Cẩn trọng với tác hại của rau ngổ kẻo rước họa vào thân

Rau ngổ là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Người ta còn dùng loại rau này như bài thuốc dân gian để chữa ho, sỏi thận…

Vậy bạn đã biết tác hại của rau ngổ là gì bên cạnh những lợi ích của chúng? Cùng Bazaar Vietnam tìm câu trả lời nhé.

Rau ngổ là rau gì?

Cẩn trọng với tác hại của rau ngổ kẻo rước họa vào thân

Rau ngổ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như ngò om, rau om, ngổ thơm, thạch long vĩ. Đây là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Limmophila Chinensis, thuộc họ Scrophulariaceae. Thân cây có chiều cao trung bình từ 20 – 30cm. Thân mềm, có lông mịn và tỏa ra mùi hương đặc trưng. Lá rau ngổ màu xanh, nhỏ, mép có răng cưa, mọc đối xứng khít nhau và ôm lấy thân cây.

Rau ngổ phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm. Chúng mọc chủ yếu ở vùng bán thủy sinh. Sự hài hòa giữa giá trị dinh dưỡng và hương thơm tự nhiên của rau ngổ đã khiến loại rau này rất được yêu thích trong bếp ẩm thực. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với tác hại của cây rau ngổ.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Giá trị dinh dưỡng của rau ngổ

Giá trị dinh dưỡng của rau ngổ

Rau ngổ là một loại thảo mộc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Chúng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, K, C, B9, Kali, axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, canxi, phốt pho… Rau ngổ còn có nhiều hợp chống viêm như carotenoid và flavonoid, hỗ trợ bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Nếu thường xuyên ăn rau ngổ, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Lưu ý sử dụng đúng cách và điều độ để tránh tác hại của rau ngổ nhé!

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

Lợi ích của rau ngổ theo y học cổ truyền

Lợi ích của rau ngổ theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, rau ngổ được xem là một loại cây thuốc có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Cùng xem đó là những lợi ích nào trước khi tìm hiểu tác hại của rau ngổ.

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Rau ngổ hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được các bệnh thông thường do thay đổi thời tiết, chẳng hạn như ho và cảm lạnh.

2. Tính chất lợi tiểu

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải độc tố và cải thiện chức năng thận. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và các bệnh về đường tiết niệu.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Loại thảo mộc như rau ngổ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất mật và nước bọt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy và khó tiêu. Hương thơm đặc trưng của rau ngổ cũng có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Lợi ích của rau ngổ theo y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chữa bệnh của cây rau ngổ trong y học hiện đại như:

1. Kháng khuẩn, chống viêm

Rau ngổ chứa các hợp chất như coumarin và flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm và đau liên quan đến các tình trạng như viêm khớp, viêm gan và nhiễm trùng da.

2. Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư

Hợp chất nevadensin được chiết xuất từ rau ngổ đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và dạ dày.

3. Giải độc

Nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, rau ngổ có thể giúp cải thiện tình trạng da, giảm và ngăn ngừa mụn trứng cá, hỗ trợ sức khỏe tổng thể, tăng cường chức năng nhận thức và cân bằng hệ tiêu hóa.

4. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Rau ngổ chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene và flavonoid giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Tác hại của rau ngổ là gì?

Tác hại của rau ngổ là gì?

Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về tác hại của cây rau ngổ và cũng chưa có ghi nhận về tác dụng phụ, nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn nhiều loại rau này. Để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất bạn không nên ăn rau ngổ mỗi ngày và ăn trong thời gian dài.

Ngoài ra, để tránh tác hại của rau ngổ thì bạn cũng nên lưu ý:

• Rau ngổ tươi thường mọc ở vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt nên dễ nhiễm khuẩn. Vì thế, trước khi ăn cần ngâm muối và rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc.

• Do rau ngổ có thể làm giãn cơ ngũ tạng nên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại rau này để tránh sảy thai.

• Nếu dùng rau ngổ hỗ trợ trị bệnh cần phải kiêng ăn cùng bưởi, cam, quýt, hồng chín, lựu, hải sản.

• Nếu muốn dùng rau ngổ để điều trị ho, sổ mũi, cảm, sốt… cho trẻ nhỏ thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

• Trong quá trình sử dụng rau ngổ cần quan sát các biểu hiện của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc bất kỳ triệu chứng nào bất thường, cần đến khám bác sĩ ngay để được điều trị an toàn.

• Đảm bảo mua rau ngổ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh tiếp xúc với hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm không an toàn.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ

Bạn đã biết tác hại của rau ngổ và cách sử dụng an toàn. Sau đây, cùng tham khảo một số bài thuốc dân gian từ rau ngổ điều trị một số bệnh sau.

Trị sỏi thận: Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, tăng lọc ở cầu thận. Từ đó làm tăng lưu lượng nước tiểu, tạo điều kiện để tống sỏi thận ra ngoài. Bạn hãy lấy 50g rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối rồi uống ngày hai lần. Dùng 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, cối xay, mã đề. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Trị sỏi mật: Đem 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Cho thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng trước bữa ăn. Uống liên tục từ 10 – 15 ngày.

Trị đái dầm: Rau ngổ 20g, cỏ mần trầu 20g, mùi tàu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.

Trị đái ra máu: Rau ngổ 10g, rễ cỏ tranh 10g, cỏ tháp bút 10g đem thái nhỏ, phơi khô, tẩm chút rượu rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, măng sậy 10g, dây vác tía 20g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g rau ngổ tươi sắc uống.

Trị ho, sổ mũi: 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hàng ngày.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch rồi đem sắc cùng mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Không chỉ là loại rau gia vị thân quen trong bữa ăn, rau ngổ còn được xem như một loại thảo dược tự nhiên rất quý. Vì thế, trước khi dùng rau ngổ để điều trị bất kỳ vấn đề bệnh lý nào, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng dùng hợp lý và phòng tránh tác hại của rau ngổ nhé.

>>> Đọc thêm: CẦN BIẾT 12 TÁC HẠI CỦA CHUỐI ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm