Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ. Những dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt đều đáng lo ngại. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu 1, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao và những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Vai trò của kinh nguyệt đối với sức khỏe phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bắt đầu ở giai đoạn dậy thì và thường diễn ra đều đặn hàng tháng.
Nếu kinh nguyệt xuất hiện đều đặn tức là bạn không mang thai và có sức khỏe bình thường. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra từ 3 – 7 ngày với lượng máu ở mỗi kỳ kinh là 50 – 150ml tùy theo thể trạng. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 – 35 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là khi chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường về tần suất. Đi kèm theo đó là một số triệu chứng như:
• Đau bụng kinh dữ dội
• Rong kinh
• Số ngày hành kinh dài hoặc ngắn bất thường
• Chậm kinh
• Vô kinh
Chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ chặt chẽ với nội tiết tố cũng như chức năng sinh sản của phụ nữ. Kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe sinh lý. Vì vậy, bạn chớ nên chủ quan nhé.
>>> Đọc thêm: ĂN GÌ TRONG CHU KỲ KINH NGUYỆT? CÁCH CHỌN THỰC PHẨM ĐÚNG
1 tháng không có kinh nguyệt có sao không?
1 tháng không có kinh nguyệt khiến trứng không rụng, dẫn đến khó có khả năng thụ thai.
Chậm kinh còn là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sau:
• Rối loạn lo âu, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt
• Mất tập trung
• Khó ngủ hoặc mất ngủ
• Thay đổi ham muốn tình dục
• Thèm ăn hoặc chán ăn
• Tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát
>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN
1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Đây là lo lắng của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng mất kinh.
Trễ kinh 1 tháng có thể do bạn đang mang thai. Nếu đã loại trừ khả năng mang thai, trễ kinh 1 tháng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề bệnh lý hoặc tâm lý.
Vậy 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Để biết nguyên nhân của tình trạng trễ kinh và có biện pháp can thiệp kịp thời, bạn nên thực hiện những bước sau:
• Bạn nên dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm máu kiểm tra khả năng có thai.
• Nếu đã loại trừ khả năng trễ kinh do mang thai thì 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra và xác định nguyên nhân. Khám sản phụ khoa kịp thời sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm.
• Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực.
• Có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên hạn chế ăn món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm đóng hộp.
• Luyện tập thể thao thường xuyên để rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, giữ vóc dáng cân đối.
• Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu Cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không?
• Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng các chất kích thích.
• Tránh sử dụng những loại thuốc gây hại cho sức khỏe về lâu dài như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc giảm cân, thuốc ngủ, thuốc an thần.
Nếu bạn bị trễ kinh 1 – 2 lần thì có thể do những yếu tố bên ngoài như chế độ sinh hoạt, ăn uống, căng thẳng. Nhưng nếu bạn bị trễ kinh thường xuyên và kéo dài, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
>>> Đọc thêm: TOP 15 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC
Nguyên nhân 1 tháng không có kinh nguyệt là do đâu?
Ngoài khả năng mang thai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao, cụ thể:
1. Căng thẳng gây trễ kinh hoặc mất kinh
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ khiến quá trình sản xuất hormone sinh dục bị thay đổi. Từ đó làm cản trở quá trình rụng trứng, khiến kinh nguyệt bị rối loạn hoặc bị mất kinh.
2. Luyện tập thao quá sức ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Rèn luyện thể thao luôn là giải pháp tốt cho sức khỏe, giúp bạn có vóc dáng cân đối.
Tuy nhiên, luyện tập thể thao quá sức khiến hormone tuyến giáp và tuyến yên bị kích thích quá mức. Tình trạng này khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn biến bất thường.
Bạn nên luyện tập thể thao vừa sức và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi đó, cơ thể sẽ sản xuất đầy đủ hormone sinh dục để duy trì và đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
>>> Đọc thêm: BỊ ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG NÊN ĂN GÌ? 32 THỰC PHẨM HỖ TRỢ HIỆU QUẢ
3. 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Do sử dụng một số thuốc gây trễ kinh
Một số thành phần thuốc có tác dụng phụ gây trễ kinh như: thuốc an thần, thuốc có chứa corticosteroids, thuốc đặc trị dùng trong hóa trị.
Các biện pháp tránh thai như que cấy, vòng tránh thai, thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
>>> Đọc thêm: ĂN UỐNG GÌ ĐỂ KINH NGUYỆT RA NHIỀU? 22 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO KINH NGUYỆT
4. Cân nặng thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn có thể bị chậm kinh hoặc mất kinh. Giảm cân cấp tốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn nên thực hiện chế độ giảm cân an toàn và khoa học. Không lạm dụng các biện pháp giảm cân cấp tốc, sử dụng thuốc hoặc thực phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc.
Ngược lại, tăng cân quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Tăng cân quá nhanh khiến trình trao đổi chất và sản xuất hormone sinh dục hoạt động quá mức bình thường. Tình trạng này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, gây trễ kinh.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
5. Sử dụng các chất kích thích làm rối loạn kinh nguyệt
Việc sử dụng nhiều bia rượu có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản của nữ giới. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có khả năng gây chậm kinh. Chất nicotine và khói thuốc lá có tác động tiêu cực đến hormone nữ giới. Hút thuốc lá trong thời gian dài khiến các đường ống dẫn trứng gặp vấn đề, chất lượng và số lượng trứng giảm sút.
6. Viêm nhiễm phụ khoa
1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Có thể là do bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng là nguyên nhân trực tiếp gây chậm kinh.
Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi chu kỳ kinh và những hiện tượng bất thường. Chẳng hạn như hiện tượng máu vón cục, đau bụng dưới, dịch tiết âm đạo có màu bất thường, vùng kín có mùi. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám và điều trị phụ khoa kịp thời.
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG CỦA CỦ NGHỆ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP
7. Tuyến giáp có vấn đề khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng
Tuyến giáp giúp kiểm soát hoạt động của hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến nhược giáp, suy giáp. Ngược lại, bộ phận này hoạt động quá mức sẽ dẫn đến cường giáp. Những tình trạng này đều khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi.
8. Bước vào giai đoạn mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh là lúc phụ nữ chuyển từ tuổi sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt có thể xuất hiện nhiều hoặc ít, đều đặn hoặc chậm kinh, mất kinh. Khi chuyển sang giai đoạn mãn kinh, trứng không còn rụng, kinh nguyệt từ đó sẽ không xuất hiện.
Trễ kinh là hiện tượng phổ biến với nhiều chị em và do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và biết 1, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao. Từ đó bạn nên có biện pháp kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI ÍT AI BIẾT CỦA HOA ATISO ĐỎ
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam