Quy trình ra đời một trang phục couture với kỹ thuật chạm trổ tài tình
Khói bụi nhà máy, những giấc chiêm bao, kỹ thuật luyện kim, sự bùng nổ các giác quan… Tất cả đều gợi cảm hứng cho sáng tạo vô hạn của Iris Van Herpen. Cô làm mới những sưu tập couture truyền thống bằng những kỹ thuật chạm trổ hiện đại. Nhà thiết kế 31 tuổi này luôn đi tiên phong trong công nghệ 3-D Printing trong thời trang.
Trang phục Iris Van Herpen tại Met Gala 2016
Trang phục của cô sẽ trưng bày kế bên các trang phục của Chanel trong triển lãm Met Gala 2016. Triển lãm mang chủ đề: Manus x Machina: Fashion in Iris Van Herpen và kỹ thuật chạm trổ trong couture – An Age of Technology. Tạm dịch: Thời trang trong thời đại công nghệ. Cô cho biết công nghệ hiện đại là một công cụ đối với cô. Thế mạnh của Iris vẫn là thủ công và các chi tiết làm tay.
Studio của cô không khác gì một phòng lab. “Nhóm thợ” của cô không thêu thùa, đính kết như những nhà couture khác. Họ là những chuyên gia khoa học, kỹ sư và lập trình viên máy tính. Các nhà nghiên cứu mang đến một góc nhìn khác trong thời trang. Họ cũng có rất nhiều kiến thức về vật liệu may mặc mà không mấy người biết.
Chất liệu luôn thay đổi
Hãy nói chuyện với Andrew Bolton, quản lý của viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York. Ông chịu trách nhiệm lựa chọn sản phẩm trưng bày. Ông chia sẻ: “Iris Van Herpen giống như một Marie Curie trong giới thời trang”. Vật liệu của cô luôn thay đổi. Và chất siêu tưởng – surrealism luôn thấm đẫm trong trang phục của cô. Nếu sưu tập năm nay dùng chất liệu hệt như da rồng, thì năm sau, cô sẽ dùng lông của những chú kỳ lân tưởng tượng.
Iris Van Herpen góp phần thay đổi cách nhìn về phong cách futuristic. Trang phục viễn tưởng thực tế và mang tính ứng dụng cao. Giới thời trang vẫn quan niệm thời trang viễn tưởng như trang phục trong phim sci-fi thập kỷ 80. Chúng không phải như vậy.
Harper’s Bazaar Việt Nam