NHÂN CÔNG MAY MẶC Ở ĐÂU CHỊU MỨC LƯƠNG THẤP NHẤT THẾ GIỚI?

Ethiopia đã và đang trở thành một trong những thị trường béo bở trong ngành sản xuất và gia công hàng may mặc nhờ vào giá cả nhân công rẻ mạt và thị trường lao động dồi dào

Thị trường lao động trong ngành may mặc hiện nay phần lớn tập trung ở các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á và Châu Phi. Trong đó, các thương hiệu bán lẻ và nhãn hàng thời trang được nhiều người biết đến như Levi’s, Guess hoặc Calvin Klein tập trung khai thác nhân công tại quốc gia Ethiophia. Đây là quốc gia sở hữu nguồn nhân công trẻ đông đảo. Đồng thời, chi phí thuê lao động Ethiophia cũng được xem là thấp nhất thế giới.

Thị trường rẻ mạt, điều kiện làm việc tồi tệ

Dựa theo báo cáo gần đây của Trung tâm Thương nghiệp và Nhân quyền Stern thuộc  Đại Học  New York, công nhân sản xuất hàng may mặc của Ethiopia được trả lương trung bình $26/mỗi tháng. Dựa trên số tiền đó, “Công nhân, chủ yếu là phụ nữ trẻ từ các gia đình nông nghiệp nghèo. Họ không thể mua được nhà ở, thực phẩm. Đồng thời, cũng không có phương tiện đi lại đàng hoàng”. Dù được tăng thêm mức phụ cấp hoặc thưởng ngoài giờ;  các nhân công vẫn gặp nhiều khó khăn trang trải các chi phí sinh hoạt.

20191405 - thi truong nhan cong may mac ethiophia - 1

Ảnh: AFP

Ethiopia có dân số 105 triệu người. Đây cũng là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới; theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Những năm gần đây, Ethiopia trở thành “điểm đến hấp dẫn” cho thị trường gia công hàng may mặc. Đặc biệt trong bối cảnh lao động, nguyên liệu thô và chi phí thuế đã tăng ở Trung Quốc.

Các chính sách vi phạm nhân quyền của chính phủ Ethiopia

Gần đây Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng mức thuế quan 200 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc. Điều này đã tạo nên làn sóng các thương hiệu fast-fashion tháo chạy khỏi quốc gia này.

Ethiopia đã chộp lấy thời cơ này. Chính phủ nước này đã áp dụng chính sách ép giá đối với chính thị trường lao động tại đất nước mình. Quốc gia Phi Châu này nỗ lực cạnh tranh với các cường quốc có thế mạnh trong ngành sản xuất may mặc. Đồng thời, sẵn sàng “phá giá” để đối phó với các thị trường mới nổi như Bangladesh và Việt Nam.

Ngành may mặc của Ethiopia chỉ chiếm 145 triệu đô la tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là con số khá nhỏ bé so với 839 triệu đô la xuất khẩu cà phê, 424 triệu đô la hạt có dầu và 229 triệu đô la hoa.

Chính phủ quốc gia đã xác định: “May mặc là một ngành công nghiệp mang đến nhiều lợi ích về kinh tế. Rất nhiều quốc gia đang phát triển cũng tham gia vào thị trường này và thành công. Bởi lẽ, thị trường quốc tế luôn có nhu cầu cao đối với mặt hàng quần áo giá rẻ“.

Công nhân ngành may mặc Ethiopia.

Công nhân ngành may mặc Ethiopia. Ảnh: AFP

Chính phủ của Ethiopia không quan tâm đến mức lương tối thiểu của các lao động trong nước. Thay vào đó, họ lại bị cám dỗ bởi nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Đồng thời, giải quyết bài toán việc làm cho hơn 50% tỷ lệ lo động nữ tại đây.

Ethiopia đang nỗ lực để thúc đẩy vị trí của mình trên bản đồ ngành công nghiệp gia công hàng may mặc toàn cầu. Quốc gia này hy vọng thúc đẩy ngành công nghiệp lên đến 30 tỷ đô la. Tuy nhiên, tỉ lệ nghịch với sự phát triển đó, là mức thu nhập bình quân và điều kiện làm việc của nhân công.

>> Xem thêm: PHẢN HỒI CỦA IVY PARK VỀ CÁO BUỘC BÓT LỘT NHÂN CÔNG

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm