Sau Singapore; Thái Lan và Campuchia; đất nước Đài Loan đang là điểm đến rất được du khách Việt ưa chuộng bởi cự ly không xa; giá tour không đắt. Việc di chuyển từ Việt Nam sang Đài Loan khá dễ dàng; tiếng Việt cũng mới được bổ sung trong các phương tiện giao thông công cộng bên cạnh tiếng Anh và Hoa.
Mùa hè khi hoa đào nở rộ cũng là lúc hòn đảo xinh xắn này đón nhiều khách thập phương. Với tôi; xứ Đài không chỉ có nhiều nơi để khám phá mà còn hội tụ nhiều điều hấp dẫn.
Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch – Memorial Hall Square
Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch (Chang Kei-shek Memorial Hall) nằm giữa Quảng trường Tự Do. Đây là một quần thể kiến trúc hiện đại nổi tiếng nhất nhì Đài Loan; cũng là một trong những địa điểm đón khách du lịch đông nhất. Hầu như ai đến Đài Bắc – thủ phủ đất nước Đài Loan– cũng phải ghé nơi này; và tôi cũng không ngoại lệ.
Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch được xây dựng từ đá cẩm thạch trắng với mái ngói xanh trên nền màu đỏ. Cầu thang dẫn lên đài có 89 bậc thang; tượng trưng cho tuổi thọ của Tưởng Giới Thạch năm ông qua đời. Trong đài tưởng niệm có một bức tượng khổng lồ bằng đồng của Tưởng Giới Thạch đang ngồi trên ghế; xung quanh là những người lính trang nghiêm đứng bảo vệ. Đây cũng là nơi có vị trí đẹp nhất để nhìn bao quát cả quảng trường rộng lớn và khung cảnh xung quanh. Vẻ hoành tráng của không gian kiến trúc dễ gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Đã định rời đi; nhưng quang cảnh lễ đổi phiên gác diễn ra sau đó đã giữ chân tôi hàng giờ đồng hồ. Không gian rất đông người đang rộn ràng nhiều âm thanh bỗng trở nên yên ắng; mọi người đều giữ trật tự và háo hức chờ. Chỉ có tiếng vang tanh tách rất nhỏ của màn trập máy ảnh; điện thoại…
Những người lính gác đứng bất động hai bên tượng đài bất ngờ cử động; lần lượt thực hiện cùng lúc các động tác rời vị trí một cách gãy gọn; thuần thục và dứt khoát. Tốp lính đổi phiên tiến vào bên trong nhà tưởng niệm cũng vậy. Tiếng chân bước; nện xuống sàn; tiếng báng súng gập vang lên đều tăm tắp theo từng nhịp nghỉ ngắn dài; tạo nên những âm thanh gãy gọn mà uy nghiêm.
Họ đi đủ một vòng; rất đều; rất đẹp trước khi mất hút vào phía sau tòa nhà; trả lại sự đông đúc và nhộn nhịp quen thuộc cho đám đông. Đây là một trong những điều thú vị nhất của hành trình khám phá Đài Loan. Thế nên khi đến đây; bạn nhớ xem đồng hồ nhé. Cứ đầu mỗi canh giờ; bạn sẽ được xem.
Phải đến Alisan để đi bộ và ngồi xe lửa
Với phương tiện giao thông thuận tiện; bạn chỉ mất khoảng 1.180 Đài tệ (145 Đài tệ (TWD) tương đương 780 VND) và 1;5 giờ trên tàu siêu tốc (THSR) để di chuyển từ Đài Bắc đến thành phố Chiayi (Gia Nghĩa). Mất thêm 2 giờ đi xe buýt trên con đường khá quanh co nữa là tới đỉnh Alishan nổi tiếng. Ở đó; tôi thỏa sức thưởng thức khung cảnh từ độ cao 30m; lên đến độ cao 2.600m. Hành trình đi bộ leo núi thong dong của tôi bắt đầu trong tiết trời lạnh có mưa.
Alishan rất phù hợp cho những kẻ lữ hành mộng mơ; thích thả mình vào thiên nhiên trong lành và nhìn ngắm vẻ đẹp trữ tình đậm màu xanh núi rừng. Cảnh rừng nơi đây đẹp như tranh. Tôi cứ nghĩ mình không may khi gặp mưa; nhưng hóa ra đi bộ xuyên rừng Alishan trong làn mưa và mờ sương thật thích. Những cây thông; cây bách cao hun hút và đứng thẳng đã hàng trăm; thậm chí nghìn năm; trên thân đã tróc nhiều lớp vỏ. Nhìn cây; tôi không khỏi phân vân cây bao nhiêu tuổi. Có rất nhiều mảng địa y mọc; tạo thành những mảng xanh đậm dấu thời gian. Thi thoảng; có những đoạn suối nhỏ róc rách dưới mấy chân cầu gỗ bắc ngang rừng; quyện giữa chúng là màn sương khi mờ khi tỏ.
Lối dành riêng cho người đi bộ xuyên rừng khá thoáng đãng; cũng không quá nhiều dốc cao đến mức đòi hỏi du khách phải có sức khỏe phi thường. Con đường rợp bóng thông đưa tôi đến hồ Tỷ Muội; gồm hai hồ to nhỏ nằm cạnh nhau. Nước mặt hồ chị xanh ngắt; hai mái tranh như hai chị em gái nép vào nhau.
Xung quanh là những hàng cây rủ bóng xuống mặt nước trông thật êm đềm. Tôi khẽ huýt sáo và bước chân theo điệu nhạc trong headphone mà mình cố tình mở lúc này. Nó góp thêm sự sảng khoái của kẻ đi bộ khi đôi lúc thấy mình như lạc vào cảnh tiên; nhất là khi đi ngang qua dưới những cây đào mọc rải rác hay thành từng cụm ở khắp nơi. Tháng Ba; Tư này là mùa hoa đào nở rộ nhất.
Trong hành trình đi quanh Alishan; tôi không quên tranh thủ trải nghiệm xe lửa Alishan Forest Railway trứ danh khi xuống núi trở lại. Đây là một đoạn ngắn của tuyến xe lửa độc đáo được Nhật Bản khởi công xây dựng vào năm 1899.
Trên thế giới chỉ còn lại ba cung đường sắt trong rừng; và Alishan Railway là một trong số đó. Khi chân đã mỏi; ngồi nghỉ ngơi trong khoang tàu băng rừng; nhấp nhô lên xuống hay lượn quanh các triền núi ngắm khung cảnh chung quanh trong tiếng xình xịch quả là thú vị và khoan khoái.
Ngôi nhà trong cây độc đáo ở Đài Nam
Ngôi nhà này nằm ở phía bắc thành phố Đài Nam; tên thường gọi là Tree House hay An Bình. Ngay cái tên đã phản ánh được điểm tham quan này có gì. Song chỉ khi tận mắt chứng kiến ngôi nhà mát rượi vì cây xanh; tôi mới trầm trồ ngưỡng mộ vì sự sống vô tình của thiên nhiên đã tạo ra điều độc đáo.
Một nhà kho lớn bỏ hoang lâu năm trở thành nơi để cây đa cổ thụ mọc bên cạnh xâm lấn; bao phủ theo thời gian; lan tỏa vũ điệu sự sống thông qua thân cành rễ lá uyển chuyển dọc ngang xuôi ngược ngôi nhà; tạo thành khung cảnh độc đáo. Ngôi nhà kho chỉ vài chục năm thôi nhưng cây đa cổ thụ này thì chí ít cũng vài trăm năm. Chúng phát triển đến nỗi rễ cây bao kín gần hết các mảng tường; cửa sổ; các phòng và xuyên qua cả vòm mái. Rất nhiều khoảng tường bê-tông bị cành và rễ cây xuyên qua mà ngỡ rằng nó được đan xen như một khối không rời. Ngôi nhà không còn mái. Mái chính là những tàn cây rậm rạp to lớn bao phủ toàn bộ.
Bên trong nhà có một căn phòng được trưng bày như bảo tàng mini về hệ thực vật địa phương. Tôi cố tình đi bộ hết tất cả các ngóc ngách; từ dưới đất lên sàn quan sát trên cao nằm giữa các tán cây để có thể nhìn xuống nhà kho từ bên trên. Phải công nhận lối đi tham quan được thiết kế rất khéo léo; giúp cho du khách được bao quát hết ngôi nhà mà không xâm hại đến cây đa cổ thụ này.
Du khách Việt ai cũng đến chùa này khi ghé Cao Hùng
Có thể nói ngay mà không cần suy nghĩ; đó là Phật Quang Sơn tự. Đây là quần thể kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất Đài Loan có từ năm 1976. Sau thời gian dài; vùng đất hoang sơ đã trở thành thánh địa Phật giáo rộng lớn; quy mô với kiến trúc độc đáo; nổi bật nhất Đài Loan. Ở đây có tượng Phật A Di Đà rất lớn; được xem là pho tượng bằng đồng cao nhất thế giới với chiều cao 108m.
Ngoài hàng nghìn pho tượng Phật dát vàng quý giá còn có 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm người sao chép tay khi đến thờ lạy tại đây. Bạn phải dành ít nhất một buổi để tham quan ngôi chùa lớn nhất Đài Loan này vì độ rộng lớn của nó. Không thể không thêm rằng tôi không chỉ choáng ngợp vì ngôi chùa quá to lớn đi đến mỏi chân này. Đây còn là lần đầu tiên tôi thấy trong khuôn viên một ngôi chùa có… quán cà-phê Starbucks.
Bài và ảnh: Lê Minh Hạ, tư liệu
Tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam