Saturday Night Live (SNL), chương trình hài kịch có tuổi đời lâu nhất thế giới

Saturday Night Live (SNL) đánh dấu mùa thứ 50 vào năm đầu năm 2025. Vậy chương trình kết hợp hài kịch và âm nhạc này có gì thú vị để níu chân người xem 50 năm qua?

Sân khấu chính của Saturday Night Live (SNL). Ảnh: NBC

Saturday Night Live (SNL) là chương trình hài kịch phản văn hóa (counterculture) kết hợp các màn trình diễn âm nhạc của những ngôi sao âm nhạc đang hot. Chương trình được phát sóng trên đài truyền hình NBC của Mỹ từ năm năm 1975. Và sau hơn 5 thập kỷ, chương trình đã trở thành một biểu tượng văn hóa và định hình phong cách hài kịch nói chung.

Cấu trúc chương trình Saturday Night Live (SNL)

Từ số đầu tiên, nhà sản xuất Lorne Michaels đã định hình cấu trúc của Saturday Night Live (SNL) trong thời lượng 90 phút như sau:

  • Hài độc thoại
  • Ba vở hài kịch ngắn kéo dài 5 đến 10 phút
  • Màn trình diễn âm nhạc của ca sĩ đầu tiên
  • Weekend Update
  • Các tiểu phẩm ngắn
  • Màn trình diễn âm nhạc kết thúc chương trình

Kim Kadashian từng “gây bão” khi thực hiện rất tốt màn độc thoại/dẫn chương trình SNL. Ảnh: Getty Images

Chương trình sẽ bắt đầu với một phần hài độc thoại (monologue) do người dẫn chương trình (host) hoặc một khách mời đặc biệt trình bày. Monologue này có thể bao gồm các câu chuyện hài hước, những quan sát về cuộc sống, hoặc những bình luận về các sự kiện hiện tại.

Hiện nay phần mở đầu thường được thực hiện bởi người nổi tiếng, các nghệ sĩ xuất hiện trên sân khấu tối hôm. Họ sẽ đùa cợt về chính bản thân họ là chủ yếu, đồng thời xuất hiện trong những vở hài kịch kế tiếp.

Các vở hài kịch của SNL khá đa dạng về thể loại, từ hài kịch tình huống, châm biếm đến hài kịch hình thể,… Chúng thường lấy ý tưởng từ phim, MV ca nhạc, chương trình truyền hình đang hot và chế lại những quảng cáo để tạo tiếng cười.

Màn xuất hiện đầu tiên của Bowen Yang (bên trái) tại SNL Weekend Update. Ảnh: NBC

Weekend Update về bản chất cũng là một vở hài kịch ngắn. Trong đó, các diễn viên sẽ đóng vai người dẫn chương trình tin tức và đưa ra những bình luận châm biếm về các sự kiện thời sự, chính trị và văn hóa nổi bật trong tuần.

Phần này thường có sự tham gia của hai người dẫn, thường là các diễn viên hài của SNL. Họ sẽ đọc các tin tức giả định hoặc bình luận về các câu chuyện có thật theo một cách hài hước và châm biếm. Weekend Update thường xuyên sử dụng các trò đùa, châm biếm, và đôi khi cả những nhân vật giả định để tạo ra tiếng cười và phê bình xã hội.

Weekend Update đã trở thành một phần không thể thiếu của SNL và có một lịch sử lâu dài. Nó đã trở thành một nền tảng cho nhiều diễn viên hài nổi tiếng và là nơi để thể hiện quan điểm châm biếm về các vấn đề quan trọng trong xã hội.

THÔNG TIN CHO BẠN: Hài kịch phản văn hóa thường sử dụng các yếu tố gây sốc, châm biếm để phê phán các khía cạnh khác nhau của văn hóa, như tôn giáo, chính trị, đạo đức trong xã hội. Phong cách này dễ mang lại tiếng cười nhưng đồng thời cũng gây tranh cãi vì thường khá thô tục và thưởng nhắm vào các nhân vật hoặc tổ chức có quyền lực trong xã hội.

Những màn trình diễn âm nhạc để đời tại Saturday Night Live (SNL)

Màn trình diễn “để đời” theo hướng xấu của Lana tại SNL. Ảnh: Getty Images

Ngoài những vở kịch, thì một phần đáng mong chờ mỗi số SNL là các màn trình diễn âm nhạc ở giữa và kết chương trình. Tại đây, nghệ sĩ sẽ hát với ban nhạc sống mà không nhận quá nhiều phụ trợ về kỹ xảo. Do đó, những người có thực tài và khả năng làm chủ sân khấu sẽ tỏa sáng, khiến màn trình diễn trên sân khấu SNL thành màn trình diễn để đời của họ – hay nỗi ám ảnh bám víu họ suốt sự nghiệp.

Một ví dụ kinh điển có lẽ là Lana Del Rey vào đầu năm 2012. Giai đoạn này, Lana Del Rey đang là nghệ sĩ hot nhất làng nhạc vì album Born To Die quá đỗi thành công. Tuy nhiên màn trình diễn hai ca khúc Blue JeansVideo Games thất bại với giọng hát thều thào, thay đổi kiểu cách hát liên tục khiên dư luận trở nên xôn xao về tài năng của cô.

Diễn viên Kristen Wiig vào vai Lana Del Rey trong một vở kịch gây tranh cãi. Ảnh: NBC

Đúng một tuần sau đó, SNL có một tiểu phẩm xỉa xói hình tượng và kiểu cách hát của Lana Del Rey. Tưởng rằng sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực tuy nhiên SNL lại nhận gạch đá của người hâm mộ Lana. Đồng thời, Lana Del Rey từ đó cũng vắng bóng trên sóng truyền hình.

Từ chương trình ngắn hạn đến thành công kéo dài 50 năm

Khi ra mắt số đầu tiên vào ngày 11/10/1975, chương trình có tên là Saturday Night. Chương trình bắt đầu với một vở hài kịch nhỏ về một người đàn ông nhập cư đang học tiếng Anh; ông được giáo viên bảo lặp lại theo mọi cử chỉ và khi người giáo viên đột ngột lên cơn đau tim, ông cũng giả lên cơn đau tim và ngất lịm theo. Sau đó một người đàn ông xuất hiện và thông báo “Trực tiếp từ New York, đây là Saturday Night”.

Từ đó khẩu hiệu “Trực tiếp từ New York, đây là Saturday Night Live” luôn mở đầu chương trình trong suốt 50 năm qua.

Ban đầu, đài truyền hình chỉ cho phép chương trình thực hiện 6 tập, kéo dài đến Giáng Sinh 1975. Tuy nhiên sự đón nhận của khán giả đã giúp cho chương trình được tiếp tục sản xuất đến nay.

Dàn diễn viên trong số đầu tiên của SNL (từ bên trái) Garrett Morris, Jane Curtin, John Belushi, Laraine Newman, Dan Aykroyd, Gilda Radner và Bill Murray. Ảnh: Getty Images

5 thập kỷ, 5 thời kỳ thịnh suy

Với tuổi đời hơn 50 năm thì chất lượng sản xuất không thể lúc nào cũng ở đỉnh cao. Nhiều khán giả lâu năm của Saturday Night Live (SNL) phân chia chương trình này theo từng thời kỳ ứng với những nhà sản xuất khác nhau.

Thời kỳ vàng (1975 -1979)

Đứng sau thành công của SNL là nhà sản xuất và biên kịch Lorne Michaels. Ảnh: Getty Images

Đây là giai đoạn hoàng kim của SNL, khi chương trình ra mắt và nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn hóa. Với dàn diễn viên tài năng và những màn trình diễn hài hước, SNL đã thu hút đông đảo khán giả và tạo ra ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp giải trí.

Thời kỳ khó khăn (1980 – 1984)

Trong một tập đặc biệt vào năm 2019, Eddie Murphy trở lại làm host. Ảnh: Getty Images

Sau khi nhà sản xuất Lorne Michaels rời đi vào năm 1980, SNL đã trải qua một giai đoạn khó khăn với rating giảm sút và sự thay đổi liên tục của dàn diễn viên. Tuy nhiên thời kỳ này, SNL lại là bệ phóng cho Eddie Murphy. Bạn có thể quen thuộc vì anh ấy xuất hiện gần như trọng mọi bộ phim hài kịch ở những năm 90. Đồng thời là giọng nói của nhân vật Donkey được yêu thích trong series hoạt hình Sherk.

Thời kỳ đồng (1985 – 2004)

Sau đó chương trình đã có nhiều cải tổ từ dàn diễn viên và phong cách viết nhưng nhìn chung vẫn không có quá nhiều thành công nổi bật. Đặc biệt khi SNL cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các chương trình hài kịch khác hợp thị yếu khá giả hơn.

Thời kỳ Phục hưng (2005 – 2011)

SNL đã trở lại mạnh mẽ với sự dẫn dắt trở lại của Lorne Michaels và sự tham gia của nhiều diễn viên tài năng. Chương trình đã thu hút sự chú ý của khán giả và giới phê bình, đồng thời giành được nhiều giải thưởng danh giá.

Thời kỳ Hậu Phục hưng (2013 – hiện tại)

Dàn diễn viên chính của SNL hiện tại. Ảnh: NBC

SNL từ sau đó duy trì hình ảnh của mình trong tâm trí công chúng như một nơi của sự hỗn loạn lành tính, nơi những trục trặc sáng tạo tạm thời luôn nhường chỗ cho một tràng cười sảng khoái, và nơi những nghệ sĩ được nuôi dưỡng luôn giành chiến thắng.

BẠN CÓ BIẾT? Hiện nay Saturday Night Live (SNL) có 12 phiên bản quốc tế tại 12 quốc gia bao gồm Brazil, Đức, Ai Cập, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Canada, Phần Lan, Pháp, Ý và Ba Lan.

Hiện nay SNL phiên bản Mỹ vẫn chưa được phát sóng ngoài khu vực Hoa Kỳ. Tuy nhiên bạn có thể xem gần như toàn bộ những màn trình diễn, các phân đoạn hài kịch trên kênh Youtube Saturday Night Live

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ HOT:

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm