Tommy Hilfiger ứng dụng công nghệ AI vào game thời trang FashionVerse

Tommy Hilfiger ra mắt FashionVerse, trò chơi thời trang ứng dụng AI, mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu vào thế giới ảo để tiếp cận người tiêu dùng trẻ hơn.

Chân dung Tommy Hilfiger. Ảnh: Nick Mele

Nhiều nhà sáng lập thương hiệu thời trang bước qua tuổi trung niên đã chuyển giao quyền điều hành sang thế hệ kế thừa hoặc bán đi thương hiệu. Nhưng Tommy Hilfiger vẫn còn rất minh mẫn và không ngừng đổi mới, bắt kịp xu hướng thời đại, để mang lại những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

Mới đây, Tommy Hilfiger thông báo ra mắt FashionVerse, game thời trang ứng dụng AI trên di động, áp dụng xu hướng game hóa (gamification) vào thời trang.

Đôi điều về FashionVerse, app game thời trang của Tommy Hilfiger

trò chơi

Ảnh: FashionVerse

Tommy Hilfiger, thông qua công ty đầu tư của mình là Hilfiger Ventures, đã tạo ra một app game thời trang do chính ông thiết kế. Ứng dụng này mang tên FashionVerse, nhắm đến những người tiêu dùng thời trang thuộc thế hệ millennial và Gen Z.

Đây là trò chơi di động đầu tiên sử dụng AI để nâng cao hình ảnh 3D – có nghĩa là đồ họa của nó vượt trội hơn những gì hiện có trên thị trường.

Đối với các thương hiệu thời trang và người tiêu dùng thời trang truyền thống, đồ họa của các trò chơi thời trang trên di động hiện nay đã khiến họ mất hứng thú. Theo Tommy Hilfiger, thẩm mỹ của trò chơi vẫn cần được cải tiến để phục vụ nhu cầu của tín đồ thời trang.

Ông chia sẻ: “Những người chơi thể thao trên di động thường không quan tâm nhiều đến hình ảnh bởi vì họ quan tâm đến sự cạnh tranh hơn. Trong khi đó, người chơi thời trang sẽ muốn thấy những bộ trang phục 3D thực và hình ảnh mỹ mãn.”

FashionVerse ứng dụng AI

FashionVerse mang đến cho người chơi những trải nghiêm siêu thực về mặt đồ hoạ. Ảnh: FahsionVerse

FashionVerse là một game thời trang tương tác, cho phép người chơi phối đồ cho những nhân vật ảo giống như người thật, với các nhân vật, trang phục, cảnh quan và phụ kiện 3D có vẻ ngoài trông như thật do AI tạo ra.

Sau đó người chơi tham gia vào các thử thách thời trang khác nhau, chia sẻ tác phẩm của mình với cộng đồng và bình chọn cho những bộ cánh yêu thích.

Để sở hữu các bộ trang phục mới, người chơi có thể lựa chọn trả tiền hoặc nhận phần thưởng khi tham gia các thử thách. Trò chơi cũng sẽ có những sự kiện pop-up ảo kéo dài hai tuần, với sự tham gia của các thương hiệu thời trang, giải trí, nghệ thuật và làm đẹp.

trò chơi

Người chơi sẽ bình chọn cho trang phục họ yêu thích hơn trên FashionVerse. Ảnh: FashionVerse

Ý tưởng về game thời trang FashionVerse do chính Tommy Hilfiger nghĩ ra. Ông hợp tác với công ty công nghệ trò chơi điện tử Tilting Point và công ty thiết kế Brandible để biến FashionVerse thành hiện thực.

Tommy cho biết: “Một trong những mục tiêu cuộc đời của tôi là làm cho thời trang trở nên dễ tiếp cận hơn. Khi thấy nhiều người tương tác với thời trang qua điện thoại của họ, tôi nghĩ, phải có một cách để mang tất cả mọi người lại với nhau trong một cộng đồng, cung cấp một trải nghiệm thú vị hơn.”

Trò chơi điện tử là thị trường bán lẻ tiềm năng cho các thương hiệu thời trang

trò chơi

Ảnh: FashionVerse

“Tôi thực sự tin rằng trò chơi điện tử sẽ là một nền tảng bán lẻ khác trong tương lai”, Tommy Hilfiger nói.

Bằng chứng cho việc ấy là những số lợi nhuận khủng mà các ứng dụng e-sports và trò chơi điện tử khác đã thu về sau khi ra mắt. Lượng mua sắm diễn ra trong quá trình chơi game nhiều đến mức đáng kinh ngạc.

Doanh thu trò chơi điện tử dự kiến sẽ đạt tới 665 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2030. Phần lớn doanh thu này đến từ việc mua sắm các mặt hàng ảo trong trò chơi. Trong năm 2021, 3/4 doanh thu trò chơi đến từ việc mua hàng hóa ảo trong trò chơi. Năm 2023, 62% người lớn và 76% trẻ em ở Mỹ chơi trò chơi điện tử.

trò chơi

Doanh thu trò chơi điện tử dự kiến sẽ đạt tới 665 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2030. Ảnh: FahsionVerse

Theo Geeiq, Fashion Klossette mới của Karlie Kloss mời các game thủ Roblox tham gia thiết kế đồ cho các chiến dịch và photoshoot thời trang và đã nhận được hơn 27 triệu lượt truy cập kể từ khi ra mắt vào tháng 3. Pocket Styler cũng là một ứng dụng trò chơi thời trang phổ biến có 21 triệu lượt tải về và một nền tảng mới “Studio” cho phép người chơi thiết kế trang phục của riêng họ cho ứng dụng.

Các yếu tố của trò chơi điện tử đã mở rộng ra ngoài phạm vi truyền thống. Đối với các thương hiệu thời trang, trò chơi điện tử là một cách để mở rộng nguồn thu và tiếp cận với người tiêu dùng trẻ hơn. Cơ hội này tập trung xung quanh khái niệm người chơi thể hiện bản thân qua các nhân vật ảo của họ và việc họ sẵn sàng trả tiền để nâng cấp ngoại hình cho nhân vật ảo của mình.

Ứng dụng FashionVerse hiện đã có mặt tại Apple’s App Store, Google Play, và Netflix.

THỜI TRANG VÀ CÔNG NGHỆ:

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm