Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Đáp án chính xác là gì?

Nhiều người thắc mắc uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Sử dụng vitamin E như thế nào là đúng cách và cần lưu ý những gì?

Vitamin E có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E không đúng cách có thể gây tác dụng phụ. Vậy dùng vitamin E như thế nào cho tốt? Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Những tác dụng của vitamin E với sức khỏe

Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Để biết uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, bạn hãy tham khảo một số công dụng của loại vitamin này.

• Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại sự gây hại của các gốc tự do.

• Vitamin E giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

• Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E liều cao có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh Alzheimer thể nhẹ đến trung bình.

• Vitamin E hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể nhờ khả năng chống oxy hóa.

• Vitamin E thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu.

• Vitamin E góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh đãng trí, mất trí nhớ ở người cao tuổi.

• Vitamin E được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp da. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa tình trạng da bị bong tróc, da khô, da thâm nám. Ngoài ra, vitamin E còn giúp chữa lành các vết thương trên da, ngăn ngừa tác động của tia UV.

>>> Đọc thêm: CÁCH LÀM ĐẸP DA BẰNG VITAMIN E CHO LÀN DA TRẮNG SÁNG

BỎ TÚI 6 CÁCH TRỊ THÂM MÔI BẰNG VITAMIN E HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG

CÁCH TRỊ MỤN BẰNG VITAMIN E CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ NHƯ BẠN NGHĨ?

Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Chu kỳ kinh nguyệt có quan hệ mật thiết đến sức khỏe, nội tiết tố cũng như chức năng sinh sản ở nữ giới. Nhiều chị em lo lắng việc bổ sung vitamin E sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Vậy uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Một nghiên cứu từ trường Đại học ở Iran cho thấy vitamin E giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Nghiên cứu được thực hiện với 280 cô gái ở độ tuổi 15 – 17 tuổi. Các cô gái này đều gặp tình trạng đau bụng kinh, trong đó 10% trải qua những cơn đau nghiêm trọng.

Các đối tượng mẫu được chia thành hai nhóm: nhóm được bổ sung vitamin E đều đặn và nhóm còn lại thì không. Sau 4 kỳ kinh nguyệt, nhóm dùng vitamin E đã cải thiện triệu chứng đau bụng kinh rõ rệt.

Các chuyên gia cho rằng vitamin E có khả năng giảm các triệu chứng như đau bụng, đau nửa đầu, đau tức ngực trong giai đoạn hành kinh. Ngoài ra, vitamin E còn hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Công dụng này giúp điều hòa tâm sinh lý chị em trong những ngày đèn đỏ.

Nếu đang thắc mắc uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không thì bạn yên tâm nhé. Vitamin E có tác dụng hỗ trợ cân bằng hormone, ngăn ngừa nguy cơ rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa. Vì vậy, uống vitamin E hoàn toàn không ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Uống vitamin E có tác dụng gì trong những ngày đèn đỏ?

uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Như vậy, uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không thì câu trả lời là không. Ngược lại, vitamin E còn đem đến một số ích lợi cho chị em. Cụ thể:

1. Vitamin E giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi hành kinh

Vitamin E có thể chống lại chứng đau nửa đầu, tức ngực, đau bụng vào những ngày đèn đỏ. Bổ sung vitamin E giúp cân bằng hormone, ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vitamin E góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu khi có kinh nguyệt. Đây là phương pháp hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng kích thích sự phát triển của hormone estrogen trong nội mạc tử cung. Từ đó giảm các triệu chứng bất thường trong kỳ kinh và các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục.

giảm các triệu chứng khó chịu khi hành kinh

2. Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Hỗ trợ điều hòa nội tiết tố

Bổ sung vitamin E giúp điều hòa nội tiết tố, duy trì chức năng của cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, vitamin E còn kích thích sự phát triển của nang noãn. Điều này có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng khó thụ thai, sảy thai và sinh non.

3. Vitamin E giúp lớp niêm mạc tử cung dày hơn

Niêm mạc tử cung mỏng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Bổ sung đủ lượng vitamin E mỗi ngày giúp tăng lưu lượng máu tới động mạch, tăng độ dày niêm mạc tử cung. Những tác dụng này hỗ trợ cải thiện khả năng thụ thai ở phụ nữ.

4. Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Hỗ trợ điều trị đa nang buồng trứng

Vitamin giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện quá trình chuyển hóa chất, làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Bổ sung vitamin E với liều lượng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị đa nang buồng trứng ở phụ nữ.

Hỗ trợ điều trị đa nang buồng trứng

5. Vitamin E có công dụng trong điều trị xơ nang vú

Vitamin E có tác dụng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ điều hòa nội tiết tố ở nữ giới. Bổ sung vitamin E đầy đủ giúp hạn chế sự phát triển của các khối u xơ nang vú.

6. Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Giúp bảo vệ túi ối trong quá trình mang thai

Túi ối có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong tử cung. Vitamin E giúp màng túi ối dày hơn, ngăn ngừa tình trạng vỡ túi ối.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

Bổ sung vitamin E như thế nào là đúng cách?

Bổ sung vitamin E như thế nào là đúng cách

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến nội tiết tố. Ngược lại, nếu dư thừa vitamin E gây ngộ độc và ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể. Tình trạng này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.

Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để bổ sung vitamin E đúng cách.

• Uống vitamin E trước và sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 – 3 ngày giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

• Nhu cầu bổ sung vitamin E từ thực phẩm hoặc viên uống ở người trưởng thành là 15 mg/ngày.

• Những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu chỉ nên bổ sung vitamin E khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

• Không nên sử dụng vitamin trong thời gian dài. Nếu muốn uống vitamin E để làm đẹp, bạn chỉ nên bổ sung trong 1 – 2 tháng.

>>> Đọc thêm: TOP 15 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC

Tác hại khi sử dụng vitamin E quá liều

Tác hại khi sử dụng vitamin E quá liều

Nếu dùng vitamin E liều cao (>3.000 IU/ngày) có thể gây ra những triệu chứng sau:

• Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy
• Đau đầu, mệt mỏi
• Phát ban
• Suy giảm thị lực
• Gây rối loạn chức năng thận

Một số nghiên cứu cho thấy rằng thai phụ sử dụng quá nhiều vitamin E có thể khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung vitamin E.

>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Trường hợp nào không nên uống vitamin E?

Trường hợp nào không nên uống vitamin E

Những trường hợp sau đây không nên uống vitamin E hoặc phải cần sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng:

• Người có tiền sử bị bệnh tim, đột quỵ

• Người thiếu vitamin K hoặc đang bổ sung vitamin K

• Người mắc bệnh viêm võng mạc

• Người mắc bệnh tiểu đường

• Người mắc các bệnh về gan

• Người sắp thực hiện phẫu thuật

• Người vừa trải qua phẫu thuật

• Người mắc bệnh ung thư

• Người đang uống các loại thuốc chống đông máu

>>> Đọc thêm: ĂN UỐNG GÌ ĐỂ KINH NGUYỆT RA NHIỀU? 22 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO KINH NGUYỆT

Những thực phẩm nào chứa nhiều vitamin E?

thực phẩm giàu vitamin e

Uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không và các cách bổ sung vitamin E là gì? Ngoài viên uống vitamin E, thực phẩm là nguồn bổ sung vitamin E tốt nhất và an toàn nhất. Trước hết, bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, không chứa nhiều chất béo và các cholesterol có hại. Những thực phẩm giàu vitamin E phải kể đến như:

• Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, măng tây.

• Thịt gia cầm, hải sản, lòng đỏ trứng gà.

• Quả bơ là loại quả giàu chất dinh dưỡng như vitamin E, C, K, các nhóm vitamin B, kali.

• Cà chua giàu vitamin E, sắt, kali, K, axit folic.

• Đu đủ có thể cung cấp 17% hàm lượng vitamin E cần bổ sung cho 1 ngày.

• Kiwi chứa nhiều vitamin E, C tăng sức đề kháng và khả năng thụ thai.

• Ớt chuông giàu vitamin E, vitamin C, sắt và chất chống oxy hóa.

• Các loại hạt, đậu như đậu phộng, hạt hướng dương, hạnh nhân.

Tuy nhiên, khi bạn bị thiếu vitamin E trầm trọng, việc bổ sung qua các thực phẩm hàng ngày sẽ không đủ. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và bổ sung viên uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện thể thao lành mạnh và khoa học để khỏe mạnh hơn.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm