Giá vé đắt đỏ, số lượng người tham dự hạn chế, nhưng Met Gala vẫn là sự kiện thời trang hàng đầu thế giới vì mục đích từ thiện.
Mải bàn luận về những bộ cánh thời trang thảm đỏ gây tranh cãi, người ta thường quên mất mục đích gây quỹ của sự kiện.
Trên hết, Met Gala là sự kiện gây quỹ vận hành cho Viện trang phục của bảo tàng Metropolitan (The Met) tại New York. Trong số các phòng ban của bảo tàng, Viện Trang Phục là phòng ban duy nhất không được hỗ trợ kinh phí và phải tự tài trợ cho mọi hoạt động của mình.
Từ sự kiện đầu tiên được tổ chức năm 1948, với giá vé chỉ 50-đô-la Mỹ theo báo cáo, dần dần, sự kiện được đánh đồng với “lễ trao giải Oscar của làng thời trang cao cấp” và thu hút cả những ngôi sao lớn lẫn những nhà hảo tâm rộng lượng.
Năm nay, đêm tiệc đã gây quỹ được khoảng 26 triệu đô-la Mỹ cho Viện Trang Phục, tăng 4 triệu so với năm ngoái và gấp đôi số tiền quyên góp một thập kỷ trước, vào năm 2014.
Số tiền này đã vượt xa các sự kiện từ thiện khác tại kinh đô thời trang nước Mỹ.
Ví dụ, Gala mùa thu của New York City Ballet chỉ thu được gần 4 triệu đô-la Mỹ, trong khi Gala của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ thu về 2,5 triệu đô-la Mỹ. Thậm chí, các sự kiện khác của bảo tàng The Met cũng không thể sánh kịp, với Gala Nghệ thuật & Nghệ sĩ năm ngoái quyên góp được 4,4 triệu đô-la Mỹ.
Rachel Feinberg, chuyên gia tư vấn gây quỹ đã từng tổ chức nhiều Gala tại New York, bao gồm sự kiện từ thiện cho Bệnh viện Elmhurst ở Queens năm ngoái, nhận xét: “Có rất ít sự kiện có thể quyên góp được số tiền như Met Gala. Họ đã phát triển một công thức gây quỹ hiệu quả cho mình.”
Từ năm 1999, Anna Wintour, giám đốc biên tập toàn cầu của Condé Nast và tổng biên tập của Vogue, đã nỗ lực biến Gala thành một sự kiện kết hợp giữa các ngôi sao, nhà tài trợ và thương hiệu, mang lại lợi nhuận đáng kể.
Nhìn lại Met Gala 2024 qua những con số
50
Đó là số lượng các thiết kế có giá trị lịch sử trong triển lãm của Met Gala 2024. Chúng quá mong manh để có thể mặc lại. Do đó, chúng được đặt tên là Sleeping Beauties (những nàng công chúa ngủ trong rừng).
33.000
Bộ sưu tập thời trang của Met chứa đựng 33.000 mẫu váy áo và phụ kiện độc đáo.
600
Đó là số lượng khách mời thường được mời đến Met Gala. Phần lớn trong số họ là các ngôi sao Hollywood, những người sáng tạo trẻ và những người có ảnh hưởng trong ngành thời trang. Số còn lại là các chính trị gia, doanh nhân, và các mạnh thường quân cùng góp vốn gây quỹ.
75.000 đô-la Mỹ
Giá vé tham dự Met Gala là 75.000 đô-la Mỹ, tăng 30% so với giá vé năm trước chỉ đạt 50.000 đô-la Mỹ. Theo tỷ giá hiện tại, một vé có giá khoảng 1.9 tỷ VNĐ.
Vé này cho bạn cơ hội không chỉ tham gia Met Gala mà còn tham gia chụp ảnh, kết nối mạng lưới, truy cập vào triển lãm, thưởng thức bữa tiệc chính thức, xem các màn biểu diễn, và tham gia các buổi tiệc after party sau sự kiện chính tại bảo tàng The Met.
350.000 đô-la Mỹ
Giá một bàn tại Met Gala là 350.000 đô-la Mỹ, thường được các công ty, nhà thiết kế và thương hiệu mua đứt. Sau đó các đơn vị này sẽ mời khách; các vị khách sẽ mặc trang phục của thương hiệu đã mời mình. Dẫu vậy, các thương hiệu vẫn cần gửi danh sách khách mời đến tổng biên tập Vogue và đồng chủ tịch Met Gala, Anna Wintour để được phê duyệt và sắp xếp chỗ ngồi.
26 triệu đô-la Mỹ
Trong gala năm nay, Viện Trang Phục của bảo tàng The Met đã nhận về tổng số tiền quyên góp là 26 triệu đô-la Mỹ.
223,5 triệu đô-la Mỹ
Tổng cộng, Anna Wintour đã quyên góp 223,5 triệu đô-la Mỹ cho Viện Trang Phục trong suốt thời gian bà giữ chức đồng chủ tịch.
TỔNG QUAN MET GALA 2024:
PHONG CÁCH TRANG ĐIỂM GOTH CHIẾM LĨNH THẢM XANH
10 NGÔI SAO HÓA THÂN THÀNH “VƯỜN HOA” ĐẸP NHẤT MET GALA 2024
ZENDAYA, LANA DEL REY DẪN ĐẦU PHÁI “THẦN RỪNG” ĐỔ BỘ MET GALA 2024
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam