Năm 2016, Nhà thiết kế Raf Simons bất ngờ công bố đầu quân cho nhà Calvin Klein. Trước đó, NTK người Bỉ này từng được biết đến rộng rãi với những bộ sưu tập tối giản khi làm việc tại các nhà mốt Jil Sander và Christian Dior. Trong suốt thời gian phục vị cho nhà Calvin Klein, Simons nhanh chóng tìm lại phong độ của mình khi kiếm hàng triệu đô mỗi năm. Raf nắm trong tay tất cả quyền lực của bốn nhà thiết kế trước đây: dòng thời trang nam nữ; nước hoa, sản phẩm gia đình. Ngoài ra, Simons còn quyết định các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị và truyền thông cho thương hiệu.
Những tưởng mối quan hệ giữa Simons và Calvin Klein sẽ đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Song thông tin Simons quyết định rời khỏi Calvin Klein khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Bởi lẽ trước đó, Simons đã nhận được nhiều lời khen ngợi đối với các bộ sưu tập mà anh từng thực hiện.
Về cơ bản, Simons đã bị loại khỏi những cương vị mà anh đã từng đảm nhận trước đây. Hợp đồng của anh sẽ hết hạn vào tháng 8/2019 nhưng mới đây PVH đã tuyên bố chấm dứt hợp đồng với Raf Simons. PVH đã chỉ ra những rắc rối của Calvin Klein về lợi nhuận vào tuần trước, về việc thương hiệu đã bỏ lỡ các dự báo bán hàng, chỉ tăng 2% với thu nhập trước thuế và lãi suất giảm 15%.
“Chúng tôi vô cùng thất vọng. Các khoản đầu tư đổ vào bộ sưu tập 205 đã không mang lại kết quả như mong đợi. Chúng tôi buộc phải cắt giảm một phần lớn khoản đầu tư đã lên kế hoạch cho bộ sưu tập này. Và để lấy lại phong độ, chúng tôi sẽ phải tiếp cận thương mại nhiều hơn cho việc kinh doanh quan trọng này. Họ đã quá tập trung vào mảng thời trang cao cấp!”, Đại diện phát ngôn cho PVH từ chối bình luận thêm về hoạt động kinh doanh của Calvin Klein. Trong khi các dòng sản phẩm may sẵn chảy máu dòng tiền; thì có vẻ một số sản phẩm đại trà lại đang hoạt động. Thậm chí còn tăng trưởng hai chữ số.
Trước đó, trong thời gian phục vị cho nhà Calvin Klien. Raf Simons được tạo nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển những điều anh muốn hơn thời gian còn làm việc cho Dior. Công ty sản xuất thời trang PVH, chủ sở hữu của Calvin Klein đã trao quyền tối đa cho NTK người Bỉ. Để anh thay đổi tình trạng đình trệ do thiếu sự sáng tạo. Chiến dịch quảng cáo đầu tiên cho bộ sưu tập quần áo may sẵn. Sau đó được đổi tên thành 205WW39NYC. PVH đã nỗ lực làm việc để tăng doanh thu bộ sưu tập 205W39NY. Nhằm tạo ra lợi tức nhanh chóng cho khoản đầu tư của họ.
>> Xem thêm: Calvin Klein Xuân Hè 2018: Cơn ác mộng ngọt ngào
Từ 9 tháng trở lại đây, PVH trở nên thất vọng tràn trề khi tập trung quá nhiều tiền bạc vào bộ sưu tập 205W39NYC. Từ tạo dựng hình ảnh đến các chương trình trình diễn thời trang. Cùng thời điểm đó, theo một nguồn tin tin cậy khác. Simons cũng trở nên chán nản bởi các quyền lực bị tước khỏi tay. PVH đã bày tỏ lo ngại về sự hợp tác của Calvin Klein với Andy Warhol Foundation. Nó quá sức đối với khách hàng đại chúng. Dù Warhol không hẳn là một cái tên quá xa lạ đối với công chúng.
Một thử thách khác không thể không đề cập tới là cấu trúc công ty. Melisa Goldie, cựu giám đốc tiếp thị từ chức từ hồi tháng 11 năm 2016, chỉ sau 3 tháng trước khi Simons đến. Cô và đội ngũ của mình từ lâu đã giữ hình ảnh cho Calvin Klein. Nhưng toàn bộ di sản của cô thì đã bị anh ta lật đổ. Nỗ lực thuê các agency bên ngoài để thay thế Goldie cuối cùng không thành công. Simons không sử dụng mạng xã hội. Hơn thế nữa, Raf còn là người không hứng thú với các hoạt động trên mạng xã hội. Theo nguồn tin từ người làm việc cùng anh ta tại Calvin Klein, các chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh của nhà Kardashians đã không mang về nhiều thành công như lần hợp tác trước đó với ca sỹ Justin Bieber.
Quyền hạn ngày càng bị thu hẹp, sự xuất hiện của Raf trong bộ máy của nhà Calvin Klein ngày càng mờ nhạt. Đối với một thương hiệu chưa bao giờ chọn sân nhà là quần áo hay phụ kiện cao cấp để kinh doanh. Chính vì những thay đổi từ khi anh lèo lái thương hiệu đã gây ra sự tiêu tốn thời gian. Chưa kể đến khoản đầu tư khủng vượt quá tiền lương chi trả riêng cho Simons.
Đầu năm nay, với hi vọng khắc phục vấn đề với các hoạt động tiếp thị của thương hiệu. PVH đưa cựu thành viên của nhà L’Oreal là Marie Gulin-Merle trở thành giám đốc marketing mới của Calvin Klein. Simons hi vọng rằng Gulin-Merrle chính là người điều hành mà anh ta cần. Nhưng, Gulin-Merle lại báo cáo công việc với Steve Shiffman chứ không phải Simons. Gulin-Merle cũng đã thực hiện một bước đi táo bạo. Cô chuyển toàn bộ ngân sách quảng cáo thương hiệu sang kỹ thuật số cho quý đầu năm 2019. Cô chỉ rõ các tạp chí cao cấp không còn quan trọng đối với chiến lược tiếp thị. Và đột ngột, Gulin-Merle tiếp quản mọi công việc liên quan đến casting và truyền thông.
Sau sự ra đi của Nhà thiết kế Raf Simons, giới thời trang lại đặt ra câu hỏi: “Ai sẽ là người thay thế tại nhà Calvin Klein?”. Đối với một thương hiệu thành công bằng sức mạnh tiếp thị; thì các dòng sản phẩm may sẵn hay những show diễn thời trang có thể không là tất cả đối với nhà mốt lừng danh Hoa Kỳ.
Sự ra đi của Raf Simons cũng gây nhiều luyến tiếc như sự kiện Albez Elbaz bị Lanvin “hất cẳng” khỏi chiếc ghế giám đốc sáng tạo. Hơn bao giờ hết, các nhà thiết kế đang ngày càng bị o ép bởi những con số doanh thu; lượt tương tác trên mạng xã hội và cái tôi sáng tạo của mình. Liệu sự ra đi của Raf có nhen nhóm cho cơn bão thay đổi Giám đốc sáng tạo tại các nhà mốt như đã từng xảy ra vào năm 2015?
>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Yves Saint Laurent
Harper’s Bazaar Việt Nam