Sotheby’s triển lãm tranh “Tứ kiệt Đông Dương” Phổ-Thứ-Lựu-Đàm lớn nhất Việt Nam

56 tác phẩm của hoạ sĩ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm – bộ tứ danh họa tốt nghiệp những khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương đã được trưng bày lần đầu tiên tại TPHCM

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_09

Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Triển lãm Tứ kiệt Đông Dương có tên Timeless Souls: Beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ do Sotheby’s tổ chức. Đây là lần đầu tiên một nhà đấu giá kiêm bảo trợ nghệ thuật quốc tế tổ chức triển lãm lớn tại Việt Nam được tổ chức. Nó cũng là một trong những triển lãm tranh Đông Dương với quy mô lớn nhất tính đến thời điểm này.

Giới yêu tranh đánh giá đây là cuộc “hồi hương” tranh Việt “triệu đô” quy mô lớn.

Một triển lãm triệu đô thỏa mãn thị giác của người xem

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_10

Không gian của triển lãm tranh Tứ kiệt Đông Dương được Sotheby’s dàn dựng. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của bộ tứ danh họa tốt nghiệp từ những khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l’Indochine – EBAI). Đó là Lê Thị Lựu (1911 – 1988), Lê Phổ (1907 – 2001), Mai Trung Thứ (1906 – 1980), và Vũ Cao Đàm (1908 – 2000).

Mỗi cố họa sỹ đều có một không gian riêng, với phần tiểu sử ghi chú bằng cả tiếng Việt và Anh. Thông qua phần giới thiệu này, người xem sẽ hiểu khái quát về cuộc đời cũng như những ảnh hưởng đến phong cách mỹ thuật của họ. Không gian triển lãm cũng được chia theo từng sắc màu, giúp người xem phân biệt tác phẩm của từng họa sỹ.

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_03

Lê Phổ có căn phòng màu đỏ lựu. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_04

Mai Trung Thứ triển lãm trong không gian xanh biển. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_06

Tranh Lê Thị Lựu được trưng bày trong không gian màu xanh cổ vịt. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_05

Và với Vũ Cao Đàm là màu nâu sồng. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Triển lãm là cơ hội hiếm hoi để tận mắt ngắm nhìn tranh quý báu của Tứ kiệt Đông Dương

Một số bức tranh tại triển lãm có thể kể đến: Lê Thị Lựu với tác phẩm Nhạc công truyền thống, Cô gái và hoa, Thiếu nữ Việt bên suối… Lê Phổ với Đền Cổ Loa, Thiếu nữ cầm quạt, Mẹ và Con, Thiếu nữ vuốt tóc… Tranh danh họa Mai Trung Thứ lần này có Hai mỹ nữ, Gió xuân, Thiếu nữ bên bờ ao, Lặng thiền, Qua cầu… Vũ Cao Đàm với Tình mẫu tử, Khúc điền viên, Bên ngôi miếu, Hai thiếu nữ…

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_07

Bộ tranh thiếu nữ của Mai Trung Thứ. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Được giám tuyển bới nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê, loạt tác phẩm này là một lát cắt minh họa cho giai đoạn sáng tác ở hải ngoại của bốn họa sỹ. Có thể nói rằng, đây hiện tại là triển lãm tứ kiệt Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam về cả giá trị và số lượng, quy tụ hơn 50 tác phẩm trải dài theo sự nghiệp của mỗi hoạ sỹ.

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_11

Tác phẩm Đức Mẹ Sầu Bi của Lê Phổ. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Bộ tứ lừng danh này đã lần lượt di cư sang Pháp trong các thập kỷ 1930-1940, và thường xuyên lồng ghép tâm tư hoài cố hương của mình vào trong các tác phẩm được sáng tác nơi hải ngoại. Họ mượn những gì còn đau đáu trong ký ức để thể hiện các lát cắt khác nhau về đời sống và văn hóa Việt trong tranh, thông qua các chủ đề quen thuộc.

Dù vẽ hoa cỏ hay cảnh quan, gia đình hay phong tục, văn hóa hay kiến trúc, bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm đã tạo dựng được những biểu quan thị giác bắt nguồn từ cội rễ Việt, thu hút đông đảo khán giả quốc tế.

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_02

Tác phẩm Thiếu nữ vuốt tóc của danh họa Lê Phổ. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Chữ “Hồn” trong tiếng Việt vừa để chỉ phần sâu thẳm nhất của mỗi người, một tiếng nói chung của một dân tộc và nền văn hiến của họ, và cả cốt cách của một tác phẩm nghệ thuật. Tựa đề cho triển lãm tranh Tứ kiệt Đông Dương, theo đó, hy vọng biểu trưng được những giá trị vĩnh cửu gửi gắm bản sắc Việt trong suốt quãng đời viễn xứ của bốn danh họa. Kết tinh trong thực hành của họ là một hòa âm giữa truyền thống và văn hiến phương Đông với những kỹ thuật mỹ học mới mẻ trong phong trào hậu ấn tượng phương Tây.

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_14

Tác phẩm Hai thiếu nữ của danh họa Mai Trung Thứ. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Cơn sốt sưu tầm tranh Việt Nam

Nằm trong nhóm các thị trường tăng trưởng nhanh trong khu vực, nghệ thuật Việt Nam đang đặc biệt thu hút sự quan tâm từ giới mộ nghệ toàn cầu.

Sau khi phá kỷ lục giá mới nhất cho Lê Phổ tại phiên đấu mùa xuân vừa rồi tại Hồng Kông, hiện tại Sotheby’s đang nắm giữ cả ba kỷ lục về giá cao nhất cho tranh Việt – và triển lãm này sẽ tiếp tục minh họa cho vị thế lãnh đạo thị trường của Sotheby’s cũng như quyết tâm kết nối cộng đồng nhà sưu tập trong khu vực.

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_12

Tác phẩm Hai nàng Kiều – Without Frame của danh họa Vũ Cao Đàm. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

Harper's Bazaar_Bộ tứ Đông Dương triển lãm Sothebys_13

Tác phẩm Fillette aux nattes avec son panier de fleurs của nữ danh họa Lê Thị Lựu. Ảnh: Bảo Nguyễn/REI Artspace

THÔNG TIN CHO BẠN

Triển lãm tranh Tứ kiệt Đông Dương có tên Timeless Souls: Beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ do Sotheby’s tổ chức diễn ra tại khách sạn Park Hyatt Saigon từ 11-14/7.

Xem thêm thông tin tại www.sothebys.com/vietnam

Tạp chí Thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam 

Xem thêm