Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp: Diêu Thần và Giả Tịnh Văn vén màn thế giới phẫu thuật thẩm mỹ

Dòng phim y khoa không phải thể loại dễ thu hút khán giả. Nhưng Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp lại khác, bộ phim khởi quay tại Thành Đô vào năm ngoái, chỉ vỏn vẹn 29 tập, cô đọng và chất lượng. Đây cũng là lần đầu tiên những góc khuất của ngành thẩm mỹ được đưa lên màn ảnh, từ nỗi ám ảnh ngoại hình đến vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ vì người yêu.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Bộ phim Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp càng xem càng cuốn

Ban đầu, ai cũng nghĩ Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp (Fight For Beauty) sẽ là một bộ phim theo mô-típ đấu đá nữ quyền, nơi hai nữ chính tranh giành vị trí và quyền lực đến cùng. Nhưng chỉ sau vài tập, mới thấy suy nghĩ ấy thật hạn hẹp.

Bộ phim không hề khai thác sự cạnh tranh giữa hai người phụ nữ mà trái lại, đây là một tác phẩm nữ giới giúp đỡ nữ giới. Diêu Thần sắc sảo như lưỡi dao. Giả Tịnh Văn tinh tế, thấu hiểu lòng người. Cả hai người phụ nữ mạnh mẽ từ chỗ đối đầu dần trở thành tri kỷ, cùng nhau giúp đỡ những người cần họ.

Dù tác phẩm không được quảng bá rầm rộ hay gây sốt trên mạng xã hội, nhưng những ai đã xem đều hết lời khen ngợi. Ai cũng biết những năm gần đây, phim về đề tài y khoa ngày càng được yêu thích, và bộ phim này đã tái hiện một cách chân thực những vấn đề nhức nhối trong xã hội như áp lực ngoại hình hay lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt, hình ảnh bác sĩ do Diêu Thần thủ vai sẵn sàng đặt cược cả sự nghiệp để bảo vệ bệnh nhân của mình thực sự khiến khán giả xúc động: “Một bác sĩ tận tâm như thế, tại sao lại không nhận được sự ủng hộ?”

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện y khoa, bộ phim còn mang đến những thông điệp chữa lành sâu sắc. Nó giúp khán giả hiểu rằng phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ để trở nên đẹp hơn, mà còn là cách giúp những người kém may mắn có được cuộc sống bình thường. Với họ, điều quan trọng không phải là trở nên hoàn mỹ, mà là có thể trở thành người bình thường như bao người khác.

Xem xong bộ phim này, người ta không chỉ cảm nhận được nguồn năng lượng mạnh mẽ mà còn có một góc nhìn mới về các bệnh viện thẩm mỹ. Càng xem càng bị cuốn hút, ngoài nội dung hấp dẫn, diễn xuất của Diêu Thần và Giả Tịnh Văn cũng vô cùng xuất sắc, cả hai đều là những nữ diễn viên thực lực, bảo sao phim lại không hay được chứ?

Diêu Thần và Giả Tịnh Văn: Ai khí chất hơn ai khi lên phim?

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Diêu Thần trong vai Kiều Dương, khi khoác áo blouse trắng, tóc cột cao gọn gàng, ánh mắt kiên định tựa như một liều thuốc an thần cho bệnh nhân. Nhưng sau giờ làm, cô lại trở thành một mỹ nhân hiện đại vói phong thái cuốn hút. Không ít người chê Diêu Thần có đôi môi rộng, cho rằng cô không hợp với tiêu chuẩn nét đẹp xứ Trung. Nhưng chính nét đẹp khác biệt đó lại tạo nên sức hút khó cưỡng cho nữ diễn viên.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Trong khi đó, sự xuất hiện của Giả Tịnh Văn chính là bất ngờ lớn nhất của phim Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp (Fight For Beauty). Ở tuổi 51, đã là mẹ của ba con, nhưng ngay giây phút xuất hiện cô đã hớp hồn khán giả vì phong thái. Mái tóc ngang vai gọn gàng, phong thái sắc sảo, đôi mắt to tròn sâu thẳm, dù đuôi mắt đã lộ rõ nếp nhăn, nhưng ánh nhìn của cô vẫn rạng rỡ và cuốn hút.

Nhiều người không biết rằng Giả Tịnh Văn thực chất chỉ cao dưới 1m60. Nhờ tỷ lệ cơ thể hoàn hảo, khi diện giày cao gót và trang phục công sở, khi đứng cạnh Diêu Thần cao 1m67 thì Diêu Thần cũng không bị trông kém sắc.

Thậm chí trong nhiều khung cảnh, Diêu Thần khi đứng cạnh đàn chị hơn 5 tuổi vẫn phần nào bị lu mờ. Giả Tịnh Văn có một nét đẹp trang nhã và cuốn hút. Không phải ngẫu nhiên mà từng có tin đồn Lưu Đức Hoa nhận xét: “Ở Đài Loan, nếu trên 1m70, Lâm Chí Linh đẹp nhất. Dưới 1m70, Giả Tịnh Văn là đỉnh cao nhan sắc”.

Trong các tập phim mới nhất, vẻ đẹp và tiếp thị thương mại đã tạo ra một nghịch lý tồn tại song song

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Tối ngày 1/4, Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp lên sóng tập 5 và tập 6. Theo dữ liệu tỷ suất người xem thời gian thực từ Cool Cloud, khi tập 5 phát sóng, kênh Đông Phương đã dẫn đầu khung giờ phát sóng trên đài vệ tinh.

Trong nội dung tập 5, nhân vật Kiều Dương do Diêu Thần thủ vai quyết định từ chức tại Bệnh viện số 3 và cuối cùng gia nhập Bệnh viện thẩm mỹ Cách Mộ. Tại bệnh viện tư nhân này, Kiều Dương có màn ra mắt đầy ấn tượng. Cô yêu cầu trợ lý triệu tập tất cả nữ bệnh nhân đang chuẩn bị phẫu thuật mở khóe mắt, trực tiếp cảnh báo họ về rủi ro của ca phẫu thuật. Cô cũng đặt câu hỏi: “Các cô đã rất xinh đẹp rồi, tại sao nhất định phải mở khóe mắt?” Chính vì vậy, nhiều khách hàng đến để phẫu thuật đã đồng loạt yêu cầu hoàn tiền, khiến bệnh viện tư nhân này rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Trên nền tảng đó, nhân vật của Diêu Thần và Giả Tịnh Văn đã có một cuộc tranh luận về khái niệm cái đẹp. Kiều Dương cho rằng vẻ đẹp tự nhiên đã là tốt nhất, không nên can thiệp phẫu thuật như mở khóe mắt, càng không nên để bệnh nhân đối mặt với những rủi ro y khoa không đáng có.

Trái lại, nhân vật của Giả Tịnh Văn lại có quan điểm khác: những phụ nữ này cũng có quyền theo đuổi một chuẩn mực sắc đẹp cao cấp hơn, và việc mở khóe mắt chính là một phần của hành trình theo đuổi đó.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Tiếp nối cuộc tranh luận, Kiều Dương chỉ ra rằng chuẩn mực sắc đẹp này thực chất không phải là vẻ đẹp vốn có tự nhiên, mà là một tiêu chuẩn do các tổ chức thẩm mỹ dựng lên thông qua chiến lược thương mại, ép buộc người tiêu dùng tiếp nhận. Nếu không có sự định hướng của ngành công nghiệp làm đẹp, mọi người sẽ không hình thành nhận thức về những tiêu chuẩn này. Đáp lại, nhân vật của Giả Tịnh Văn cũng đưa ra quan điểm của mình, rằng bản chất của việc định hình vẻ đẹp qua thương mại không có gì sai trái.

Phân đoạn cuối tập 5 là một tình tiết rất đáng để thảo luận, cũng là minh chứng rõ nét cho vấn đề nghịch lý y học. Một bộ phim truyền hình đề tài y khoa xuất sắc cần đặt ra những nghịch lý có giá trị thảo luận, nơi mà cả hai góc nhìn đều hợp lý và đều đáng để lắng nghe, nhưng đồng thời, hai lập trường này cũng tồn tại sự đối lập không thể dung hòa. Mối quan hệ giữa cái đẹp và tiếp thị thương mại cũng phản ánh một nghịch lý như vậy.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Khi chúng ta nhìn lại lịch sử thông qua hội họa, điêu khắc hoặc các tư liệu ghi chép, có thể thấy nhận thức của con người về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Quan niệm gương mặt đẹp cũng không ngừng biến đổi.

Ngày nay, nhận thức về cái đẹp của công chúng phần lớn chịu ảnh hưởng từ các chiến dịch tiếp thị thương mại. Ví dụ, trong bối cảnh ngành công nghiệp phim ảnh phát triển mạnh mẽ, những người phụ nữ có vóc dáng mảnh mai thường tạo được hiệu ứng thị giác tốt hơn trước ống kính. Vì vậy, ngoài đời thực, rất nhiều phụ nữ cũng bắt đầu theo đuổi thân hình thon gọn.

Bên cạnh đó, Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp cũng đề cập đến quan niệm thẩm mỹ về chiếc mũi. Ví dụ, xưa kia mũi khoằm được ưa chuộng vì phong thủy cho rằng người mũi khoằm giữ tiền tốt, sẽ thịnh vượng hơn. Nhưng nay, thẩm mỹ phương Tây đổ bộ khiến các cô gái lại ưa sống mũi cao.

Tuy nhiên, không chỉ các cơ sở thẩm mỹ mới thay đổi nhận thức của con người về cái đẹp, mà các nội dung quảng cáo thương mại cũng có vai trò quan trọng trong việc định hình tiêu chuẩn thẩm mỹ đại chúng. Ví dụ, nhiều quảng cáo thường tập trung vào hình ảnh đôi chân dài của phụ nữ, thậm chí cố tình chỉnh sửa ảnh để kéo dài chân. Kết quả là, nhiều người cũng bắt đầu tin rằng phụ nữ có đôi chân dài mới là chuẩn mực của vẻ đẹp.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Giữa thương mại và cái đẹp tồn tại một mối quan hệ tương hỗ. Nhận thức của con người về vẻ đẹp hình thể ngày càng trở nên đồng nhất với định hướng của các chiến dịch thương mại. Ngành công nghiệp làm đẹp muốn tối đa hóa lợi nhuận, nên họ phải đáp ứng nhu cầu của số đông về cái đẹp. Đồng thời, chính ngành công nghiệp này cũng cung cấp các mẫu hình chuẩn mực về cái đẹp cho công chúng. Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, định hình xu hướng phát triển của quan niệm thẩm mỹ.

Vậy khi một cá nhân quyết định chỉnh sửa chiếc mũi của mình để phù hợp với tiêu chuẩn cái đẹp do ngành thương mại đặt ra, chúng ta không thể không tự hỏi: liệu chiếc mũi sau khi phẫu thuật có thực sự đẹp hơn không? Những người theo chủ nghĩa tự nhiên sẽ không cho rằng đó là cái đẹp. Nhưng xét trên tiêu chuẩn thẩm mỹ được phần đông công chúng công nhận, chiếc mũi đó thực sự phù hợp với quan niệm chung về cái đẹp, thậm chí người phẫu thuật cũng cảm nhận được sự cải thiện nhan sắc.

Ảnh: Weibo Lấy Danh Nghĩa Vẻ Đẹp

Ngành công nghiệp phim ảnh thường không muốn đối diện trực tiếp với vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng trên thực tế, chính ngành này lại có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ cao nhất. Chúng ta thường nghe các đạo diễn tuyên bố rằng họ không sử dụng diễn viên đã qua thẩm mỹ trong phim của mình, nhưng ngay sau đó, họ lại tuyển chọn những nữ diễn viên xinh đẹp hơn và sự “xinh đẹp hơn” ấy thường đến từ các phương pháp chỉnh sửa ngoại hình tinh vi.

Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa cái đẹp và tiếp thị thương mại ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, khi một bộ phim truyền hình sử dụng hình thức “song nữ chủ” để đưa ra những tranh luận sâu sắc về vấn đề này, đó chính là lúc tác phẩm đạt được chiều sâu xứng đáng.

TIN PHIM TRUNG QUỐC MỚI:

Harper’s Bazaar Vietnam

Xem thêm