Năm 2015, tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai vú và tái tạo ngực. Mọi người thường cho rằng, một khi bạn đã trải qua phẫu thuật và điều trị, mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng tôi nhận ra rằng, có rất nhiều điều không ngờ đến sẽ xảy ra. Với những ai từng trải qua cảm giác đáng sợ của quá trình điều trị ung thư. Những thứ mà tôi chỉ từng nghe được từ người bạn cũng đã mắc bệnh ung thư vú giống mình. Tôi mong rằng những chia sẻ của mình sau đây sẽ giúp nhiều phụ nữ đang điều trị bệnh. Hoặc sắp bước vào “cuộc chiến” này, hay có người thân đang trải qua đau đớn, hiểu rõ hơn về cảm giác khủng hoảng hậu ung thư.
Những “gánh nợ” không ngờ
Ở lần khám đầu tiên, tôi được chẩn đoán không mắc bệnh ung thư vú. Nhưng một người bạn khuyên tôi nên tìm thêm ý kiến thứ hai cho kết quả bệnh lý của mình. Và tôi đã bàng hoàng khi nghe câu nói mà bạn sẽ không bao giờ muốn nghe. “Cô đã bị ung thư”. Trước thời gian làm phẫu thuật, tôi đang đảm nhận vai vợ của nam diễn viên Larry David trong vở kịch Broadway Fish in the Dark. Tôi hỏi ý kiến bác sỹ, sau bao lâu thì những người mắc bệnh như tôi sẽ có thể quay trở lại làm việc sau phẫu thuật. Câu trả lời là 3 tuần, nhưng tôi quyết định nghỉ phép một tháng.
Tôi được phẫu thuật đặt túi giãn mô để chuẩn bị cho quá trình tái tạo ngực sẽ diễn ra sau đó. Chúng rất phiền phức. Vừa cứng, vừa không có hình dáng giống ngực thật. Lại còn có ổ gắn nam châm để người ta tiêm dung dịch muối saline làm giãn các mô da. Vì tất cả các mô vú đã bị loại bỏ và vùng da ngực đã biến dạng. Mỗi tuần tôi đều gặp bác sỹ để tiêm một mũi lớn dung dịch saline (không đau tí nào). Và những chiếc túi giãn da sẽ lớn dần lên để to bằng kích cỡ của miếng độn ngực mà tôi sẽ được cấy ghép. Quá trình này diễn ra trong vòng vài tháng. Kỳ nghỉ hè thì ngày càng đến gần. Tôi chỉ mong rằng đến lúc đó, mình sẽ trông bình thường khi diện áo tắm.
Nỗi sợ bất ngờ
Kỳ nghỉ rồi cũng đến. Trước thời điểm đó, tôi luôn giữ cho mình bận rộn. Vậy mà, trên chiếc võng bên bờ biển cùng không gian yên tĩnh. Khi không còn việc gì để làm, tôi mới chợt nhận ra mình vừa phải trải qua những gì. Và tôi cảm thấy thật sự sợ hãi. Điều này làm tôi cảm thấy rối bời. Tôi đã có một cuộc điều trị tốt. Mọi chuyện đều suôn sẻ. Vì sao tôi lại có nỗi sợ này?
Ngoài ra, tôi còn cảm thấy bối rối. Tôi đã điều chỉnh thói quen ăn uống của mình. Hạn chế uống rượu xuống còn 3–5 ly mỗi tuần. Mỗi ngày tôi đều tập thể dục. Tôi được các bác sỹ giỏi nhất tư vấn. Tệ nhất là khi tôi nghe câu nói: “Căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư”.
Dù tôi có cố gắng giải thích cho mọi người rằng. Các bác sỹ đã cam đoan là không có mối liên hệ nào giữa stress và ung thư vú. Nhiều người vẫn tin rằng lời nói trên là đúng. Rằng bằng cách nào đó, chính phụ nữ chúng tôi đã tự gây ra bệnh cho mình. Vậy là trong kỳ nghỉ, khi mà đáng lẽ nên nghỉ ngơi và thư giãn, thì tôi lại lo lắng nghĩ ngợi về những điều trên. Và tôi biết rằng mình cần phải tìm sự giúp đỡ cho chứng lo âu của mình khi trở về nhà sau kỳ nghỉ.
Mối liên hệ giữa stress và ung thư vú
Tôi trò chuyện với bác sỹ Robert Sapolsky. Ông là tiến sỹ thần kinh học tại Đại học Stanford. Diễn thuyết gia của TED, tác giả cuốn sách Why Zebras Don’t Get Ulcers. Bác sỹ Sapolsky trả lời rằng: “Đúng là sự căng thẳng có thể khiến ta có những hành vi, thói quen xấu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Và stress cũng làm ta khó kiểm soát được bản thân khi phải trải qua những cuộc điều trị đầy khó khăn. Nhưng stress có rất ít mối liên hệ sinh học trong quá trình hình thành, phát triển ung thư.
Nếu các chuyên gia sức khỏe khác có thuyết giáo ngược lại. Chẳng qua là họ đang cố gắng đổ tội cho nạn nhân mà thôi – đó là thứ khoa học tồi, thuốc thang tồi, đạo đức tồi.” Lời nói này đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Nghiên cứu đã cho thấy, ngay cả những người từng trải qua căng thẳng vì chiến tranh. Cũng không có nguy cơ tử vong cao hơn người khác. Ước gì có nhiều người biết về nhận định này hơn.
Sinh khí mới hậu ung thư vú
Vào mùa thu, tôi trải qua cuộc phẫu thuật thứ hai. Nhằm tái tạo ngực bằng việc gỡ bỏ những túi giãn da và “lắp” vào miếng độn ngực. Thật tuyệt vời khi cuối cùng tôi cũng đã có thể vứt bỏ những chiếc túi giãn da khó chịu. Phẫu thuật tái tạo vú diễn ra vô cùng dễ dàng so với lần phẫu thuật đầu tiên. Tôi cảm thấy thật “Hollywood”, cuối cùng mình cũng “nâng ngực”.
Thỉnh thoảng tôi cũng nhớ bộ ngực cũ. Tôi thích chúng. Tôi đã có chúng trong một thời gian dài. Nhớ hình dáng và những điều mà chúng đã cùng tôi làm được. Chúng đã nuôi dưỡng các con tôi. Chúng còn giúp tôi hình thành quan điểm cá nhân về cơ thể của mình. Khi nhìn lại các bức ảnh cũ, được chụp khi tôi đang mặc đầm khoét cổ sâu hay áo tắm. Tôi lại nghĩ về chúng như một người thân thiết nhưng đã rời xa mình.
Cảm giác nữ tính hay quyến rũ không đến từ chiếc áo ngực, hay kích cỡ của vòng ngực, hay việc bạn đang có ngực thật hay giả. Nó thật sự đến từ bên trong. Mỗi khi tôi múa hát và viết nhạc, tôi được là chính mình hơn bao giờ hết. Và đó là một sự giải phóng. Giờ đây, với sinh khí của bộ ngực mới, tôi còn có thể “thả rông” khi ra đường, giống như phong cách thập niên 1970 vậy. Và đó cũng chính là định nghĩa mới của sự tự do. 
Trích đăng từ số báo tháng 10/2017 của tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam
CHUYỂN NGỮ: HH PHẠM
ẢNH: TƯ LIỆU