Liệu người bình thường nào lại có thể nghĩ đến việc chui vào chai nước hoa khổng lồ rồi di chuyển khắp nơi? Ai lại muốn dùng chiếc chao đèn thời nữ hoàng Victoria như một chiếc váy hay mặc chiếc áo trông chẳng khác nào làm từ tấm ảnh chụp sảnh chờ của khách sạn năm sao Dochester, London? Thế nhưng trong thế giới của Mary Katranzou, tất cả đều trở thành sự thực thông qua lăng kính thời trang của cô.
Chỉ vài năm sau khi bắt đầu sự nghiệp, Mary Katrantzou ghi tên mình vào bảng vàng thời trang. Qua từng show diễn, nhà thiết kế gốc Hy Lạp sinh năm 1983 này luôn mang đến cho giới mộ điệu một bữa tiệc mãn nhãn. Với mong muốn “biến điều không thể thành có thể, đi tìm chủ nghĩa siêu thực từ hiện thực”, họa tiết là tiếng nói chủ đạo để Mary Katrantzou bày tỏ quan điểm thời trang.
THÀNH CÔNG NGOÀI MONG ĐỢI
Không như những người bạn học giàu tham vọng khác, Mary Katrantzou chẳng bao giờ nghĩ đến việc mở thương hiệu riêng sau khi tốt nghiệp trường thiết kế thời trang. Nhưng vào một ngày đẹp trời, cô đổi ý. Thế là Mary Katrantzou bắt đầu mọi việc chỉ ngay sau khi ra trường.
Bộ sưu tập tốt nghiệp của cô tại trường Central Saint Martins vào tháng Hai năm 2008 chính là bệ phóng cho thành công nhanh chóng sau đó. Ngay từ những chiếc đầm in 3D đầu tiên, Mary Katrantzou đã gây ấn tượng mạnh với giới thời trang. Những họa tiết kỹ thuật số khéo léo đặt khớp với trang sức của người mẫu là dấu hiệu cho thấy tài năng và tư duy thời trang khác biệt của cô sinh viên này. Ngay lập tức, bộ sưu tập được đề cử trong giải thưởng của Trung tâm thương mại nổi tiếng Harrods và xuất hiện tại cuộc thi L’Oréal Professionel.
Chính bộ sưu tập đầu tiên từ năm 2008 đã giúp Mary Katrantzou giành được học bổng Newgen của Hội đồng thời trang Anh quốc. Đáng nói hơn, suất học bổng này tài trợ cho cô phát triển thương hiệu cho cả sáu mùa thời trang, từ xuân hè 2009 đến thu đông 2011. Trong lịch sử thời trang, đây dường như là một tiền lệ chưa ai đạt được.
Học bổng Newgen là tấm vé thông hành đưa Mary Katrantzou đến với Tuần lễ Thời trang London thu đông 2008. Sau buổi trình diễn tại đây, có đến 15 trung tâm thương mại chọn bày bán bộ sưu tập mới này. Cũng như việc xây dựng nhãn hiệu riêng, Mary Katrantzou chẳng hề chuẩn bị cho những thành công ấy.
Nhà thiết kế trẻ này từng nghĩ mình bán được 30 sản phẩm đã là thành công. Nhưng kết quả lại vượt ngoài tưởng tượng của cô. Từ đó đến nay, “cơn gió lạ” Mary Katrantzou đã phủ sóng tại 265 nhà bán lẻ khắp thế giới.
Với một cô gái năm nay vừa bước sang tuổi 30, thành tích của Mary Katrantzou là niềm mơ ước của rất nhiều nhà thiết kế trẻ khác. Tháng 11–2010, Mary vinh hạnh nhận giải thưởng danh dự của Hiệp hội may mặc Thụy Sỹ. Tiếp nối thành công, cô còn được Hội đồng thời trang Anh trao giải Tài năng triển vọng của dòng thời trang ứng dụng năm 2011.
Sự khác biệt của Mary Katrantzou khiến hãng thời trang danh tiếng Topshop mời cô hợp tác thiết kế ba bộ sưu tập. Chín sản phẩm mà cô thiết kế cho Topshop vào tháng Hai năm ngoái đã trở thành bộ sưu tập cộng tác bán chạy nhất từ trước đến nay của hãng. Thương hiệu túi xách Longchamp, Pháp, cũng cho ra đời dòng túi tote và túi du lịch nổi bật với các họa tiết giàu màu sắc về lồng đèn, hoa lan, cung điện, rặng san hô của Mary Katrantzou.
Sự khác biệt của Mary Katrantzou nằm ở các họa tiết cô tạo ra và cách cô sử dụng chúng trên trang phục. Họa tiết là yếu tố gắn liền với Mary. Đây cũng là thương hiệu đặc thù mà chỉ Mary Katrantzou mới có. Những công trình nhà cửa, sinh vật biển và gần đây là hoa lá… hiện lên trên trang phục vô cùng sống động dưới bàn tay của Mary Katrantzou.
Vị trí, hình dáng trang phục được đặt một cách có chủ đích sao cho tôn lên đường cong của người mặc nhất. Thủ pháp in 3D của Mary Katrantzou còn khiến bộ trang phục trở thành một khung cảnh như thật được thu nhỏ và chiếu lên cơ thể vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà trong thiết kế của nhà tạo mốt người gốc Hy Lạp này thường có hình ảnh của những công trình kiến trúc, nội thất, đồ trang trí. Có mẹ là nhà thiết kế nội thất và cha từng là cử nhân thiết kế thời trang, cô gái trẻ này trước kia theo đuổi nghiệp kiến trúc tại trường Rhone Island School of Design, Mỹ. Kết thúc khóa học, Mary Katrantzou mới sang Anh, theo học về thiết kế thời trang tại trường Central Saint Martins.
Nền tảng kiến trúc được Mary Katrantzou thể hiện xuất sắc qua phom dáng. Ngôn ngữ của kiến trúc được cô chuyển thể sang chất liệu vải đầy tài tình. Đỉnh điểm là những chiếc váy xòe in hình những căn phòng sang trọng mùa xuân hè 2011. Những họa tiết siêu thực như thuộc về cõi thiên đường trong từng thiết kế của Mary Katrantzou vô cùng phức tạp và tốn nhiều công sức xử lý.
Cô chia sẻ: “Chúng tôi mất trung bình bốn ngày mới tạo ra một họa tiết. Mà mỗi bộ sưu tập cần đến 40 hình nên chúng tôi mất đến 160 ngày, nghĩa là tám tháng nếu một người làm và bốn tháng nếu hai người cùng làm”. Đó là lý do những họa tiết của cô là thứ mà khó ai có thể bắt chước và không giống của bất kỳ kiểu họa tiết nào khác. Và cũng chẳng ai phản đối danh hiệu nữ hoàng của họa tiết mà giới thời trang dành cho Mary Katrantzou.
Tiểu sử
Chỉ vài năm sau khi bắt đầu sự nghiệp, Mary Katrantzou ghi tên mình vào bảng vàng thời trang. Với mong muốn “biến điều không thể thành có thể, đi tìm chủ nghĩa siêu thực từ hiện thực”, họa tiết là tiếng nói chủ đạo để Mary Katrantzou bày tỏ quan điểm thời trang.
Mary Katrantzou vốn theo học ngành Kiến trúc và thiết kế nội thất. Tuy nhiên, sau đó cô thay đổi quyết định và liều lĩnh chuyển sang con đường thiết kế thời trang.
Bộ sưu tập tốt nghiệp của cô tại trường Central Saint Martins vào tháng Hai năm 2008 chính là bệ phóng cho thành công nhanh chóng sau đó. Ngay từ những chiếc đầm in 3D đầu tiên, Mary Katrantzou đã gây ấn tượng mạnh với giới thời trang. Những họa tiết kỹ thuật số khéo léo đặt khớp với trang sức của người mẫu là dấu hiệu cho thấy tài năng và tư duy thời trang khác biệt của cô sinh viên này. Ngay lập tức, bộ sưu tập được đề cử trong giải thưởng của Trung tâm thương mại nổi tiếng Harrods và xuất hiện tại cuộc thi L’Oréal Professionel.
Chính bộ sưu tập đầu tiên từ năm 2008 đã giúp Mary Katrantzou giành được học bổng Newgen của Hội đồng thời trang Anh quốc. Đáng nói hơn, suất học bổng này tài trợ cho cô phát triển thương hiệu cho cả sáu mùa thời trang, từ xuân hè 2009 đến thu đông 2011. Trong lịch sử thời trang, đây dường như là một tiền lệ chưa ai đạt được.
Học bổng Newgen là tấm vé thông hành đưa Mary Katrantzou đến với Tuần lễ Thời trang London Thu Đông 2008. Sau buổi trình diễn tại đây, có đến 15 trung tâm thương mại chọn bày bán bộ sưu tập mới này. Cũng như việc xây dựng nhãn hiệu riêng, Mary Katrantzou chẳng hề chuẩn bị cho những thành công ấy.
Nhà thiết kế trẻ này từng nghĩ mình bán được 30 sản phẩm đã là thành công. Nhưng kết quả lại vượt ngoài tưởng tượng của cô. Từ đó đến nay, “cơn gió lạ” Mary Katrantzou đã phủ sóng tại 265 nhà bán lẻ khắp thế giới.
Với một cô gái năm nay vừa bước sang tuổi 30, thành tích của Mary Katrantzou là niềm mơ ước của rất nhiều nhà thiết kế trẻ khác. Tháng 11–2010, Mary vinh hạnh nhận giải thưởng danh dự của Hiệp hội may mặc Thụy Sỹ. Tiếp nối thành công, cô còn được Hội đồng thời trang Anh trao giải Tài năng triển vọng của dòng thời trang ứng dụng năm 2011.
Sự khác biệt của Mary Katrantzou khiến hãng thời trang danh tiếng Topshop mời cô hợp tác thiết kế ba bộ sưu tập. Chín sản phẩm mà cô thiết kế cho Topshop vào tháng Hai năm ngoái đã trở thành bộ sưu tập cộng tác bán chạy nhất từ trước đến nay của hãng. Thương hiệu túi xách Longchamp, Pháp, cũng cho ra đời dòng túi tote và túi du lịch nổi bật với các họa tiết giàu màu sắc về lồng đèn, hoa lan, cung điện, rặng san hô của Mary Katrantzou.
Trang phục rực rỡ sắc màu và hoạ tiết là đặc trưng thiết kế của Mary Katrantzou
Họa tiết của Katrantzou
Họa tiết là yếu tố gắn liền với Mary. Những hình ảo ảnh thị giác, công trình nhà cửa, sinh vật biển, hoa lá… hiện lên trên trang phục vô cùng sống động dưới bàn tay của Mary Katrantzou.
Họa tiết được thiết kế với chủ đích sao cho tôn lên đường cong của người mặc nhất. Thủ pháp in 3D của Mary Katrantzou còn khiến bộ trang phục trở thành một khung cảnh như thật được thu nhỏ và chiếu lên cơ thể vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà trong thiết kế của nhà tạo mốt người gốc Hy Lạp này thường có hình ảnh của những công trình kiến trúc, nội thất, đồ trang trí. Có mẹ là nhà thiết kế nội thất và cha từng là cử nhân thiết kế thời trang, cô gái trẻ này trước kia theo đuổi nghiệp kiến trúc tại trường Rhone Island School of Design, Mỹ. Kết thúc khóa học, Mary Katrantzou mới sang Anh, theo học về thiết kế thời trang tại trường Central Saint Martins.
Nền tảng kiến trúc được Mary Katrantzou thể hiện xuất sắc qua phom dáng. Đỉnh điểm là những chiếc váy xòe in hình những căn phòng sang trọng mùa xuân hè 2011. Những họa tiết siêu thực như thuộc về cõi thiên đường trong từng thiết kế của Mary Katrantzou vô cùng phức tạp và tốn nhiều công sức xử lý.
Cô chia sẻ: “Chúng tôi mất trung bình bốn ngày mới tạo ra một họa tiết. Mà mỗi bộ sưu tập cần đến 40 hình nên chúng tôi mất đến 160 ngày, nghĩa là tám tháng nếu một người làm và bốn tháng nếu hai người cùng làm”. Đó là lý do những họa tiết của cô là thứ mà khó ai có thể bắt chước và không giống của bất kỳ kiểu họa tiết nào khác. Và cũng chẳng ai phản đối danh hiệu nữ hoàng của họa tiết mà giới thời trang dành cho Mary Katrantzou.
Có rất nhiều những ngôi sao yêu thích Mary Katrantzou, tiêu biểu như diễn viên Keira Knightly, Jessica Alba hay siêu mẫu Harolina Kurkova.
Đọc nhanh
ĐÔI NÉT VỀ MARY KATRANTZOU
Họ tên: Mary Katrantzou
Sinh nhật: 1983
Quốc tịch: Hy Lạp
Nghề nghiệp: Nhà thiết kế
Thương hiệu: Mary Katrantzou
Học vấn: Central St. Martins
Rhode Island School of Design
Bài: Trinh Pak – Ảnh: AFP, Reuters