Giày lười (loafer): Từ giày ngư dân trở thành đồng phục thượng lưu

Sự phủ sóng của đôi giày lười trên đôi chân của các siêu mẫu một lần nữa gợi lại câu chuyện thú vị về đôi giày da kinh điển

Hậu đại dịch, những đôi giày gây sốt thường là giày thể thao. Giới sưu tầm (các sneakerhead) khiến cho những đôi giày thể thao phiên bản giới hạn trở thành những item được săn đón, và cũng làm thiệt hại đến doanh thu của giày cao gót. Tuy nhiên, giày lười (loafer) vẫn thu hút một lượng fan bền bỉ nhờ độ đa năng.

Item này liên tiếp xuất hiện cùng các It girl như Hailey Bieber, Kendal Jenner và Bella Hadid trên đường phố. Được yêu thích là vậy vì nó êm ái như giày thể thao lại đẹp cổ điển như giày tây. Do đó dung hòa được giữa vẻ thanh lịch và sự thoải mái.

Tuy đơn giản và quen thuộc, ít ai biết rằng đôi giày này có một câu chuyện lịch sử dài phát triển đằng sau. Để hiểu rõ sức hút riêng của giày lười thì khám phá câu chuyện lịch sử của nó là điều không nên bỏ qua.

Giày lười (loafer) đến từ những ngôi làng đánh cá Bắc Âu

Xuyên suốt thế kỷ 19, những ngôi làng nhỏ ở Na Uy trở thành địa điểm câu cá ưa thích của dân châu Âu. Trong số các fan của bộ môn câu cá có những vận động viên thể thao người Anh. Câu chuyện của giày lười như một item thời thượng bắt đầu từ đây, khi họ chú ý đến những mẫu giày xỏ chân (slip on) bằng da thuộc độc đáo mà tiện dụng của ngư dân địa phương.

Những đôi giày bằng da xỏ chân này được gọi là “tesers” trong tiếng địa phương. Phom dáng rất khác biệt so với giày buộc dây quen thuộc với người Anh, và cũng rất tiện lợi. Do đó, dân du lịch Anh Quốc đã học hỏi ngư dân Na Uy và đưa tesers ngược trở về quê hương.

Một thanh niên từ Bjerkeland gần Bergen mặc trang phục dân gian và đi giày bệt. Ảnh chụp trước năm 1870. Ảnh: Marcus Selmer

Mặc dù được giới thiệu đến một số khu vực của Châu Âu, giày xỏ chân (slip on) không thực sự được ưa chuộng. Nó chỉ được biết rộng rãi cho đến cuối thế kỷ 1930 nhờ tham vọng của người thợ đóng giày người Na Uy, Nils Gregoriusson Tveranger.

Ảnh: National Library of Norway

Niềm đam mê đóng giày của Tveranger đã phát triển trong suốt 7 năm làm việc ở Bắc Mỹ, nơi ông học nghề và tìm cảm hứng từ những chiếc giày da moccasins của bộ lạc da đỏ Iroquois. Sau khi đúc kết được những kinh nghiệm riêng của mình, thiết kế giày của người da đỏ ở Bắc Mỹ và thiết kế giày giống giày moccasin truyền thống của người dân Aurland, Tveranger đã tạo ra “Aurland moccasin”, sau này được gọi là “giày Aurland”. Những lần thay đổi này được cấp bằng sáng chế vào đầu năm 1920.

Nhu cầu cho những chiếc giày bắt đầu vượt ra khỏi biên giới của của Na Uy và lan rộng ra khắp châu Âu. Kết quả là, các du khách Mỹ bắt đầu chú ý đến nó nhờ sự sự quen thuộc và mối liên hệ với những chiếc giày da đanh Iroquois.

Giày da Mỹ với tên gọi Weejun

Tạp chí Esquire đã viết một bài báo giới thiệu về đôi giày Aurland cùng với hình ảnh những người nông dân Na Uy mang chúng trong các trang trại gia súc, giúp mở đường cho sự nổi tiếng của đôi giày này tại Mỹ.

Chiếc giày còn tăng độ danh tiếng hơn vào giữa những năm 1930 khi người ta tin rằng Esquire đã hợp tác với cửa hàng uy tín ở New York, Rogers Peet Co để bắt đầu quảng cáo và bán giày Na Uy. Tuy vậy, họ cần nhà sản xuất riêng ở Mỹ để mở rộng điểm bán hàng.

G.H. Bass & Co sau đó đã được cả Esquire và Rogers Peet Co liên hệ để sản xuất một phiên bản mới của “loafer”, được gọi là “Weejun”. Weejun nổi bật với một dải da được đính ngang trên phần saddle của giày. Quảng cáo Weejun đầu tiên xuất hiện trên tờ The New York Herald Tribune và sản phẩm được bán trong cửa hàng Rogers Peet Co.

Ảnh: Ivy-style

Chinh phục tầng lớp thượng lưu: Ivy League

Là loại giày được lựa chọn bởi tầng lớp thượng lưu của Mỹ vì chất lượng và kỹ thuật thủ công khéo léo, được bổ sung với “Made in America”, Weejun nhanh chóng tiến vào các trường Ivy League, thu hút tầng lớp trẻ tuổi vì độ bền, giá cả hợp lý và tính lý hoạt phù hợp với hầu hết các kiểu trang phục.

Giới trẻ Ivy cũng đã góp phần tạo ra sức hút của đôi giày này với những cách riêng như mang Weejun không kèm tất và tạo ra thuật ngữ “penny” loafer. Tất cả đều bắt nguồn từ việc những đồng xu keng (penny) được nhét vào phần khoét trên mu của giày. Đến bây giờ, hiếm ai giải thích được tại sao xu hướng này lại bắt đầu!

Nhờ sự thành công của phiên bản Penny Loafer mà các phiên bản đến sau như Tassel Loafer cũng nhanh chóng thu hút được niềm yêu thích vẻ đẹp cổ điển. Đến nay, đôi giày lười đã trở thành một item kinh điển trong tủ đồ. Tính thoải mái và linh hoạt, vẻ đẹp cổ điển khó lỗi mốt, khả năng phối đồ đa năng chính là thế mạnh của giày lười.

>>> XEM THÊM: GUCCI HORSEBIT LOAFER, ĐÔI GIÀY LƯỜI CỨU CÁNH NHÀ MỐT Ý TRONG THỜI KỲ TĂM TỐI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm