Vén màn lịch sử, tiết lộ thân phận thật sự của Miss Dior

Một nghi thức nhỏ bẻ tỏ lòng tôn kính có lẽ là điều mà chúng ta nên làm mỗi khi mở nắp một chai nước hoa Miss Dior, bởi đây là tượng đài của một nữ anh hùng kháng chiến Pháp

Gương mặt đại diện lâu năm của Miss Dior, Natalie Portman

Gương mặt đại diện lâu năm của Miss Dior, Natalie Portman

Miss Dior là một dòng nước hoa biểu tượng không chỉ của Dior mà còn trong lịch sử thời trang cũng như ngành công nghiệp dầu hương thế giới. Hình ảnh Miss Dior ngày nay được khắc họa bởi một Natalie Portman quyến rũ quá thành công. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tò mò rằng nhân vật Miss Dior là ai?

Câu chuyện về những con người sẵn sàng mạo hiểm, hiến dâng bản thân cho những lý tưởng cao quý luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo nghệ thuật. Và Christian Dior đã dành một hương thơm tuyêt đẹp cho một lý tưởng cao quý như vậy.

Miss Dior là ai?

Trong số những người em của mình là Raymond Dior; Jacqueline Dior; Bernard Dior, thì Catherine Dior là cô em gái mà nhà thiết kế thời trang đại tài người Pháp Christian Dior yêu thương nhất. Tên thật của bà là Ginette. Nhưng sau đó bà đã thay đổi tên gọi của mình thành Catherine. Gia đình và những người bạn thân thiết còn gọi bà với biệt danh Caro (trong tiếng Ý có nghĩa là “yêu dấu”).

Cho buổi trình diễn bộ sưu tập đầu tiên của mình, Christian Dior đã chuẩn bị một mùi hương nước hoa đặc biệt. Nhưng thậm chí đến trước thềm show diễn, tên gọi cho hương thơm này vẫn chưa có.

Trong lúc Christian Dior và bạn bè của mình đang cùng nhau thảo luận. Em gái của ông, Catherine Dior đẩy cửa bước vào. Một người bạn thân thiết và cũng là một trong những nàng thơ của Dior, Mitzah Bricard, đã thốt lên, “Here comes Miss Dior”, tức “tiểu thư nhà Dior đây rồi”.

Chính khoảnh khắc đó, Christian Dior đã nghĩ trong đầu “quả thật là một cái tên hoàn hảo!”. Chính khoảnh khắc định mệnh đó; khoảnh khắc mà Catherine Dior bước vào dinh thự 30 Montaigne đã đi vào huyền thoại. Và Miss Dior đã trở thành tên của mùi hương đầu tiên của nhà mốt.

Người phụ nữ can trường kháng chiến

Dù chỉ là người ở hậu phương, bà vẫn được rất nhiều người biết đến. Bà có những cống hiến của bản thân cho một kỷ nguyên nổi tiếng của lịch sử nước Pháp, thời kỳ Kháng chiến Pháp. Trong Thế chiến II, Catherine Dior đóng vai trò chủ chốt trong một đơn vị tình báo Pháp-Ba Lan.

Cuộc gặp gỡ với Hervé des Charbonneries – một trong những người sáng lập nên Kháng chiến Pháp vào tháng 11 năm 1941. Đây là một trong những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất trong cuộc đời của bà. Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy như chất xúc tác. Nó truyền cho bà những cảm hứng và động lực mạnh mẽ. Và bà đã dành trọn cả trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ để góp sức cho cuộc cách mạng này.

Charbonneries đã hoạt động với vai trò đặc vụ trong đơn vị. Bà tham gia thu thập thông tin về vũ khí và hoạt động của quân đội Đức. Catherine đã nghe theo tiếng gọi của con tim và đi theo Charbonneries hoạt động cách mạng. Nhưng điều khiến bà kiên định với nhiệm vụ của mình không phải là tình yêu mù quáng của một người đàn bà. Hơn trên hết, đó là bởi sự gắn bó và trách nhiệm của bản thân.

Những nỗi đau chiến tranh

Khi quân đội Mỹ tiến quân vào Paris vào mùa hè năm 1944. Vòng vây xung quanh Gestapo được thắt chặt. Đảng Đức Quốc xã bắt đầu trục xuất những thành phần đối kháng đến các trại tập trung. Catherine Dior bị bắt vào tháng 7 năm 1944 và bị tra khảo. Với tất cả nỗ lực của bản thân, Christian Dior đã tìm mọi cách, kể cả việc cầu xin Raoul Nording – lãnh sự quán Thụy Điển, để có thể cứu lấy em gái mình.

Nhưng nỗ lực của ông cũng không ngăn được việc Catherie bị tù đày. Bà bị đẩy lên con tàu hướng tới Buchenwald vào một buổi sáng định mệnh cùng với 593 phụ nữ khác. Bà được đưa đến trại cải tạo phụ nữ Ravensbrück. Tại đây bà bị bắt làm những công việc cực nhọc trong những điều kiện nguy hiểm của nhà máy sản xuất chất nổ nhà tù quân sự Turgau suốt 10 tháng sau đó.

Catherine đã may mắn sống sót sau thử thách. Sau khi được trả tự do, một Catherine xinh đẹp khỏe mạnh đã biến mất. Thay vào đó, chiến tranh trả lại một Catherine tiều tụy hao gầy. Bà mang trên mình những vết thương về cả thể chất và tinh thần với chứng bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn. Nhờ vào sự động viên không ngừng nghỉ của anh trai. Bà đã dần hồi phục và can đảm đứng ra làm nhân chứng trong một phiên tòa xét xử những người đang điều hành văn phòng của Gestapo tại Paris năm 1952.

Chiến tranh đã chia rẽ biết bao nhiêu gia đình. Gia đình của Dior cũng không ngoại lệ. Để đổi lấy việc được phép ở lại Paris. Anh trai Christian của bà đã rất may mắn khi có được công việc thiết kế váy cho vợ của các sĩ quan Đức quốc xã. Và Pierre Balmain, hai người trong số họ làm việc cho ngôi nhà của Lucien Lelong vào thời điểm đó. Đây cũng là cơ hội để ông gìn giữ linh hồn thời trang nước Pháp khỏi mối đe dọa trục xuất hàng loạt tới Berlin.

Sau khi Catherine được trả lại sự tự do, Christian đã quyết định dành tặng mùi hương nước hoa đầu tiên của mình cho cô em gái để tôn vinh bà.

Những đóng góp được ghi nhận và vinh danh

Những nỗi đau của Catherine cuối cùng cũng đươc ghi nhận và đền đáp xứng đáp khi bà được trao tặng Huân chương chiến công (thường chỉ dành cho các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp); thập tự quân của chiến binh tình nguyện kháng chiến; Huân chương của Đức Vua cho lòng can đảm do nước Anh cấp. Và đặc biệt là chức Hiệp sĩ của huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.

Catherine Dior cũng trở thành một “mandataire en fleurs coupées”, một vinh dự hiếm hoi tạm dịch là “người đại diện của hoa”. Vẫn gắn bó với người yêu thời kháng chiến của mình là Hervé des Charbonneries. Họ cùng nhau bắt đầu công việc tại chợ Les Halles ở Paris. Cùng thức dậy lúc 4 giờ sáng để đúng giờ giao hoa tươi đi toàn thế giới. Cho đến cuối cùng, niềm yêu thích say mê của Catherine vẫn là dành cho những đóa hoa. Bà đã tự tay trồng nên những vườn hoa hồng và hoa nhài ở Les Naÿsses; ở Callian, một thị trấn cách Grasse vài km ở vùng Provence-Alpes-Côte’Azur bình dị.

Château de La Colle Noire chính là nguồn cảm hứng vô tận cho Christian Dior. Nó giúp ông tìm lại ý tưởng về những hương. Sau khi vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 đã gần hư phá hủy gia tộc Maurice Dior; và trục xuất họ khỏi căn biệt thự sang trọng ở Normandy.

Vào những năm 1930, chính quyền thành phố Granville đã mua lại khu biệt thự Nornamdy. Họ có ý định phá hủy nó để quy hoạch thành khu công viên công cộng. May mắn thay, đến giữa những năm 1990, nó đã được chuyển thành Bảo tàng Christian Dior. Nơi mà Catherine đã đóng vai trò Chủ tịch danh dự cho đến khi bà qua đời.

Miss Dior, hương nước hoa của tình yêu và kỷ niệm

Trong khi đó, Christian Dior lại yêu những cánh đồng hoa nhài; hoa oải hương; đặc biệt là hoa hồng tháng năm ở miền Nam nước Pháp. Sự hòa quyện ấy đã khiến dấu vết của những ký ức mùa hè ngọt ngào chất chứa trong từng chai nước hoa Miss Dior. Ký ức ấy hiện lên rõ nét với thiết kế cổ điển nhưng không kém phần lãng mạn…

Trong cuốn tự truyện của mình, Christian Dior đã viết: “Điều khiến tôi nhớ nhất về những người phụ nữ trong ký ức thời thơ ấu của mình không gì khác chính là mùi hương nước hoa của họ. Mùi hương đọng lại lâu hơn những khoảnh khắc.” Christian Dior đã gửi vào Miss Dior những ký ức sinh động nhất. Về cô em gái đặc biệt mà ông hết lòng thương yêu.

Miss Dior là một minh chứng; là lời nhắn nhủ của Christian Dior tới chúng ra: Có những cảm xúc tưởng như nhất thời, nhưng sẽ sống mãi với thời gian. Cũng như tình yêu của Catherine Dior và Hervé des Charbonneries. Vượt qua bao gian khó của chiến tranh để rồi đến cuối đời tình yêu của họ vẫn đẹp như một đóa hoa.

Harper’s Bazaar Việt Nam 

Xem thêm