Bồ câu thuộc họ Columbidae, là loài chim có hình dáng mập mạp, cổ ngắn, mỏ dài mảnh khảnh. Thức ăn chủ yếu của bồ câu là hạt, thực vật, trái cây. Thịt chim bồ câu có tác dụng gì? Bồ câu kỵ với gì? Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin sau.
Bồ câu có công dụng gì cho sức khỏe?
Theo Đông y, thịt chim bồ câu có tính bình, vị mặn, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Các món ăn từ chim bồ câu tốt cho người cao tuổi, trẻ em hoặc người mới ốm dậy. Tuy nhiên, bạn cần biết bồ câu kỵ với gì để kết hợp đúng cách, phát huy hết tác dụng của món ăn.
Dưới đây là một số công dụng của thịt bồ câu:
1. Bồi bổ cơ thể
Bồ câu chứa hàm lượng protein cao, ít chất béo và cholesterol. Thịt bồ câu còn là nguồn cung cấp vitamin A, B1, B2, vitamin E cùng với các khoáng chất vi lượng và đa lượng. Không những vậy, thịt bồ câu khi nấu chín còn chứa nhiều collagen.
Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, thịt chim bồ câu có tác dụng bồi bổ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cơ thể sau khi ốm dậy. Đồng thời, thực phẩm này còn giúp tái tạo các tế bào hồng cầu, nạp năng lượng, chữa lành vết thương.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
2. Bổ não, tăng cường trí nhớ
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ. Trong thịt bồ câu chứa nhiều phospholipid. Đây là chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi ở tế bào mô và làm chậm quá trình lão hóa ở hệ thần kinh. Các món ăn từ thịt chim bồ câu thường dùng để bồi dưỡng sức khỏe và trí óc.
>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
3. Dưỡng nhan
Bồ câu giúp tăng cường sinh lực và có tác dụng dưỡng nhan. Những người có thói quen ăn thịt chim bồ câu thường có da dẻ hồng hào, tràn đầy sinh lực.
4. Các công dụng khác
Theo y học cổ truyền, thịt chim bồ câu có thể dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp suy nhược cơ thể, hư nhược, hay quên, mất ngủ, tình trạng tắc kinh ở phụ nữ hay suy dinh dưỡng ở trẻ em.
>>> Đọc thêm: THỊT VỊT KỴ GÌ VÀ HỢP GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN THỊT VỊT ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?
Thịt chim bồ câu kỵ với gì?
Thịt chim bồ câu chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như nấu cháo, hầm thuốc Bắc, nấu miến, nấu xôi. Tuy nhiên, không phải tất cả nguyên liệu đều có thể kết hợp nấu cùng chim bồ câu. Vậy bồ câu kỵ với gì?
1. Thịt chim bồ câu kỵ với gì? Gan lợn và thịt lợn
Bồ câu nấu cùng thịt lợn, gan lợn dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, bụng đầy hơi, khó tiêu.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
2. Bồ câu kỵ với gì? Tôm và cá diếc
Cháo bồ câu là món ăn phổ biến, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Vậy cháo chim bồ câu kỵ với gì? Câu trả lời là tôm và cá diếc.
Tôm và cá diếc khi ăn cùng thịt chim bồ câu có thể gây dị ứng. Nếu thuộc trường hợp có cơ địa nhạy cảm, bạn sẽ dễ nổi mề đay với các nốt riêng lẻ hoặc kết thành từng mảng lớn. Thông thường, các nốt này sẽ lặn sau khoảng 24 – 36 giờ. Trường hợp nặng, các triệu chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
3. Bồ câu kỵ với rau gì? Nấm đầu khỉ
Nấm đầu khỉ có màu trắng, hình dạng xù xì độc đáo giống đầu khỉ hay bờm sư tử. Thịt chim bồ câu và nấm đầu khỉ kết hợp với nhau có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng, dị ứng, nổi mề đay.
Cách chọn bồ câu ngon
Việc tìm hiểu bồ câu kỵ với rau củ gì giúp bạn có sự kết hợp thực phẩm đúng đắn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số bí quyết để chọn chim bồ câu ngon. Chất lượng nguyên liệu quyết định rất lớn hương vị của món ăn. Nếu chim quá non, thịt sẽ bị nát. Ngược lại, nếu bồ câu già khi ăn sẽ bị dai thịt.
• Quan sát phần ức: Khi sờ vào phần ức, nếu bạn thấy bằng phẳng thì là chim béo, nhiều thịt. Nếu phần ức nhô lên nhiều khả năng đó là chim gầy, nhiều xương, ăn không ngon.
• Quan sát cánh chim: Chim già thường có hai cánh đan chéo nhau, lông rậm rạp. Ngược lại, chim non có bộ lông mượt, hai cánh không đan chéo. Bạn nên chọn chim có lông cánh vừa dài đến đuôi, chất lông mềm là ngon nhất.
Ngoài ra, khi chế biến bồ câu, bạn có thể bóc bỏ gan trước khi nấu để hạn chế mùi hôi. Về phần lông tơ của chim, bạn có thể đem thui qua lửa nhỏ để vừa sạch lông tơ vừa để phần thịt thơm ngon hơn.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Lưu ý khi ăn chim bồ câu
Khi biết bồ câu kỵ với gì, bạn sẽ biết cách chế biến nguyên liệu này thành những món ăn ngon miệng mà không làm mất đi dưỡng chất. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn các món ngon từ chim bồ câu.
1. Không ăn quá nhiều, quá thường xuyên thịt chim bồ câu
Chim bồ câu là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn 1 – 2 con mỗi tuần. Nếu ăn quá nhiều thịt chim bồ câu, bạn dễ dư thừa chất, không tốt cho cân nặng và sức khỏe. Việc ăn liên tục một loại thực phẩm còn dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần cân đối và tính toán khẩu phần chim bồ câu hợp lý trong các bữa ăn.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
2. Không nên cho trẻ quá nhỏ ăn chim bồ câu
Thịt chim bồ câu có tác dụng bồi bổ cho người mới ốm dậy, tốt cho người già và trẻ em. Cháo bồ câu hay bồ câu hầm là hai món phổ biến dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên cho trẻ ăn bồ câu khi bé được ít nhất 8 tháng tuổi. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Khi bé được 6 tháng, bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa thích hợp để tiêu thụ các món ăn quá nhiều chất bổ.
Ngoài ra, xương của chim bồ câu khá nhỏ, có thể gây hóc cho trẻ. Vì vậy, bên cạnh tìm hiểu cháo bồ câu kỵ với rau gì, bạn cũng cần lưu ý độ tuổi thích hợp để cho trẻ ăn bồ câu nhé.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
3. Một số trường hợp nên hạn chế ăn bồ câu
Bồ câu kỵ với gì và ai không nên ăn bồ câu? Thịt bồ câu có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này. Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn nên hạn chế ăn chim bồ câu nhé.
• Người bị sốt, cao huyết áp: Thịt bồ câu chứa lượng đạm cao, dễ gây nóng trong người. Nếu đang bị sốt hoặc có tiền sử cao huyết áp, bạn không nên ăn bồ câu để tránh bệnh nặng thêm.
• Người có ham muốn tình dục cao: Hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong bồ câu có khả năng làm tăng ham muốn. Tác dụng này có thể tốt với những người đang gặp vấn đề trong chuyện phòng the. Tuy nhiên, với những người có sẵn hừng hực ham muốn, tác dụng này sẽ càng khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu, muốn được giải tỏa.
Bazaar Vietnam đã chia sẻ đến bạn bồ câu kỵ với gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chế biến món thịt chim bồ câu sao cho bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam