Phun môi có được ăn bánh mì không? 11 lưu ý cần biết

Sau khi phun môi có được ăn bánh mì không, có cần phải lưu ý, kiêng cữ gì không? Bazaar Vietnam sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh phương pháp làm đẹp này

Sau quá trình phun môi, bạn cần lưu ý và kiêng cữ khi chăm sóc, vệ sinh vùng môi, ăn uống. Như vậy vết thương mới mau lành, môi nhanh lên màu chuẩn và đẹp. Nhiều người thắc mắc phun môi có được ăn bánh mì không và nên ăn uống như thế nào?

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì

Phun môi có được ăn bánh mì không

Ảnh: Mohamed/Hassouna/Unsplash

100g bánh mì không chứa khoảng 230 calo với các thành phần dinh dưỡng sau:

• 13g carbs
• 1g chất béo
• 2g chất đạm
• 0,6g chất xơ
• 151mg canxi
• 3,7g sắt
• 23g magie
• 99mg phốt pho
• 100mg kali
• 681mg natri
• 0,7mg kẽm
• 0,3mg đồng
• 0,5mg mangan
• 17,3mcg selen
• Nitrat
• Thiamine

Các thành phần dinh dưỡng trên sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào các loại bánh mì khác nhau như bánh mì kẹp chả, bánh mì kẹp thịt hay bánh mì ngọt.

Trong bánh mì có ít chất dinh dưỡng thiết yếu so với các loại thực phẩm khác như trái cây, rau quả. Bánh mì chứa nhiều calo và carbs, nhưng lại ít chất xơ, protein, chất béo và các khoáng chất.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG ĂN GÌ, BAO LÂU? 13 LOẠI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Phun môi có được ăn bánh mì không?

Phun môi có được ăn bánh mì không

Phun môi là phương pháp làm đẹp giúp phái đẹp có đôi môi căng mọng, màu đẹp như mong muốn. Vậy sau khi phun môi có phải kiêng cữ ăn bánh mì không? Phun môi có được ăn bánh mì không?

Thành phần gluten và nitrat có trong bánh mì gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa, trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, nếu ăn nhiều bánh mì, cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn gluten và nitrat sẽ khiến vết thương phun xăm lâu lành hơn.

Ngoài ra, bánh mì làm từ ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, bánh mì đen có thể kích ứng với vết thương phun môi thẩm mỹ. Bánh mì chứa nhiều tinh bột có thể khiến vết thương phun môi dễ sưng ngứa, châm chích, nổi mụn nước, mưng mủ thậm chí dẫn đến nhiễm trùng.

Như vậy, ăn bánh mì sau khi phun môi sẽ khiến vết thương lâu phục hồi. Từ đó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và kết quả của phương pháp làm đẹp này. Phun môi xong có được ăn bánh mì không? Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ là không nên ăn.

Thời gian kiêng ăn bánh mì sau khi phun môi còn phụ thuộc vào quy trình phun xăm và cơ địa của mỗi người. Để đảm bảo vết thương phun môi khôi phục hoàn toàn, môi lên màu đẹp và có kết quả tốt nhất, bạn nên kiêng ăn bánh mì trong 25 – 30 ngày.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG THỊT GÀ BAO LÂU? 16 LƯU Ý ĐỂ CÓ MÀU MÔI ĐẸP CHUẨN

Sau khi phun môi không nên và nên ăn những thực phẩm nào?

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc phun môi có được ăn bánh mì không. Ngoài ra, sau khi phun môi, bạn cần lưu ý những vấn đề về ăn uống như không nên và nên ăn những gì để nhanh phục hồi?

1. Phun môi có được ăn bánh mì không? Sau khi phun môi không nên ăn gì?

Sau khi phun môi không nên ăn gì

Nếp: Các món ăn được chế biến từ nếp thường có tính nóng, dễ gây sưng tấy và mưng mủ môi khi vết thương phun môi chưa lành hoàn toàn.

Thịt bò: Thịt bò chứa nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi phun môi, bạn không nên ăn thực phẩm này. Trong thịt bò có các dưỡng chất làm cản trở quá trình phục hồi, khiến môi lên màu không đẹp, màu môi bị sậm hoặc thâm.

Rau muống: Các thành phần kích thích tế bào non có trong rau muống không tốt cho người vừa phun môi xong. Khi ăn rau muống, các tế bào sinh trưởng sẽ bị kích thích tạo nên sẹo lồi cho vết thương phun môi chưa lành.

Thịt gà, thịt vịt: Hai loại thịt này có nguy cơ gây thâm môi, màu môi không đều. Sắt và magie có trong thịt gà, thịt vịt cũng có thể là nguyên nhân gây nên sẹo.

Hải sản: Các loại hải sản như cá, tôm, cua, bạch tuộc thường có hàm lượng đạm cao. Ăn nhiều hải sản sau khi phun môi dễ gây dị ứng, lâu lành vết thương, thậm chí gây sẹo.

Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm bạn nên tránh ăn sau khi phun môi. Ăn trứng khiến quá trình tăng sinh mô sợi collagen diễn ra mạnh mẽ hơn, gây đùn da dẫn tới sẹo lồi.

Các chất kích thích: Sử dụng nhiều bia, rượu, cà phê sau khi phun môi làm quá trình lưu thông máu bị cản trở, khiến vết thương lâu lành và môi lên màu không đẹp.

Đồ ăn cay nóng: Ăn đồ cay nóng sau khi phun môi sẽ khiến vết thương lâu lành, dễ sưng tấy, viêm nhiễm, môi không đều màu.

>>> Đọc thêm: PHUN MÔI CÓ ĐƯỢC ĂN CHUỐI KHÔNG? 6 LƯU Ý QUAN TRỌNG CẦN BIẾT

2. Sau khi phun môi nên ăn gì?

Sau khi phun môi nên ăn gì

Sau khi phun môi, bạn nên ăn các thực phẩm sau:

Rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi, kẽm. Sau khi phun môi, bạn nên bổ sung các loại rau xanh như súp lơ, cải thìa, măng tây, xà lách. Các dưỡng chất có trong rau xanh giúp vết thương sau phun môi nhanh lành.

Trái cây tươi: Trong trái cây chứa nhiều vitamin A, C, D giúp vết thương phun môi nhanh phục hồi. Đồng thời, các vitamin này còn giúp màu môi sau khi phun xăm chuẩn và đẹp hơn.

Sữa chua: Sữa chua có nhiều protein và sắt giúp tổng hợp huyết sắc tố làm cho vết thương phun môi nhanh lành, đều màu. Ngoài ra, vitamin A và E có trong sữa chua còn giúp tăng cường sức đề kháng.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG THỊT BÒ BAO LÂU ĐỂ LÊN MÀU CHUẨN ĐẸP?

Phun môi có được ăn bánh mì không? Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm đúng cách

Phun môi có được ăn bánh mì không? Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm đúng cách

Để môi nhanh phục hồi, lên màu đẹp và chuẩn, ngoài việc chú ý ăn uống, bạn còn phải chăm sóc môi đúng cách.

• Lau sạch môi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý sau khi phun xăm 5 – 8 tiếng.

• Tránh cho môi tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ánh nắng.

• Hạn chế sờ tay lên môi, không gỡ lớp màng bong tróc trên môi.

• Thoa kem dưỡng ẩm khi môi bong vảy để màu môi được tự nhiên hơn.

• Nên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, B, C, E và các khoáng chất như magie, kẽm, kali, phốt pho để môi lên màu đẹp hơn.

• Nên uống nhiều nước, nước ép trái cây như dứa, cà chua.

• Nên dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

• Nếu vùng phun môi có dấu hiệu bất thường như ngứa, sưng tấy, viêm nhiễm cần lập tức đến trung tâm thực hiện phun môi để kiểm tra.

• Sau khi phục hồi, bạn nên duy trì chế độ vệ sinh, tẩy tế bào chết, bôi kem dưỡng môi để môi trở nên mềm mịn và đẹp hơn.

>>> Đọc thêm: XĂM MÔI CÓ ĂN KHOAI LANG ĐƯỢC KHÔNG?

Trường hợp nào không nên sử dụng phương pháp phun môi thẩm mỹ?

Trường hợp nào không nên sử dụng phương pháp phun môi thẩm mỹ

Những trường hợp sau không nên thực hiện phun môi thẩm mỹ:

• Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Trong các loại mực xăm thường chứa nhiều thành phần kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, sắt, cacbon, niken và hóa chất tạo màu. Những chất này không tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

• Người có cơ địa dễ viêm nhiễm, viêm da: Người mắc chứng viêm da, dị ứng khi phun môi sẽ mẩn ngứa, viêm nhiễm thậm chí nhiễm trùng hơn. Đa số những người thuộc nhóm này đều khó đạt được hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp phun môi thẩm mỹ.

• Người dị ứng với chất gây tê và thành phần mực phun: Những người thuộc nhóm này không nên thực hiện phun môi, vì có thể sẽ dẫn đến sốc phản vệ rất nguy hiểm.

• Người mắc các bệnh về rối loạn đông máu, máu khó đông.

• Mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát.

• Người mắc bệnh về nhiễm khuẩn hệ thống như viêm gan, HIV.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc sau khi phun môi có được ăn bánh mì không. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức để có thể yên tâm hơn khi trải nghiệm phương pháp làm đẹp này.

>>> Đọc thêm: TIÊM FILLER KIÊNG GÌ? CÁCH CHĂM SÓC SAU TIÊM GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ LÀM ĐẸP

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÔ MÔI, NỨT NẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm