Nhiều người thường băn khoăn rằng, dù mình đã dành nhiều thì giờ để săn sóc, song làn da lại không thực sự cải thiện các vấn đề như mụn; thâm nám hoặc da không đều màu. 6 bí kíp dưỡng da dưới đây sẽ giúp bạn có thêm lời khuyên; nhằm tránh những sai lầm nhỏ nhặt hằng ngày mà đôi khi vô ý làm tổn hại làn da.
Không dùng mỹ phẩm trái vùng da
Bí kíp dưỡng da đầu tiên mà nhiều người thường mắc phải, là sử dụng mỹ phẩm trái vùng da. Nếu bạn đột ngột hết kem dưỡng ẩm thì chịu khó đừng bôi, chờ khi có thể mua lọ mới. Tránh các phương pháp “chữa cháy” bằng kem dưỡng thể để sử dụng cho mặt, hoặc lấy kem dưỡng tay sử dụng đỡ. Những sản phẩm này quá nhiều chất dầu béo cho vùng da mặt; điều này sẽ khiến da bạn nổi mụn.
Mỗi vùng da; mỗi lứa tuổi có một cấu tạo khác nhau nên thành phần kem dưỡng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Không dùng nước nóng rửa mặt
Rửa mặt bằng nước nóng thật dễ chịu! Cảm giác từng lỗ chân lông giãn nở thải loại những độc tố thật tuyệt vời đúng không? Thế nhưng việc để da mặt tiếp xúc với nước nóng ngày qua ngày có thể làm da mặt của bạn trở nên bất thường. Thậm chí, việc lạm dụng nước nóng còn gây ảnh hưởng đến sắc tố trên khuôn mặt. Điều này rất dễ nhận thấy giữa vùng trán và chân tóc nếu bạn thường rửa mặt bằng nước nóng.
Da cổ cần chăm sóc đặc biệt
Bạn có thể thích một làn da nâu khỏe mạnh. Nhưng khi phơi nắng, đừng quên thoa kem chống nắng cho vùng cổ vì vùng da nơi đây mỏng và nhạy cảm. Nếu bị cháy nắng sẽ rất lâu để “nhả nắng”.
Tránh đưa tay lên mặt
Hãy nghĩ đến cảm giác những món đồ mà tay bạn chạm vào hằng ngày như: Tiền; quần áo; túi xách; xe cộ; người; thức ăn,… Những gì tay bạn chạm vào sẽ vô tình “tặng” bạn biết bao vi khuẩn. Vì vậy nên tránh thói quen đưa tay xoa mặt. Về nhà, trước khi tẩy trang hoặc rửa mặt, bạn nên lưu ý rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với da mặt.
Nước làm mềm vải có thể gây hại cho da
Tất nhiên nước làm mềm vải sẽ không tiếp xúc trực tiếp với da mặt. Tuy nhiên lại có thể tiếp xúc gián tiếp qua những chiếc áo gối. Chất làm mềm vải tuy làm ra giường, chăn gối của bạn thơm tho, nhưng nó đồng thời cũng “tẩm” vô số hóa chất. Những chất này có thể bịt kín lỗ chân lông, gây mụn đầu đen.
Son dưỡng có thể gây nẻ môi
Sự thật là trong thành phần của nhiều loại son dưỡng có các chất hút hơi ẩm. Da môi mà gặp ẩm sẽ phản ứng bằng cách nẻ ra, gây đâu và đôi khi nhiễm trùng. Vì vậy, son dưỡng chỉ đạt hiệu quả tối ưu nếu sử dụng tối đa 2 lần/ngày.
>> Xem thêm: Bí kíp dưỡng da 10 bước của phụ nữ Hàn Quốc
Harper’s Bazaar Việt Nam