4 sai lầm chí mạng có thể làm rạn vỡ quan hệ gia đình bạn

Dù ở cương vị nào, làm công việc gì, quan hệ gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc. Thế nhưng, ít ai biết rằng sự gắn kết đó lại rất dễ tan vỡ, chỉ với 4 sai lầm chí mạng.

Chỉ cần 15 phút tại “phòng thí nghiệm tình yêu” ở Seattle, hai vợ chồng nhà nghiên cứu John và Julie Gottman đã có thể đưa ra kết luận về quan hệ gia đình bạn. Hai bạn sẽ sớm chia tay hay sẽ cùng nhau sống đến trọn cuộc đời? Kết luận ấy được đưa ra chỉ bằng việc lắng nghe cuộc trò chuyện giữa đôi bên.

Điều kỳ diệu là tuy chỉ với 15 phút, tỷ lệ đúng của dự đoán lại lên đến 91%. Điều này khiến chúng ta thắc mắc: Vợ chồng Gottmans đã nhìn thấy những dấu hiệu tiêu cực nào trong mối quan hệ gia đình mà ngay cả bản thân ta cũng không nhìn thấy được?

Không quá xa vời hay phức tạp, những dấu hiệu ấy chỉ được gói gọn trong 4 sai lầm lớn dưới đây.

Xem thêm: Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng?

Chỉ trích lẫn nhau

Đôi khi trong cuộc nói chuyện, bạn chỉ chăm chăm tấn công đối phương mà quên đi vấn đề quan trọng đang được bàn luận. Khi phê bình người đối diện, bạn thường nghĩ con người hay tính cách của họ “có gì đó sai sai”.

Chính điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn. Khi cảm thấy bị công kích cá nhân, bạn đời của bạn nhiều khả năng sẽ cảm thấy khó chịu và trở nên phòng thủ. Đó là điều hiển nhiên. Kiểu hành xử tấn công – phòng vệ này khiến cả hai dần đi xa khỏi việc lắng nghe lẫn nhau.

Bạn có thể phàn nàn chồng hay vợ của mình. Đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tuyệt đối tránh chỉ trích lẫn nhau. Đó là một trong những cách tốt nhất giúp quan hệ gia đình không đến chiều tan vỡ.

Coi thường lẫn nhau

Điều này xảy ra khi bạn tự đặt mình ở vị thế cao hơn trong mối quan hệ. Điều này khiến đối phương trở nên kém quan trọng hơn trong mắt bạn. Chính sự chế giễu thẳng thừng dự định hay nhận thức có thể sẽ gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc sang chấn tâm lý cho đối phương.

Dù bạn có thể không nhận ra, nhưng sự coi thường ấy có thể nằm dưới rất nhiều hình thức. Từ cái tên bạn gọi, cách bạn nói chuyện, hay những cử chỉ nhạo báng… mọi thứ đều có thể tiềm ẩn điều đó. Có thể không ngờ tới, nhưng nó có tồn tại và bạn đời của bạn đã có thể nhận ra.

Nếu cứ lặp đi lặp lại, điều này sẽ ăn sâu vào tiềm thức của các cặp đôi. Nó trở thành yếu tố tàn phá nguy hiểm nhất trong cả 4 yếu tố trên.

Cách hay nhất để hạn chế vấn đề này chính là hãy việc dẹp bỏ những từ ngữ hay hành động mang tính miệt thị. Thay vào đó, hãy cố gắng tách bạch hành vi ra khỏi con người họ.

Xem thêm: Yêu bao nhiêu là đủ?

20171106-quan-he-gia-dinh-1

Những sai lầm, dù nhỏ, cũng có thể khiến mối quan hệ gia đình bạn tan vỡ.

Tâm lý phòng thủ

Tâm lý phòng thủ xuất hiện khi bạn cảm thấy bị tấn công và quyết định phản pháo. Bạn có thể làm điều đó bằng cách đóng vai người bị hại; rên rỉ như một đứa trẻ hay thậm chí đốp chát lại lời nói đối phương.

Tâm lý phòng thủ có thể xảy đến ngay cả khi bạn biết là mình đã sai. Khi bạn không chịu lãnh trách nhiệm với chính hành động của mình, người bạn đời có thể cảm thấy họ không thực sự được lắng nghe, hay cho rằng bạn không quan tâm đến họ.

Bạn không còn là trẻ con nữa. Hãy học cách trưởng thành để đối mặt vấn đề. Lắng nghe lời than phiền từ đối phương, và tập có trách nhiệm với bất cứ vấn đề gì. Bạn sẽ thấy, quan hệ gia đình bạn sẽ được cải thiện hơn rõ rệt.

Xem thêm: Điều kỳ lạ của tình yêu.

Tình trạng bế tắc

Tình trạng bế tắc xảy ra khi bạn muốn rút chân khỏi mâu thuẫn bằng cách bài bác, tạo khoảng cách hay thậm chí là tỏ vẻ xa cách.

Theo ông Gottman, đến 80% người gặp tình trạng bế tắc này là đàn ông. Thông thường, tình trạng bế tắc không phải là dấu hiệu cho thấy người bạn đời không quan tâm đến mâu thuẫn. Mà đó chính là khi  họ bị bủa vây, choáng ngợp, muốn kiếm tìm cảm giác được trấn an trở lại.

Tình trạng này thường tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn. Nó khiến cho một bên bùng nổ mâu thuẫn với mong muốn được lắng nghe. Điều này khiến người kia tự tạo ra rào cản tâm lý, hay đơn giản là bỏ đi chỗ khác.

Cách tốt nhất để giải quyết với tình trạng này là nhận biết được khi nào đối phương cảm thấy bức bối. Đó là lúc cả hai cần dành thời gian suy nghĩ lại. Bạn cũng có thể chuyển hướng tình trạng sang tích cực bằng cách bỏ qua những tình thế khó xử. Bên cạnh đó, hãy thể hiện tình cảm của mình.

Vì, có điều gì còn quan trọng hơn gia đình bạn nữa?

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm