Tác hại của rượu gừng là gì? Dùng thế nào cho đúng cách?

Rượu gừng là loại rượu thuốc truyền thống thoa ngoài da rất phổ biến. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, rượu gừng là bài thuốc giải cảm và giữ ấm hiệu quả.

Tuy nhiên, một số trường hợp dùng sai cách dẫn đến tác hại của rượu gừng. Cùng tìm hiểu tác hại và công dụng của rượu gừng để sử dụng cho “chuẩn” nhé!

Rượu gừng là gì?

Tác hại của rượu gừng là gì? Dùng thế nào cho đúng cách?

Trong rượu gừng có hai thành phần là rượu và gừng. Từ lâu, dân gian đã dùng rượu như một chất dẫn thuốc. Theo nguyên lý trong y học cổ truyền, rượu có tác dụng đưa thuốc đến nơi có bệnh để trị liệu và điều hòa các vị thuốc theo phương thuốc đó.

Gừng vốn có vị cay, tính ấm, tác dụng thông kinh hoạt lạc, ôn trung cầm nôn, khu phong tán hàn. Khi ngâm gừng với rượu sẽ là phương thuốc tăng hiệu quả chữa bệnh của gừng.

Rượu gừng dùng trong các trường hợp như: chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau xương khớp, lưu thông máu, giảm viêm… Nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách, tác hại của rượu gừng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tác hại của rượu gừng là gì?

Gừng kỵ với gì

1. Tác hại của rượu gừng gây ngộ độc

Các vụ ngộ độc liên quan đến rượu vẫn diễn ra hàng năm và đôi khi gây nguy hại đến tính mạng. Nếu ngộ độc rượu nhẹ thì nôn mửa, rối loạn hành vi. Trường hợp nặng hơn gây trụy tim, bất tỉnh sâu, dù được cứu chữa nhưng hậu quả vẫn rất nặng nề. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu gừng thường xuyên sẽ gây chứng nghiện rượu không tốt.

Nếu rượu gừng ngâm sai cách thì ký sinh trùng dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt là khi bạn ngâm rượu gừng với rễ, thảo mộc, động vật… không rõ nguồn gốc thì sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. Đọc thêm Gừng kỵ gì?

2. Tác hại của rượu gừng ảnh hưởng huyết áp

Tác hại của rượu gừng có thể gây tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột. Những người có vấn đề về huyết áp không nên uống quá nhiều gừng.

3. Tác hại của rượu gừng gây nguy cơ chảy máu

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên tránh dùng gừng. Một số thành phần trong rượu gừng có tác hại gây chảy máu do đặc tính chống kết tập tiểu cầu của chúng. Dùng gừng trong ngày đèn đỏ gây chảy máu nhiều, thậm chí rong kinh.

4. Phụ nữ có thai và cho con bú không uống rượu gừng

Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ có thai uống nhiều rượu gừng mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Với phụ nữ mất nhiều máu sau sinh nở thì cần phải kiêng gừng.

5. Tác hại của rượu gừng gây nhịp tim bất thường

Thêm tác hại của rượu gừng là làm cho nhịp tim không đều. Những người bị bệnh tim nên tránh uống nhiều rượu gừng vì sẽ khiến tình trạng tim trở nên tồi tệ hơn.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Công dụng của rượu gừng là gì?

Công dụng của rượu gừng là gì?

Rượu gừng: Cách chế biến và 8 tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Nếu dùng đúng cách, bạn không chỉ tránh được tác hại của rượu gừng mà còn tận dụng được những lợi ích của chúng.

1. Rượu gừng giảm mỡ bụng

Gừng có tính nóng nên khi tiếp xúc với da sẽ sinh nhiệt, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy và đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Tác dụng sẽ càng tăng cao nếu bạn dùng rượu làm chất dẫn.

Hãy thoa rượu gừng vào những vùng cần giảm mỡ trên cơ thể như bụng, đùi, cánh tay… Massage nhẹ nhàng rượu gừng trên da khoảng 15 phút để gừng phát huy hết công dụng đốt cháy mỡ thừa. Nếu kiên trì thực hiện trong 1 tháng với chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng mơ ước.

2. Công dụng của rượu gừng với phụ nữ có thai

Rượu gừng có tác dụng giảm béo nên phụ nữ sau sinh thường sử dụng để sớm lấy lại vòng eo săn chắc. Công dụng của rượu gừng còn là giữ ấm, chống lạnh tay chân, phòng bệnh hậu sản, tránh gió, đau nhức mỏi xương khớp sau này.

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh: Bạn có thể dùng để massage trực tiếp hoặc pha vào nước tắm cho phụ nữ sau sinh lau người. Nên thoa khoảng 1 – 2 lần/ngày và dùng trong 1 – 2 tuần đầu sau sinh để cải thiện sức khỏe, phòng cảm lạnh khi tắm. Chú ý không nên lạm dụng để tránh tác hại của rượu gừng.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

3. Chữa bệnh ốm, sốt, mệt mỏi

mệt mỏi

Rượu gừng có tác dụng hạ sốt. Vào những ngày thời tiết thay đổi, xoa bóp rượu gừng sáng và tối mỗi ngày sau khi vệ sinh cá nhân sẽ ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm, bảo vệ đường hô hấp.

4. Rượu gừng chữa đau xương khớp

Theo dân gian, đau nhức xương khớp một phần do khí lạnh xâm nhập. Luồng khí đi vào cơ thể làm cho mạch máu co lại, dịch khớp đông đặc khiến các khớp không thể hoạt động trơn tru. Nếu tác động từ hơi ấm bên ngoài sẽ thông mạch, giúp máu lưu thông tốt. Trong đó, gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Bạn dùng rượu gừng giảm đau xương khớp bằng việc xoa bóp trực tiếp lên các vùng bị đau. Rượu gừng sẽ kích thích máu lưu thông và giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm khi thức dậy để phát huy hiệu quả.

Rượu gừng còn hỗ trợ chữa trị các triệu chứng như:

• Thoái hóa khớp
• Gai cột sống
• Đau thần kinh tọa
• Cứng khớp
• Viêm khớp

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

5. Công dụng của rượu gừng làm đẹp da

Công dụng của rượu gừng làm đẹp da

Gừng có tính kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, dùng rượu gừng trị mụn, giảm thâm sẹo, làm đẹp da là cách chị em thường dùng.

Cách 1: Mỗi ngày, bạn dùng chút rượu gừng pha với nước ấm để rửa mặt loại bỏ mụn viêm.

Cách 2: Dùng bông thấm rượu gừng rồi thoa lên vùng da bị thâm mụn.

Lưu ý bạn chỉ nên dùng rượu gừng với làn da không dễ bị kích ứng. Tốt nhất, hãy thử dùng rượu gừng trên 1 vùng da nhỏ trước khi dùng hết toàn bộ da mặt. Rượu gừng nghệ trị nám rất hiệu quả với chị em sau sinh.

6. Rượu gừng chữa rụng tóc

Gừng có có tác dụng làm sạch gàu, giảm rụng tóc. Khả năng kháng khuẩn kết hợp hơi ấm nóng từ gừng và rượu sẽ kìm hãm các tác nhân gây ngứa phát triển. Bên cạnh đó, rượu giúp thư giãn mạch máu vùng da đầu, đảm bảo đưa các dưỡng chất đến được nang tóc, kích thích tóc mọc tốt.

Cách dùng rượu gừng chữa rụng tóc như sau:

• Gội sạch đầu với dầu gội bình thường để rượu gừng dễ thẩm thấu hơn.

• Dùng rượu gừng thoa lên da đầu, ở những vùng bị ngứa, rụng tóc nhiều. Massage da đầu từ 5 – 10 phút để tinh chất thẩm thấu tốt hơn.

• Ủ tóc với khăn trong 15 phút rồi xả lại với nước sạch.

Lưu ý người bị da đầu khô hoặc có các vết xước trên da đầu không nên dùng rượu gừng.

7. Rượu gừng chữa các bệnh khác

• Đem rượu gừng ngâm chân giúp lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, giảm stress, ăn ngon dễ ngủ. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giảm chất béo trung tính và cholesterol.

• Chữa buồn nôn: Hãy uống một chút rượu gừng rồi nuốt. Làm vậy vài lần cho đến khi hết nôn.

• Mỗi lần uống từ 10 – 20ml rượu gừng, ngày uống 2 – 3 lần giúp chữa đau bụng, đầy bụng, kén ăn, mất tiếng, ho, phân lỏng.

• Mặc dù rượu gừng có thể uống được nhưng bạn nên chú ý liều lượng để phòng ngừa tác hại của rượu gừng nhé!

>>> Đọc thêm: CẦN BIẾT 12 TÁC HẠI CỦA CHUỐI ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE

Cách ngâm rượu gừng để phát huy hiệu quả

Cách ngâm rượu gừng để phát huy hiệu quả

Để tránh tác hại của rượu gừng thì ngâm rượu gừng đúng cách cũng rất quan trọng đấy.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn hãy chọn củ gừng chất lượng tốt và rượu chuẩn. Gừng ngâm rượu nên chọn củ già, màu nâu sậm, vỏ bóng. Gừng già thường có mùi thơm đậm sắc vàng và cay nồng. Bẻ củ gừng thấy nhiều xơ, màu vàng tươi với đường gân rõ nét. Bạn chú ý tìm mua gừng ta vì thị trường bán nhiều gừng Trung Quốc. Gừng ta khó cạo vỏ, vỏ sần sùi và chia thành nhiều nhánh. Gừng ta có mùi thơm đặc trưng vì nhiều tinh dầu hơn gừng Trung Quốc.

Với rượu, hãy chọn rượu có nồng độ cồn tư 40 – 45 độ để các dược liệu tiết ra sạch hết chất. Tuyệt nhiên không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm gừng, gây ra tác hại của rượu gừng nguy hiểm.

2. Cách ngâm rượu gừng

Để gừng phát huy được các tác dụng, bạn nên thái gừng thành từng lát mỏng để ngâm.

Bước 1: Rửa sạch đất và xơ trên củ gừng. Không cần cạo vỏ.

Bước 2: Ngâm gừng trong nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn. Sau đó rửa lại và để củ ráo.

Bước 3: Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể đập giập, thái mỏng hoặc để nguyên cả củ.

Bước 4: Cho gừng vào hũ thủy tinh ngâm với tỷ lệ 1kg gừng tương đương 2 lít rượu. Ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng. Nên đậy kín nắp và bảo quản rượu gừng ở nơi thoáng mát, tránh tình trạng rượu lên bọt, đổi màu.

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

Một số lưu ý khi dùng rượu gừng

Một số lưu ý khi dùng rượu gừng

Nên lưu ý vài vấn đề sau khi dùng để tránh tác hại của rượu gừng:

• Phụ nữ đang cho con bú không nên thoa rượu gừng vào bầu ngực.

• Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi dùng rượu gừng.

• Nên dùng trong thời gian dài để cảm nhận rõ công dụng của rượu gừng. Tuy nhiên, với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong rượu gừng thì nên hạn chế.

• Chỉ thoa vừa đủ rượu gừng lên vùng da, bộ phận đang bị đau.

• Không dùng rượu gừng cho trẻ nhỏ.

• Chỉ nên uống rượu gừng với lượng rất ít. Phòng trường hợp xảy ra ngộ độc còn cấp cứu kịp thời.

Trên đây là một vài tác hại của rượu gừng bạn cần lưu ý. Bạn hãy sử dụng đúng cách loại rượu thuốc quen thuộc này để tận dụng hết công dụng của rượu gừng nhé!

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm