Trong lịch sử Trung Quốc, ngọc trai luôn là món đồ trang sức quý giá, một biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và đẳng cấp. Gần đây, phương pháp định giá ngọc trai trong bộ phim Rèm Ngọc Châu Sa đã gây ra nhiều tranh cãi. Cố vấn lịch sử của bộ phim đã tiết lộ phương pháp định giá và giải thích sự quan trọng của ngọc trai trong xã hội cổ đại.
Theo phân tích của ông, một viên ngọc trai chất lượng cao trong quá khứ có giá trị tương đương với khoảng 500.000 nhân dân tệ ngày nay (gần 1,8 tỷ đồng). Ước tính này dựa trên độ hiếm và chất lượng của ngọc trai, cũng như tình hình kinh tế, kỹ thuật chế tác và ý nghĩa biểu tượng của ngọc trai trong các mối quan hệ xã hội, hôn nhân và thậm chí chính trị.
Chính vì vậy, xem phim Rèm Ngọc Châu Sa, bạn sẽ hiểu thêm về sự quý giá và quan trọng của ngọc trai trong nền văn hóa châu Á xa xưa.
Bộ phim nghiên cứu chi tiết về Con đường tơ lụa của nhà Đường
Rèm Ngọc Châu Sa lấy nghề kinh doanh ngọc trai cổ đại làm điểm xuất phát, kể về hành trình giao dịch ngọc và trang sức của các nhân vật dọc theo con đường Tơ Lụa. Từ Con đường Tơ lụa trên biển (Hợp Phố, Quảng Châu) đến Con đường Tơ lụa trên đất liền (Hành lang Hà Tây*).
Khán giả sẽ cùng các nhân vật chính từ Hợp Phố, đi qua Quảng Châu, Thiệu Châu, Tây Vực, Dương Châu, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, và cuối cùng chứng kiến họ kiên trì theo đuổi con đường của mình để tạo dựng nên huyền thoại ngọc trai của riêng họ.
*Hành lang Hà Tây: Trước đây là tuyến giao thương kết nối Trung Quốc với Trung Á, Ấn Độ, Ba Tư, và xa hơn nữa đến châu Âu. Tên “Hexi” có nghĩa là “phía tây của sông Hoàng Hà,” phản ánh vị trí của hành lang này nằm ở phía tây của khúc cong lớn của con sông.
Để tái hiện Con đường Tơ lụa thời cổ, mang lại sự chân thực và chính xác cho những tình tiết trong phim, Giáo sư Cao Kiếm Đôn chia sẻ rằng bộ phim đã tham khảo nhiều tác phẩm nghiên cứu, bao gồm Sơ đồ Giao thông Thời Đường của Nghiêm Canh Vọng, Tài liệu Hệ thống Giao thông Trung Tây của Trương Hưng Lang, Atlas Lịch sử Trung Quốc của Đàm Kỳ Tường và các nghiên cứu liên quan, để tiến hành kiểm chứng chi tiết về Con đường Tơ lụa thời Đường.
Trong bộ phim Rèm Ngọc Châu Sa, tuyến đường từ Hợp Phố (vùng sản xuất ngọc trai Nam) đến Trường An đã được lập kế hoạch dựa trên các tuyến đường giao thông thực tế thời Đường. Vận tải thời Đường chủ yếu dựa vào đường thủy, vì đường thủy an toàn và tiện lợi hơn. Những quan chức thăng chức, gia đình đông đúc, hoặc vận chuyển tài sản thường chọn đường thủy, đặc biệt là đối với việc vận chuyển lúa gạo và vũ khí hạng nặng.
Ngoài ra, liên quan đến các phương tiện di chuyển và thời gian di chuyển trong bộ phim, Giáo sư Cao cũng đã đưa ra những ước tính. Ví dụ, với vận chuyển đường bộ, một ngày có thể đi được khoảng 60 lý*, từ đó có thể tính toán được thời gian di chuyển. Đối với đường thủy, phải tính đến yếu tố dòng nước thuận hay nghịch, thủy văn, sẽ di chuyển chậm hơn một chút, khoảng 50 lý mỗi ngày. Các chuyến đi cưỡi ngựa hoặc đi xe ngựa có thể đi được khoảng 80 lý mỗi ngày, từ đó cũng có thể tính toán thời gian hành trình.
* 1 lý = 1.852 km
Rèm Ngọc Châu Sa tái hiện chính xác kiểu dáng trang sức ngọc trai thời Đường
Thông qua câu chuyện kinh doanh của nhân vật nữ chính, bộ phim tái hiện hoạt động của ngành công nghiệp ngọc trai cổ đại Trung Quốc, từ sản xuất, vận chuyển đến tiếp thị.
Các món trang sức trong phim cũng thu hút sự chú ý của người xem. Bên cạnh trang sức ngọc trai, Rèm Ngọc Châu Sa còn đưa ra kiểu dáng trang sứ thời nhà Đường nạm san hô, mai rùa, bình bạc vàng, và khóa thủy tinh.
Để tái hiện các món trang sức thời nhà Đường một cách chi tiết nhất có thể, đoàn phim cùng cố vấn viên lịch sử – Giáo sư Cao đã tham khảo tư liệu khảo cổ như đồ vật khai quật từ mộ Lý Kinh Tuấn, Làng Hà Gia, cùng với các nghiên cứu về Lịch sử Trang sức Cổ đại Trung Quốc.
Các đồ trang sức trong bộ phim đều được tái hiện theo tên gọi và kiểu dáng chính xác của thời Đường. Nhiều trong số đó đã tham khảo cuốn sách Những quả đào vàng ở Samarkand: Nghiên cứu về các hàng hóa nhập khẩu thời Đường của học giả Mỹ – Học Ái Hoa (sách có tên khác là Văn minh ngoại lai của thời Đường), trong đó có một chương chuyên đề về các loại trang sức, nghiên cứu chi tiết các loại trang sức được nhập khẩu vào Đại Đường, và bộ phim cũng đã tham khảo rất nhiều từ đó.
Hiểu về giá trị ngọc trai thời Đường khi xem phim Rèm Ngọc Châu Sa
Rèm Ngọc Châu Sa tái hiện nền văn hóa trang sức thời nhà Đường, từ ngọc trai trắng đến ngọc màu sắc, rồi ngọc bích và từ kỹ thuật chạm khắc phẳng đến chạm khắc tròn.
Để xây dựng một thế giới thương mại chân thực, Giáo sư Cao cho biết bộ phim đã thực hiện nghiên cứu chi tiết về giá bán ngọc trai Nam và các loại trang sức liên quan, tham khảo các nghiên cứu như Nghiên cứu về Giá cả Nông sản Thời Đường và các tài liệu tương tự. Bộ phim cũng nghiên cứu về thu nhập của các quan chức thời Đường để có thể so sánh với các mức giá của các loại trang sức.
Giá trị các viên ngọc trai trong bộ phim đã được tính toán một cách hợp lý. Dù không có ghi chép cụ thể về giá ngọc trai thời Đường thì đoàn phim đã tham khảo tài liệu từ thời Tống.
Một viên ngọc trai có giá khoảng 600 quan, tương đương với khoảng 420.000 nhân dân tệ (khoảng 1,4 tỷ đồng) hiện nay. Ngọc trai quý, như ngọc trai Bắc (được thu hoạch từ khu vực hạ lưu sông Tùng Hoa ở Đông Bắc Trung Quốc) có giá lên tới 1.000 quan, tương đương với khoảng 500.000 nhân dân tệ (1,7 tỷ đồng). Ngọc trai biển Nam (có nghĩa là ngọc trai từ biển Đông, thu hoạch từ loại con hàu Pinctada maxima cỡ đại) đắt hơn nhiều.
Từ đó, có thể suy đoán rằng giá ngọc trai Nam thời Đường, xét đến các yếu tố kinh tế khác nhau, không thể thấp hơn 500 nghìn nhân dân tệ hiện nay, và ngọc trai chất lượng cao sẽ có giá cao hơn.
Hoạt động thương mại: Lịch sử đấu giá thời Đường
Về hoạt động đấu giá trong bộ phim, Giáo sư Cao cho biết, theo nghiên cứu của Giáo sư Dương Liên Sinh từ Đại học Harvard, hoạt động đấu giá đầu tiên xuất hiện trong các chùa vào thời kỳ Ngụy Tấn. Đến đầu thời Đường, các chùa phổ biến phương pháp “hát quần áo”, một hình thức đấu giá tương tự như hiện nay, và từ đó thuật ngữ “đấu giá” ra đời.
* Phương pháp “hát quần áo”: Một hình thức đấu giá độc đáo hoặc sáng tạo trong đó người bán không chỉ đấu giá món đồ (như quần áo) mà còn kết hợp với một yếu tố biểu diễn (như hát hoặc diễn xuất) để thu hút sự chú ý hoặc tăng giá trị của món đồ.
Trong năm thứ 9 của triều đại Đường Cao Tổ, có ghi chép về việc Đạo Xuyên Pháp Sư chỉ trích việc đấu giá trong các chùa vì vi phạm các quy tắc của Phật giáo. Hình thức này cũng được ghi nhận trong các tác phẩm như Tây Kinh Mộng Hoa Lục. Trong thời Đường, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ và thành phố Trường An có rất nhiều cửa hàng trong các khu chợ Đông Tây. Bộ phim đã tái hiện các hoạt động thương mại trong thời kỳ này dựa trên những ghi chép lịch sử.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
REVIEW RÈM NGỌC CHÂU SA: XEM PHIM KHÔNG UỔNG PHÍ THỜI GIAN
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ NUÔI CẤY NGỌC TRAI BIỂN ĐÔNG QUA PHIM RÈM NGỌC CHÂU SA
PHIM NGỌC LÂU XUÂN TÁI HIỆN TRANG SỨC NHÀ MINH GIỐNG HỆT VỚI CỔ VẬT THẬT
Harper’s Bazaar Việt Nam