa đúng cách gây mất cân bằng nồng độ natri và kali
Những người mắc bệnh xơ nang nên cẩn trọng khi uống nước dừa. Xơ nang làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Nước dừa chứa lượng kali cao hơn natri. Đây là lý do tại sao uống loại nước này có thể gây mất cân bằng nồng độ natri-kali.
>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?
Việc uống nước dừa mỗi ngày có tốt không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và lối sống của bạn. Đặc biệt, sự thiếu hụt magie và kali rất phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy nên uống nước dừa đúng cách vừa đảm bảo cung cấp đủ magie và kali, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngược lại, nếu bạn có tình trạng sức khỏe cần hạn chế lượng kali, natri thì nước dừa có thể không phải là đồ uống phù hợp với bạn.
Uống nước dừa đúng cách có lợi ích gì?
Nước dừa là một loại đồ uống tự nhiên thơm ngon, giàu chất điện giải, có thể có lợi cho tim, điều hòa lượng đường trong máu, mang lại cảm giác sảng khoái và phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.
1. Tăng cường năng lượng
Nước dừa là thức uống tuyệt vời để uống trong và sau khi tập luyện. Nước dừa rất giàu khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa giúp tăng mức năng lượng của bạn ngay lập tức. Loại nước này còn chứa nhiều kali và chất điện giải, ít natri và ít carbohydrate hơn nhiều loại đồ uống thể thao.
2. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Uống nước dừa là cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Chuối nổi tiếng vì chứa hàm lượng kali cao. Thế nhưng chỉ một cốc nước dừa cũng chứa nhiều kali hơn một quả chuối cỡ trung bình. Uống nước dừa đúng cách kết hợp với các thực phẩm giàu kali khác trong chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh.
3. Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Làm đẹp da
Thiếu nước có thể dẫn đến da khô, căng và thậm chí bong tróc. Uống nước dừa có thể góp phần đáp ứng nhu cầu hydrat hóa hàng ngày, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và làm đẹp da. Nước dừa còn có nhiều đặc tính chống oxy hóa và kích thích tổng hợp collagen một cách tự nhiên. Từ đó mang lại cho bạn làn da săn chắc, khỏe mạnh.
4. Hỗ trợ giảm cân
Uống nước dừa nhiều có tốt không? Lạm dụng nước dừa không tốt cho sức khỏe. Còn nếu uống với lượng vừa phải, nước dừa hỗ trợ giảm cân rất tốt. Một cốc nước dừa 240ml chỉ chứa 60 calo. Nước dừa cũng là một lựa chọn thay thế hữu ích cho đồ uống có đường. Vậy nên chúng giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường hydrat hóa.
5. Ngăn ngừa sỏi thận
Uống đủ chất lỏng rất quan trọng để ngăn ngừa sỏi thận.
Sỏi thận được tạo ra khi oxalate, canxi và các hợp chất khác kết hợp với nhau tạo thành tinh thể trong nước tiểu. Những tinh thể này tiếp tục tạo thành những viên đá nhỏ.
Trong một nghiên cứu năm 2013 trên những con chuột bị sỏi thận, nước dừa đã ngăn chặn các tinh thể dính vào thận cùng các bộ phận khác của đường tiết niệu. Loại nước này góp phần làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.
Trong một nghiên cứu từ năm 2018 với sự tham gia của 8 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra nước dừa làm tăng lượng clorua, kali và citrate đi tiểu ở những người không bị sỏi thận, có nghĩa là nước dừa có thể giúp thải độc cơ thể và giảm nguy cơ mắc sỏi.
>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA
6. Giảm lượng đường trong máu
Nước dừa là nguồn cung cấp magie dồi dào, có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nước dừa có chứa carbs (được phân hủy thành đường trong cơ thể) và cũng chứa một lượng đường nhất định. Vì vậy nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, chỉ nên uống nước dừa với lượng vừa phải hoặc hỏi ý kiến bác sĩ uống nhiều nước dừa có tốt không?
7. Cải thiện sức khỏe của xương
Một cốc nước dừa có khoảng 17 mg canxi, giúp bạn đạt được lượng canxi khuyến nghị hàng ngày. Canxi rất cần thiết để giúp xương chắc khỏe, đồng thời cơ bắp và dây thần kinh của bạn cũng cần nó để hoạt động bình thường.
8. Uống nước dừa đúng cách giảm căng thẳng, mệt mỏi
Có khoảng 6 miligam magiê trong 100ml nước dừa. Magiê có nhiều chức năng trong cơ thể như tạo ra protein, điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp cũng như quản lý chức năng cơ và thần kinh.
Việc không nhận đủ magie trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt magie. Khi cơ thể thiếu hụt magie, các triệu chứng như buồn nôn, suy nhược, mệt mỏi có thể xảy ra.
Uống nước dừa nhiều có tốt không? Điều độ là chìa khóa cho cơ thể khỏe mạnh và giúp bạn nhận thêm được nhiều lợi ích khác từ nước dừa như:
• Giúp tiêu hóa tốt
• Giải độc cơ thể
• Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
• Giảm nhẹ triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
• Giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gàu
• Chữa chứng nôn nao khi uống quá nhiều rượu
• Bù nước khi bị ốm
>>> Đọc thêm: 5 BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC VÀ 6 DẤU HIỆU CƠ THỂ ĐANG THẢI ĐỘC
Uống nhiều nước dừa có tốt không? Một số lưu ý quan trọng
1. Uống nước dừa lúc nào tốt nhất?
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là: Trước bữa ăn để mang lại cảm giác no lâu và tránh ăn quá nhiều; Sau bữa ăn giúp ngăn ngừa đầy hơi; Trước khi đi ngủ để đào thải chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu; Sau khi tập luyện để phục hồi cơ bắp và bổ sung chất điện giải bị mất qua mồ hôi.
2. Nên uống bao nhiêu nước dừa?
Theo kinh nghiệm uống nước dừa mỗi ngày có tốt không thì không có hướng dẫn cụ thể nào về lượng nước dừa nên tiêu thụ. Những người khỏe mạnh có thể uống 1 quả dừa/ngày.
Nên uống nước dừa nguyên chất không thêm đường, hương liệu hoặc chất phụ gia. Nếu bạn không thích hương vị của nước dừa, hãy thử kết hợp nó trong món sinh tố, nước ép thơm hoặc uống cùng chanh, tắc.
3. Nước dừa có bị hư không?
Nước dừa có thể bị hư. Sau khi tiếp xúc với không khí, nó dễ bị nhiễm vi khuẩn và cần được bảo quản trong tủ lạnh.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
4. Bà bầu có được uống nước dừa không?
Có, phụ nữ mang thai thường có thể uống nước dừa ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Nước dừa có tác dụng cung cấp nước, ít calo và chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali và magie, có thể có lợi trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống nước dừa nhiều có tốt không?
5. Có thể uống nước dừa khi bị sốt không?
Nước dừa có tác dụng hạ sốt. Nó giúp bổ sung chất điện giải, cung cấp nước và các chất dinh dưỡng tự góp phần phục hồi thể lực, hỗ trợ tiêu hóa.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc xoay quanh uống nước dừa nhiều có tốt không? Lời khuyên ở đây là bạn đừng nên lạm dụng. Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và nếu tiêu thụ quá nhiều thì không phải lúc nào cũng mang đến lợi ích tốt.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar