Khi nói rằng ngành công nghiệp thời trang hiện nay đang trải qua bước chuyển mình lớn, nó không khác gì một câu sáo ngữ.
Đơn giản vì thay đổi vốn đã là bản chất tự nhiên của thời trang. Đây là ngành công nghiệp vận hành trên sự thôi thúc không ngừng để thay đổi; cũng như giang tay đón chào những nhân tài mới.
Vào mỗi mùa Xuân Hè, Thu Đông, thời trang luôn biến hóa, hứa hẹn những bất ngờ thú vị, và mang lại những góc nhìn mới. Khi ngành công nghiệp thời trang thật sự “chất”, nó có thể thay đổi không chỉ phom dáng của bộ trang phục mà bạn khoác lên mình; mà còn là nhận thức bên trong về bản thân.
Nhưng hiện tại; ngành công nghiệp thời trang đang bị cuốn vào những thay đổi trong nhận thức về chính… thời trang. Các chuẩn mực, quy ước quen thuộc nay đang bị chất vấn, chỉnh sửa, hay xóa bỏ hoàn toàn. Các nhà thiết kế không còn nhất thiết phải ra mắt bộ sưu tập mới trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang; vốn thường diễn ra vào tháng Hai và tháng 9 hàng năm. Thay vào đó, họ có thể chọn trình làng các thiết kế của mình vào các tháng còn lại. Hoặc thậm chí kết hợp bộ sưu tập nam và nữ tại tuần lễ thời trang nam.
Bên cạnh đó là xu hướng “see now buy now”, khi các mẫu trang phục được bày bán tại cửa hàng ngay khi show diễn vừa kết thúc, thay vì phải đợi 6 tháng. Một số thương hiệu chọn ra mắt bộ sưu tập trong không gian nhỏ và thân mật hơn: như garage của nhà thiết kế (Ralph Lauren); hay ngay tại xưởng may (Maison Margiela) trong Tuần lễ thời trang Thu Đông 2017.
>> Xem thêm: Prada ra mắt bộ sưu tập nước hoa mới mang tên Olfactories
Riêng Alexader Wang chọn trình diễn ngay trên đường phố New York, trước con mắt háo hức của bao khách du lịch. Và cũng không ít các nhà thiết kế chọn livestream show diễn của mình đến người xem toàn cầu. Theo như lời triết gia Aristotle Onassis: điều luật duy nhất ở đây là… không có luật lệ.
Những dấu hiệu tiên đoán sự thay đổi trên vốn luôn hiện diện trong vài năm trở lại đây. Như sự thống trị của mạng xã hội, số lượng các bộ sưu tập mới ngày càng tăng, sự lên ngôi của khách hàng trong việc làm chủ xu hướng, cũng như nhu cầu mua sắm “nhanh gọn lẹ”.
>> Xem thêm: Valentino đề nghị mua Balmain với giá $569 triệu USD
Nhưng chỉ mới gần đây; hệ quả của chúng mới được cảm nhận rõ trong ngành. Cũng dễ hiểu khi hiện trạng trên tạo nên cảm giác bất an như đang đứng giữa tâm bão. Vậy nên thay vì hướng đến tương lai, tâm lý chung hiện nay lại là tìm về quá khứ.
Các nhà mốt ngày nay chuộng tổ chức hoạt động kỷ niệm thành lập thương hiệu. Hoặc (với chu kỳ ngày càng ngắn) bổ nhiệm giám đốc sáng tạo mới nhằm vực dậy hoạt động kinh doanh trì trệ. Lý do là vì lịch sử đại diện cho sự bền vững và trường tồn. Nếu một thương hiệu vẫn hoạt động thành công sau 50–70 năm, hay có khi cả một thế kỷ, thì không lý gì ta lại không tin rằng nó sẽ tiếp nối truyền thống đó.
Cột mốc kỷ niệm là bằng chứng cho việc giữ vững vị trí hàng đầu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong môi trường có nhiều biến động. Lịch sử đem lại cảm giác an tâm: Vì quá khứ là điều đã được bảo chứng.
>> Xem thêm: Gucci quyến rũ giới mộ điệu bằng BST Hallucination Ultra Limited
Năm ngoái, tôi có dịp gặp Pierre Bergé, nhà đồng sáng lập nhà mốt Yves Saint Laurent, vài tháng trước khi ông qua đời. Pierre được tôn vinh là một trong những nhà tiên phong giúp kiến tạo ngành công nghiệp thời trang hiện đại. Hay nói cách khác: ông chính là người tạo nên lịch sử.
Karl không bao giờ nhìn lại quá khứ. Mà ông luôn quan sát xung quanh để đem tinh thần thời đại vào trong các thiết kế của mình. Những bộ óc vĩ đại của ngành công nghiệp thời trang đều sẵn sàng đón nhận sự dịch chuyển và thách thức những giới hạn cũ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc xóa bỏ truyền thống, mà là sự ghi nhận rằng quá trình phát triển – hay nói đúng hơn là cách mạng – là cách duy nhất để giúp ta khỏi tự mãn.
Azzedine Alaïa thường được xem là người phá vỡ quy tắc. Nhưng ít ai thấu hiểu lý do vì sao ông chọn không trình làng bộ sưu tập của mình cùng lúc với các nhà thiết kế khác, dù rằng lịch diễn của Tuần lễ thời trang đang ngày càng bị quá tải bởi một số nhà thiết kế mà theo tôi nghĩ không cần thiết hoặc xứng đáng có mặt tại đó.
Tại Paris, nhà riêng của Alaïa không nằm ở khu vực tập trung đông đảo trụ sở chính của nhiều thương hiệu khác, mà là ở khu Marias. Là một nhà thiết kế, ông chọn tách mình hoàn toàn khỏi vòng xoay quay cuồng của thời trang.
>> Xem thêm:Iris Van Herpen Thu Đông 2016 Couture tiếp tục với phong cách futuristic
“Nếu tôi không muốn ra mắt bộ sưu tập, tôi sẽ không ra mắt chúng;” Alaïa có lần chia sẻ với tôi. “Tôi luôn cảm thấy tự do, và đó là điểm mạnh của tôi.” Ông cũng bảo với tôi rằng; nếu một năm ông chỉ nghĩ ra một ý tưởng mới. Điều đó đã đủ khiến ông hạnh phúc. Hai ý tưởng mới ư? “Tuyệt cú mèo!” Alaïa luôn đầy ắp ý tưởng; nhưng ông không bao giờ xem chúng là mới.
Ông đã từ bỏ guồng máy cung ứng khốc liệt mà quần áo được thiết kế. Thay vào đó dành thời gian chu toàn phong cách, góc nhìn thẩm mỹ riêng, với niềm tin rằng tầm nhìn của mình sẽ đủ sức chinh phục mọi người. Và ông đã đúng. Ngoài Alaïa còn có một số ít các nhà thiết kế như Rick Owens; Alessandro Michele; hay Miuccia Prada. Lựa chọn của họ luôn truyền cảm hứng cho sự nghiệp của nhiều thế hệ các nhà thiết kế khác sau này.
>> Xem thêm:Ngàn sao tụ hội trên thảm đỏ của Đại tiệc thời trang MET Gala 2018
“Mọi người hay bảo tôi là kẻ nổi loạn”, Miuccia Prada tươi cười bảo tôi sau show diễn Xuân Hè 2018. Ý của bà là nổi loạn trong tinh thần và tư tưởng – Prada không bác bỏ truyền thống, mà là những lệ thường. “Tôi muốn tạo ra những thiết kế trông cuốn hút, đơn giản nhưng sau đó – tùy vào văn hóa của người mặc – mang đến cho họ một cảm nhận khác” bà chia sẻ. “Những ai hời hợt sẽ chỉ quan tâm đến bề mặt. Còn với một bộ óc sâu sắc hơn, họ sẽ đào sâu mọi tầng nghĩa.” Khả năng tạo ra cái đẹp, đồng thời lồng ghép trong nó một thông điệp sâu sắc hơn chính là điểm chung của những cá thể chuyên bức phá khỏi luật lệ trong thời trang.
“Tôi đọc rất nhiều về những gì được cho là đúng hay sai trong thiết kế. Nó khiến bạn nghĩ mình phải tuân thủ theo một quy tắc nào đó” Alessandro Michele bộc bạch với tôi. “Nhưng đây là điều có thể giết chết thời trang và khả năng sáng tạo.”
“Tôi sẽ không làm bất cứ thứ gì mà tôi không muốn làm” theo lời Rick Owens. “Tôi không bị bắt buộc phải thỏa hiệp, và nó thật sự tuyệt vời. Có lẽ khi nói vậy tôi trông có vẻ ba hoa trong mắt bạn, nhưng đây là sự thật vô cùng quan trọng.”
Có lẽ chăng, việc phá vỡ lối mòn quy tắc chính là điều làm nên tương lai của thời trang – một lời khước từ trước việc chiều theo những đòi hỏi từ ngành công nghiệp này. Theo cách riêng của họ, những nhà thiết kế trên đã tự tạo nên luật chơi cho mình, và làm nên định nghĩa về những gì chúng ta diện lên người ngày nay.
Khi trò chuyện, tôi nhận thấy ở họ những điểm chung sau đây: Sự khinh thường tính bầy đàn và hời hợt; và ngược lại xem trọng sự độc lập. Khi quan sát bộ sưu tập của họ, ta nhận thấy những thiết kế trong đó không đơn thuần là quần áo mà là cảm hứng cho cả một thế giới riêng.
Ví dụ như không gian cửa hàng độc nhất của Gucci; hoặc Rick Owens và những thiết kế nội thất của mình; cũng như bảo tàng Fondazione Prada tại Milan – luôn đổi thay theo từng triển lãm hay ý tưởng mới của Miuccia Prada.
>> Xem thêm: Khám phá quá trình thực hiện những hiệu ứng đặc biệt trong show diễn Gucci Thu Đông 2018
Tất cả những điều trên đều chung quy hướng sự chú ý của ta về lại quần áo. Như sâu khấu của một vở kịch, chúng đóng vai trò như bối cảnh và đạo cụ giúp câu chuyện và người diễn viên tỏa sáng. Câu chuyện ở đây là thời trang; và diễn viên chính là các thiết kế. Tương lai của thời trang không đâu khác ngoài đây; ngay trong bản thân việc thiết kế và tư duy quần áo.
Ví dụ điển hình là cách Alessandro Michele thiết kế cho Gucci: Ông nghiên cứu tư liệu từ vô vàn nguồn thông tin tra cứu được trên Internet, nhằm tạo nên những bộ sưu tập đồ sộ và ngập tràn cảm hứng. Ngày nay các nhà thiết kế nắm toàn quyền truy cập vào bất kỳ hình ảnh; thông tin nào hiện có. Sự ra đời của Internet không chỉ thay đổi; mà còn tái thiết nền tảng mà trên đó quần áo được thiết kế.
Nhà nghiên cứu Michael K. Bergman đã ví việc gõ từ khóa vào Google như là thả lưới đánh cá xuống biển. Bạn có thể kiếm được gì đó, nhưng dưới biển sâu vẫn có những câu hỏi chưa ai giải đáp được. Đây cũng là hiện trạng của thời trang khi bàn đến tác động của kỹ thuật số lên thiết kế.
>> Xem thêm:Chị em Hadid tiếp tục xuất hiện cá tính trong quảng cáo Moschino Xuân Hè 2017
Kỷ nguyên công nghệ chưa làm thay đổi nhiều phong cách ta ăn mặc như cách nó đã thay đổi thói quen và suy nghĩ hàng ngày của con người. Tuy vậy, ta có thể dự đoán rằng những bộ quần áo mà các nhà thiết kế thuộc thế hệ sau này sáng tạo sẽ không được sản xuất theo cách mà chúng ta vẫn làm bấy lâu nay. Rằng chắc chắn họ sẽ không tư duy về thiết kế giống chúng ta. Ngay từ bây giờ; điều đó đang dần trở nên hiển nhiên.
Tôi lại nhớ đến Pierre Bergé và người đồng hành của ông Yves Saint Laurent – một nhà thiết kế của thời đại, sáng tạo nên những bộ quần áo phản ánh tinh thần ấy. Những gì mà chúng ta trải qua hiện nay khá là tương đồng với thập niên 1960, thời kỳ mà giới trẻ lên ngôi và nổi loạn, kéo theo mình những dịch chuyển lớn về văn hóa và xã hội.
>> Xem thêm:5 điều có thể bạn chưa biết về Coco Chanel
Khi ấy; nhà thiết kế trẻ Yves Saint Laurent đã nảy ra một ý tưởng mới – ready-to-wear; và đó chính là cú hích giúp giải phóng thời trang khỏi những nhà mốt haute couture chuyên phục vụ giới quý tộc; và đem nó lại gần hơn đến tất cả mọi người; ở mọi tầng lớp. “Vì Yves đã sống cùng thời đại”, Pierre Bergé giải thích. Tương lai của thời trang nằm ở những nhà thiết kế tiên phong thay vì quy phục; ở những bước tiến dõng dạc có khả năng tạo nên cách mạng; và ở những nhà thiết kế mang trong mình tinh thần tự do.
Ảnh: Sưu tầm
Harper’s Bazaar Việt Nam