Cảm thấy mau quên, khó tập trung? Có thể bạn đang bị chứng sương mù não

Ngoài việc thay đổi hormone, căng thẳng mãn tính và thiếu ngủ, thì chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến chứng sương mù não

Sương mù não là gì và nguyên nhân gây ra.

Chứng hay quên, khó tập trung đôi khi là triệu chứng của sương mù não. Vậy sương mũ não là gì? Ảnh: Pexels

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái nghĩ vẩn vơ, khó tập trung và hay quên,…? Nếu thỉnh thoảng gặp các dấu hiệu này thì có thể bạn đã mắc phải chứng sương mù não. Để tìm hiểu rõ hơn về sự nghiêm trọng cũng như những nguyên nhân gây ra sương mù não, hãy cùng Harper’s Bazaar tham khảo các thông tin sau.

Sương mù não (brain fog) là gì?

Sương mù não không phải là một loại bệnh. Mà nó được xem là triệu chứng, tiền đề để chẩn đoán những bệnh lý khác. Nói đúng hơn, sương mù não là một loại rối loạn chức năng nhận thức liên quan đến trí nhớ. Nhiều người bị mắc COVID-19 xảy ra tình trạng suy nhược thần kinh này.

Các biểu hiện của sương mù não:

  • Khó tập trung
  • Hay quên
  • Tinh thần thiếu minh mẫn
  • Suy nghĩ chậm chạp
  • Cảm thấy dễ bị phân tâm
  • Cảm thấy khó khăn để biểu đạt suy nghĩ bằng lời nói

Một số nghiên cứu còn cho rằng, đây là biểu hiện mệt mỏi về tinh thần. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sương mù não, nó có thể cản trở công việc hoặc học tập. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng dài hạn đến cuộc sống mỗi người, nếu biết cách khắc phục sớm.

Những nguyên nhân gây ra sương mù não

Sương mù não là gì?

Ảnh: Pexels

Sương mù não xảy ra do tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp trong não, có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra.

1. Căng thẳng

Theo nghiên cứu năm 2017 từ Viện Y tế Quốc gia, tình trạng căng thẳng mãn tính có thể làm tăng huyết áp. Từ đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra chứng trầm cảm. Nó cũng có thể gây ra mệt mỏi về tinh thần. Khi não của bạn kiệt sức, bạn sẽ khó suy nghĩ, lập luận và tập trung.

2. Thiếu ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng não. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ từ 8 đến 9 giờ mỗi đêm. Bởi vì ngủ quá ít có thể dẫn đến kém tập trung và suy nghĩ vẩn vơ.

>>Xem thêm: VÌ SAO BẠN NGỦ NGON HƠN KHI NGHE TIẾNG MƯA RƠI?

3. Thay đổi nội tiết tố

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, những thay đổi về nội tiết tố cũng có thể gây ra chứng sương mù não. Mức độ của các hormone progesterone và estrogen thường tăng lên trong thời kỳ mang thai. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và gây suy giảm nhận thức ngắn hạn.

Tương tự, sự sụt giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra chứng đãng trí, kém tập trung,…

4. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến chứng sương mù não. Bởi vì nếu thiếu hụt vitamin B12 trong quá trình bổ sung dinh dưỡng sẽ gây ra vấn đề này.

Trong trường hợp bạn dễ dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm, thì tình trạng sương mù não cũng phát triển. Bạn nên loại bỏ các thực phẩm gây kích thích hoặc có hại khỏi chế độ ăn hàng ngày, điển hình như: đậu phộng, sản phẩm bơ sữa, aspartame (chất tạo ngọt nhân tạo, kích thích thần kinh).

5. Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ và dẫn đến chứng sương mù não. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu liên quan về thần kinh trong khi dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để tìm lời giải đáp và khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần giảm liều lượng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác để cải thiện triệu chứng.

6. Sức khoẻ cơ thể

Các tình trạng sức khoẻ liên quan đến viêm nhiễm hoặc thay đổi đường huyết cũng có thể gây mệt mỏi về tinh thần. Một số vấn đề sức khoẻ có khả năng dẫn đến sương mù não như:

  • Thiếu máu
  • Phiền muộn
  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Sjögren
  • Đau nửa đầu
  • Bệnh Alzheimer
  • Suy giáp
  • Các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp và bệnh đa xơ cứng.

Cách khắc phục sương mù não

Lý do không tập trung, hay quên, hay nghĩ vẩn vơ.

Ảnh: Pexels

Việc điều trị sương mù não sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị thiếu máu, có thể bổ sung chất sắt để làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm tình trạng sương mù não. Trong trường hợp bạn mắc bệnh tự miễn, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách dùng corticosteroid hoặc thuốc khác để giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch. Tình trạng sương mù nào cũng được cải thiện hiệu quả nhờ vào việc nạp đủ chất dinh dưỡng hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà bạn:

  • Ngủ 8-9 giờ mỗi đêm
  • Kiểm soát sự căng thẳng bằng cách tránh uống quá nhiều rượu và caffein
  • Tập thể dục
  • Củng cố khả năng tư duy của bạn (giải các câu đố trí não)
  • Tìm kiếm các hoạt động thú vị
  • Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều phương pháp tiên tiến giúp điều trị vấn đề sương mù não, tiêu biểu là truyền NAD+.

>>> Xem thêm: TRUYỀN NAD+ LÀ GÌ VÀ NÓ CÓ GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ TỔNG THỂ?

Tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm