Sự thay đổi hormone vào những ngày đèn đỏ khiến phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên chú ý chăm sóc bản thân hơn, kết hợp chế độ ăn uống phù hợp để giảm căng thẳng. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ thông tin về những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt.
Lợi ích của kinh nguyệt đối với sức khỏe phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường xuất hiện từ giai đoạn dậy thì đến giai đoạn mãn kinh. Kỳ kinh nguyệt là giai đoạn máu kinh thoát ra ngoài cùng với niêm mạc tử cung, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Quá trình này sẽ gây nên hiện tượng chảy máu qua âm đạo. Một kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Tìm hiểu những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt sẽ giúp bạn hạn chế một số rủi ro trong mùa “dâu rụng”. Từ đó, sức khỏe thể chất và sức khỏe sinh sản được đảm bảo hơn.
Kinh nguyệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nữ giới, cụ thể:
• Kinh nguyệt là cơ chế làm sạch tự nhiên cho cơ thể. Các vi khuẩn trong cơ quan sinh sản sẽ được cuốn trôi và đào thải ra ngoài theo chu kỳ kinh nguyệt. Tác dụng này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng phụ khoa.
• Kinh nguyệt giúp cân bằng hàm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến thừa sắt.
• Kinh nguyệt có vai trò cảnh báo tình trạng của sức khỏe. Các yếu tố như màu sắc, mùi, tính chất của máu tiết lộ sức khỏe của bạn như thế nào. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ hormone của cơ thể vẫn hoạt động tốt.
• Kinh nguyệt giúp cơ thể tái tạo máu, giúp hệ thống tuần hoàn linh hoạt hơn. Sự đào thải máu xấu ra khỏi cơ thể theo chu kỳ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và làm mới tế bào.
>>> Đọc thêm: ĂN UỐNG GÌ ĐỂ KINH NGUYỆT RA NHIỀU? 22 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO KINH NGUYỆT
Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
Những loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, nội tiết tố và cơ quan sinh sản của phụ nữ khi có kinh nguyệt.
1. Thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Vào những ngày đèn đỏ, lớp niêm mạc tử cung bong ra, cổ tử cung giãn nở hơn, âm đạo cũng trở nên ẩm ướt. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dùng thuốc chống viêm nhiễm vùng kín trong những ngày này dễ khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lại khoang tử cung do cổ tử cung đang giãn ra.
2. Thuốc bổ sung nội tiết tố
Trong giai đoạn hành kinh, nội tiết tố thường không ổn định. Nếu dùng các loại thuốc bổ sung nội tiết tố sẽ dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
3. Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt: Thuốc chống đông máu
Sử dụng thuốc chống đông máu khi có kinh nguyệt có thể dẫn đến tình trạng rong kinh, chảy máu quá nhiều gây mất máu.
>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN
4. Thuốc giảm cân
Thuốc giảm cân thường chứa thành phần ức chế cơn thèm ăn. Nếu sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt, thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đi tiểu khó, lo âu, thậm chí gây vô kinh.
5. Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt: Thuốc cầm máu
Các loại thuốc cầm máu như vitamin K1, Transamin, Calci Clorid, Oxytocin có thể gây co thắt các mao mạch, ứ huyết khiến máu kinh không được tống ra ngoài.
6. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai chứa hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Uống thuốc tránh thai trong khi hành kinh sẽ khiến nồng độ hormone sinh dục mất cân bằng, trứng không rụng. Tình trạng này dẫn đến chậm kinh, thậm chí vô kinh.
7. Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt: Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có tác dụng phụ là gây xung huyết, tắc nghẽn vùng chậu. Vì vậy, phụ nữ đang hành kinh được khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này.
8. Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt: Thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh có thể khiến hormone tăng đột biến. Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới sự rụng trứng, gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
>>> Đọc thêm: TOP 15 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC
Làm thế nào để những ngày “đèn đỏ” được dễ chịu, thoải mái hơn?
Trong ngày đèn đỏ, bạn nên làm gì để giảm những triệu chứng khó chịu? Hãy thử các bí quyết đơn giản sau nhé.
1. Uống nhiều nước
Bạn nên uống nhiều nước, từ 2 lít nước mỗi ngày khi có kinh nguyệt. Nước ấm hoặc nước gừng pha nóng giúp bạn dễ chịu hơn. Gừng có tác dụng chống viêm, làm dịu các cơn đau bụng do kinh nguyệt gây ra.
2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn
Quan tâm những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt, bạn cũng đừng quên chú ý đến thực đơn ăn uống trong những ngày này.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh trong những ngày “đèn đỏ” giúp bạn cải thiện năng lượng, đảm bảo sức khỏe. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: các loại rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, sữa chua, sắt, axit béo, omega-3. Sữa chua chứa nhiều vitamin, canxi giúp lợi khuẩn, giảm các cơn đau bụng.
Khi có kinh nguyệt, bạn phải mất nhiều máu. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như bông cải xanh, rau dền, rau ngót, thịt bò.
Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm, nước uống chứa nhiều đường. Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến tăng đường huyết, gây mệt mỏi.
>>> Đọc thêm: 1, 2 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT PHẢI LÀM SAO, CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?
3. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức
Trong những ngày đèn đỏ, bạn nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn. Các bài tập nhịp điệu vừa phải sẽ giúp tăng năng lượng, cải thiện tinh thần, giúp tập trung và thư giãn hơn.
Bạn cũng có thể tập yoga với các bài tập phù hợp khi có kinh nguyệt. Tập yoga có tác dụng thư giãn tinh thần, mang lại giấc ngủ ngon.
4. Ngủ đủ giấc
Bên cạnh việc cần xem những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt, bạn cũng nên để ý đến giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp giảm cảm giác mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ.
• Nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
• Không dùng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
• Không ăn tối quá trễ.
>>> Đọc thêm: ĂN GÌ ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ SÂU? 15 THỰC PHẨM GIÚP BẠN NGỦ SAY VÀ YÊN GIẤC
5. Tắm nước ấm và chườm bụng
Những ngày đến tháng, bạn nên tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng chườm vùng bụng dưới. Cách này giúp máu lưu thông dễ dàng, các cơ được thả lỏng, làm giảm các cơn đau bụng kinh.
>>> Đọc thêm: UỐNG VITAMIN E CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH NGUYỆT KHÔNG?
6. Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới
Massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng dưới sẽ mang lại cảm giác thoải mái, giảm các cơn đau bụng.
7. Không ăn những thực phẩm cay nóng hoặc có tính hàn
Thực phẩm cay nóng sẽ khiến tình trạng đau bụng khi có kinh nguyệt dữ dội hơn, thậm chí còn dẫn đến tình trạng rong kinh.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các món ăn có tính hàn như ốc, cua, lê, dưa hấu trong những ngày đèn đỏ. Thực phẩm có tính hàn khiến máu lưu thông không tốt, lượng máu không đều, dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội.
8. Không sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước uống có gas, trà xanh có thể khiến hệ thần kinh và tim mạch bị kích thích. Theo đó, tình trạng đau bụng kinh và rong kinh cũng có khả năng nghiêm trọng hơn.
Bazaar Vietnam đã chia sẻ thông tin về những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe trong những ngày đèn đỏ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam