HOÀNG HẬU SIRIKIT, NÀNG THƠ CỦA NHÀ THIẾT KẾ PIERRE BALMAIN

Là một trong những biểu tượng thời trang đình đám của thế giới những năm 50-60, hoàng hậu Thái Lan Sirikit đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Thái Lan

Không ai có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn trong lịch sử ngành dệt lụa Thái Lan hơn hoàng hậu Sirikit. Bà là người đã mang đến những thay đổi sâu sắc đối với tư duy về thẩm mỹ và thời trang của tầng lớp thượng lưu xã hội Thái Lan nói riêng, và trang phục của phụ nữ Thái Lan thuộc mọi tầng lớp nói chung. Hoàng hậu Sirikit cũng góp phần không nhỏ trong việc cải tổ nền công nghiệp và kinh doanh hàng lụa truyền thống của Thái Lan.

Nữ hoàng Sirikit (สิริกิติ์) là ai?

Bà có tên đầy đủ là Sirikit Kitiyakon, sinh ngày 12 tháng 8 (Ngày của mẹ ở Thái Lan) năm 1932. Bà được thụ hưởng nền giáo dục ở châu Âu và thông thạo cả tiếng Pháp bằng tiếng Anh. Thân phụ của bà là một quan chức chính phủ Thái Lan, từng nắm giữ vai trò đại sứ của Tòa án Hoàng gia St. James (Anh) và đại sứ tại Pháp.

Trong thời gian học ở Châu Âu, cô gái trẻ Sirikit đã gặp vị vua độc thân trẻ tuổi của Thái Lan, Bhumibol Adulyadej (Rama 9). Họ kết hôn vào ngày 28 tháng 4 năm 1950. Sau đó không lâu, cô trở thành hoàng hậu nhiếp chính của Vương quốc Thái Lan khi mới mười tám tuổi.

Hồi sinh nghề lụa truyền thống

Hoàng hậu Sirikit có một cảm giác trực quan về sức mạnh của thời trang. Bà hiểu rằng với tư cách là hoàng hậu, những gì bà chọn mặc sẽ có tác động đáng kể đến văn hóa và thời trang Thái Lan. Do đó, bà bắt đầu thiết kế trang phục của mình với các loại vải truyền thống của Thái Lan. Ví dụ, thổ cẩm Thái và lụa mudmee.

Đến cuối năm 1950, bà đã hướng sự chú ý đến những làng quê Thái Lan nơi vải lụa truyền thống của Thái được dệt tay. Những làng dệt lụa này từng sản xuất các hàng vải tốt trứ danh. Đáng buồn thay, ngành lụa đã suy giảm trên khắp vương quốc Thái trong những năm 1950. Nhu cầu thị trường cho lụa Thái dệt thủ công khá thấp. Vì vậy những người dệt lụa làng đã từ bỏ nghề thủ công phức tạp của họ.

Bà bắt đầu du hành đến những ngôi làng biệt lập này. Đặc biệt là ở Essan (Đông Bắc Thái Lan). Mục đích nhằm khuyến khích những người phụ nữ trong làng tiếp tục dệt lụa. Bà còn kêu gọi nông dân tham gia vào nghề trồng dâu tằm và sản xuất sợi tơ chất lượng cao cho thợ dệt sử dụng.

20192405 - nu hoang sirikit made in thailand -6

Hoàng hậu nhiếp chính Sirikit Kitiyakon (giữa) trong chuyến công du quốc tế thập niên 60

Chuyến công du năm 1960

Quốc vương và hoàng hậu trẻ bắt đầu chuyến công du quốc tế  vào năm 1960. Cặp đôi hoàng gia Thái đã đến thăm 40 thành phố chủ yếu ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Chuyến công du năm 1960 được thực hiện trong bối cảnh tình hình an ninh và chính trị của Thái Lan bị đe dọa.

Thái Lan năm 1960 là quốc gia chưa đạt đến sự phát triển rực rỡ như ngày nay. Năm 1960, tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan chỉ đạt 2,7 tỷ USD (Mỹ). Nhật Bản đã chiếm Thái Lan trong Thế chiến II . Về cơ bản buộc chính phủ Thái Lan phải chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh. Trong khi nội các Thái Lan lại hoàn toàn ủng hộ Hoa Kỳ và Âu Châu.

Trang phục cho chuyến công du

Hoàng hậu trẻ Sirikit biết theo bản năng rằng: cô và nhà vua phải được các nhà lãnh đạo thế giới đón nhận và tôn trọng. Uy tín của Thái Lan có mối liên hệ mật thiết với sự xuất hiện của cô và nhà vua.

Cô đã tập hợp đội ngũ thợ may trong hoàng gia để thực hiện trang phục cho chuyến công du. Cô yêu cầu quần áo đại diện cho văn hóa truyền thống Thái Lan, nhưng với sự tinh tế hiện đại. Thợ may chính của hoàng gia, bà Urai Luemruang đã gợi ý nên nhờ các tài năng Tây Phương hỗ trợ. Và trong đó, cái tên Pierre Balmain làm hoàng hậu Sirikit đặc biệt chú ý.

Các trang phục do nhà thiết kế Pierre Balmain thực hiện cho hoàng hậu Sirikit

Nàng thơ của Pierre Balmain

Hoàng hậu đã chọn Balmain để thiết kế và thực hiện những bộ váy couture tinh tế nhất cho chuyến công du năm 1960. Vì sao Hoàng hậu Sirikit lại chọn Pierre Balmain? Không có lý do nào được xác thực nhưng sự lựa chọn của cô dựa trên phong cách thiết kế, tính cách và khả năng sáng tạo của anh.

Thời điểm hoàng hậu Sirikit tu nghiệp tại Paris, Balmain cũng bắt đầu nổi danh như một nhà thiết kế trẻ tài hoa. Nhà mốt cũng sở hữu bộ sậu đầy năng lực để thiết kế và hoàn thiện một tủ quần áo cho gia đình hoàng gia. Nhiều tư liệu ghi chép cũng cho thấy nhà vua rất ấn tượng với các phác thảo và sự tự tin của nhà thiết kế Pierre Balmain.

Balmain đến Bangkok vào năm 1959. Điều này đã củng cố mối quan hệ cá nhân và lâu dài giữa hai người. Các chỉ số cơ thể của hoàng hậu Sirikit được đo đạc tại Bangkok. Sau đó, các số liệu được gửi đến Paris. Balmain giữ một trợ lý ở Bangkok. Nhằm giúp Hoàng hậu kết hợp các phụ kiện khi bộ trang phục được hoàng thành.

Hoàng hậu Sirikit phát biểu: “Tôi đã nợ Pierre Balmain rất nhiều. Khi chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của chúng tôi được lên kế hoạch, chúng tôi không biết gì về cách ăn mặc ở Châu Âu hay Châu Mỹ. Hay cách mũ, găng tay và túi xách. Anh Balmain đã đích thân từ Paris đến Bangkok. Anh đã chọn vải cho các thiết kế đồng thời chăm chút cho mọi chi tiết trên trang phục”.

20192405 - nu hoang sirikit made in thailand -14

Hoàng hậu Sirikit Kitiyakon xuất hiện trong trang phục của nhà Balmain khi đặt chân đến Âu Châu

Hài hoà ngôn ngữ thời trang đa thế giới

Pierre Balmain đã hoàn thiện tủ quần áo của hoàng hậu 6 tuần trước chuyến công du. Các trang phục bao gồm trang phục ban ngày, ban đêm và các bộ cánh couture.

Khi làm việc với Balmain về các bộ trang phục, hoàng hậu Sirikit không chỉ muốn mọi thứ theo chuẩn mực của Tây Phương. Bà muốn tất cả mọi quần áo, váy đầm đều phải pha lẫn nét truyền thống của văn hoá Thái Lan.

Bà đã tìm đến các ngôi làng rải rác vùng Đông Bắc Thái, Essan để thu mua những loại lụa cao cấp nhất. Đặc biệt là lụa mudmee. Bà cũng tìm đến miền bắc Thái Lan. Nơi đây có làng dệt Lamphun, nơi nổi tiếng với các loại thổ cẩm pha tơ ánh kim.

Hoàng hậu, cùng với đội ngũ thiết kế của mình bắt đầu chọn loại lụa truyền thống của Thái Lan. Các súc lụa này được gửi đến Paris để may đo trang phục. Bằng cách này, bà đã giới thiệu với thế giới sự tinh xảo của những loại lụa truyền thống.

Cách tân trang phục truyền thống

Hoàng hậu Sirikit, cho dù sống một cuộc sống đặc quyền của hoàng gia, không bao giờ quên những người phụ nữ của đất nước mình. Đặc biệt là người phụ nữ nông thôn. Họ là những người không có điều kiện kinh tế dư dả. Bà muốn mỗi người phụ nữ trong nước của bà đều phải sở hữu phong cách ăn mặc tề chỉnh. Để được như vậy, bà Sirikit đã sử dụng sức mạnh của những bộ quốc phục truyền thống.

Nữ hoàng Sirikit, cùng với đội ngũ các nhà sử học, nhà thiết kế thời trang Thái Lab và Pierre Balmain đã thiết kế một loạt các trang phục truyền thống cho phụ nữ Thái Lan. Công việc thiết kế cho bộ sưu tập này được thực hiện vào năm 1960. Tổng cộng 8 bộ quốc phục mới dành cho phụ nữ được ra đời.

Ngày nay, những trang phục truyền thống được cách tân này vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền văn hoá của người Thái. Rõ rệt nhất chính là trang phục của các chiêu đãi viên Thai Airways. Bên cạnh đó, các bộ cánh được phụ nữ Thái Lan sử dụng trong các dịp quan trọng cũng mang ảnh hưởng không ít từ những trang phục được lấy cảm hứng từ các thiết kế của bà.

20192405 - nu hoang sirikit made in thailand -14

Chiếc đầm Tây Phương với chất liệu lụa mudmee truyền thống của Thái Lan do Balmain thực hiện

Bảo tàng

Bảo tàng Dệt may của Hoàng hậu Sirikit mở cửa vào năm 2012. Nơi đây được ra đời nhằm thể hiện sự biết ơn của dân tộc Thái Lan với những đóng góp to lớn của bà.

Nhiều bộ váy thanh lịch nhất của bà do Pierre Balmain, tám bộ váy truyền thống cách tân cùng với những kỷ vật từ chuyến lưu diễn năm 1960 đều được trưng bày tại đây.

Các nhân viên bảo tàng luôn quản lý các triển lãm mới về văn hóa Thái Lan. Đặc biệt là hàng dệt may Thái Lan. Có lẽ chức năng quan trọng nhất của bảo tàng là giúp giới chuyên môn có các tài liệu đáng quý khi nghiên cứu về hàng dệt may Thái Lan. Đồng thơi nơi đây cũng là kho lưu trữ quần áo lịch sử của triều đình Xiêm.

Bảo tàng Dệt may hoàng hậu Sirikit tại Thái Lan.

Bảo tàng Dệt may hoàng hậu Sirikit tại Thái Lan.

>> Xem thêm: PHONG CÁCH THỜI TRANG THANH LỊCH CỦA THÁI HẬU MICHIKO SHODA

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm