Vượt thời gian trở về thời Trung cổ, khi mà chỉ có tù nhân, những chú hề, gái mại dâm, những người treo cổ tù nhân và những người bị kết tội khác mặc trang phục kẻ sọc. Hoa văn này bị quy kết là chỉ dành cho những thành phần bất hảo. Một thợ đóng giày người Pháp đã bị bắt và xử tử chỉ vì ông ta mặc quần áo kẻ sọc.
Stripe cũng từng bị cấm bởi xung đột tôn giáo. Tại Paris, khi những tu sỹ thuộc dòng Carmelite đến từ Palestine mặc chiếc áo choàng kẻ sọc màu nâu, họ bị mọi người nhìn với đôi mắt ác cảm và bị gọi là “những người bị cấm”. Quần áo sọc của tôn giáo này bị cấm theo lệnh của Đức giáo hoàng Boniface VIII năm 1295.
Tua nhanh đến thời kỳ kẻ sọc được nhìn bằng con mắt thân thiện hơn. Vào cuối thế kỷ XVIII, trang phục kẻ sọc được đón nhận như một phong cách sành điệu. Tất cả là nhờ vào những nhân vật nổi tiếng đã mặc loại trang phục này.
Năm 1846, nữ hoàng Victoria đã chọn bộ đồ thủy thủ cho cậu con trai bốn tuổi của mình, hoàng tử Albert Edward khi đi du thuyền hoàng gia. Hình ảnh hoàng tử trong trang phục lính thủy càng nổi tiếng hơn khi nó được họa lại bởi danh họa người Đức Franz Xaver Winterhalter (ảnh). Cho tới những năm 1870, sọc thủy thủ đã trở thành trang phục phổ biến trên thế giới cho các cô bé cậu bé.
Sau đó họa tiết kẻ sọc cũng được đưa vào trang phục bơi lội.
Những chiếc áo sọc đã trở thành đồng phục phổ biến từ giữa thế kỷ XIX. Chiếc áo sọc xanh trắng với 21 đường kẻ sọc tượng trưng cho số lần chiến thắng của hoàng đế Napoleon đã trở thành đồng phục cho tất cả thủy thủ Pháp. Nó được gọi là chiếc áo Breton, đặt theo tên gọi những công nhân vùng Brittany nước Pháp, những người đã có công phổ biến mẫu áo này vào nửa sau thế kỷ XIX.
Đầu thế kỷ XX, trong một lần đến vùng French Riviera, Mademoiselle Coco Chanel đã nhìn thấy những công nhân mặc chiếc áo sọc xanh trắng hải quân. Hình ảnh này ngay lập tức tạo cảm hứng cho bà thiết kế nên bộ sưu tập những chiếc áo thun kẻ sọc thủy thủ dành cho nữ giới. Đây là một trong những thiết kế nổi tiếng của Chanel làm nên cuộc cách mạng tối giản trang phục cho phái đẹp lúc bấy giờ. Những chiếc áo này lần đầu tiên được bày bán tại cửa hàng Deauville của Chanel năm 1917.
Vào thế kỷ XX, chiếc áo Breton được các danh họa như Picasso (trái) và Andy Warhol (phải) mặc theo phong cách riêng của họ.
Thập niên 1950, các ngôi sao nổi tiếng như Marilyn Monroe (ảnh), Audrey Hepburn và Brigitte Bardot là những người có công lăng-xê mốt kẻ sọc.
Audrey Hepburn mặc trang phục sọc theo những phong cách khác nhau, không chỉ có áo Breton.
Nữ diễn viên Pháp Brigitte Bardot cũng ưa chuộng mốt áo sọc.
Thập niên 1960, cùng với làn sóng hippie trong thời trang, họa tiết kẻ sọc được đưa vào trang phục thế hệ này như một phần văn hóa của họ.
Trong suốt những năm 1960 và 1970, kẻ sọc được xem như một họa tiết nổi loạn chuyên dành cho dân hipster (cách gọi những người theo phong cách hippie) thích sự khác biệt và có chất nghệ sỹ. John Lennon là một đại diện tiêu biểu.
Nhờ vào tầm ảnh hưởng của huyền thoại Coco Chanel, những chiếc áo sọc thủy thủ đã tạo nên cơn sốt trong thời trang nữ. Ngày nay, stripe đã trở thành một họa tiết không thể thiếu trong thời trang, được biến hóa đa dạng đủ mọi kích cỡ và màu sắc khác nhau. Nhưng sọc trắng đen hay xanh navy trắng vẫn là những màu sắc cổ điển được ưa chuộng nhất.
sweetlemonmag.com
Họa tiết kẻ sọc trở lại mạnh mẽ nhất trong các bộ sưu tập mùa xuân hè 2013. Marc Jacobs lấy cảm hứng từ thập niên 1960 để tạo ra những thiết kế sọc dọc, ngang và zigzag đơn giản trong các gam màu trắng, đen và đỏ đậm.
style.com
Raf Simons cũng đưa kẻ sọc vào bộ sưu tập Dior với chất liệu satin bóng bẩy.
style.com
Trên sàn diễn của Dolce & Gabbana, kẻ sọc được tái hiện trong trang phục của những cô gái thôn quê nước Ý thập niên 1950.
style.com
Mẫu đầm kẻ sọc này của Oscar de la Renta rất đươc các sao ưa chuộng.