Lựu kỵ với gì? 4 nhóm người cần hạn chế ăn lựu

Quả lựu có vị ngọt, thơm, mọng nước. Đây là loại trái cây bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bạn có biết lựu kỵ với gì không?

Quả lựu có vỏ hơi cứng, sáng bóng, màu vàng pha đỏ. Những hạt bên trong hình dạng như những viên đá quý. Lựu có thể dùng để ăn trực tiếp, làm nước ép hoặc salad đều rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn lựu, bạn cũng nên lưu ý lựu kỵ với gì. Tránh ăn các món kỵ nhau sẽ giúp bạn hạn chế một số tác hại đến sức khỏe.

Ăn trái lựu có tác dụng gì?

Ăn trái lựu có tác dụng gì?

100 gam hạt lựu cung cấp khoảng 82 calo, với các thành phần chính như:

• Lipid 1,2 gam
• Chất béo bão hòa 0,1 gam
• Cholesterol 0 mg
• Natri 3 mg
• Kali 236 mg
• Carbohydrate 19 gam
• Chất xơ 4 gam
• Đường 14 gam
• Protein 1,7 g am
• Vitamin C 10,2 mg
• Canxi 10 mg
• Sắt 0,3 mg
• Vitamin D 0 IU
• Vitamin B6 0,1 mg
• Vitamin B12 0 µg
• Magie 12 mg

Nếu quan tâm lựu kỵ với gì, có thể bạn sẽ muốn biết thêm về những công dụng của quả lựu. Hạt lựu chứa nhiều vitamin (nhất là vitamin C) và là nguồn chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào.

1. Chống oxy hóa và chống viêm

Uống nước ép lựu có thể giúp giảm các dấu hiệu viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lựu có thể chống lại tình trạng viêm ở ruột.

Dầu hạt lựu còn chứa axit punicic. Đây là hợp chất chống oxy hóa, được cho là có tiềm năng trong việc chống lại các tế bào ung thư vú.

>>> Đọc thêm: Đừng chủ quan với 8 tác hại của quả lựu!

2. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Quả lựu rất giàu hợp chất bảo vệ có đặc tính chống oxy hóa. Lựu có thể giúp giảm các yếu tố gây bệnh tim như huyết áp cao và mức lipid máu cao. Thường xuyên ăn lựu có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Một nghiên cứu năm 2013 đã cho kết quả khả quan về tác dụng của quả lựu. Trong nghiên cứu, những người huyết áp cao đã uống 150ml nước ép lựu mỗi ngày trong hai tuần. Kết quả mức huyết áp đã được cải thiện đáng kể.

Một nghiên cứu khác cho rằng uống nước ép lựu có thể cải thiện lưu lượng máu đến tim ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành. Các nghiên cứu này đang thực hiện ở quy mô nhỏ. Kết quả chính xác đang chờ ở những nghiên cứu quy mô mẫu lớn hơn.

3. Có thể cải thiện hiệu suất thể thao

Theo nghiên cứu, việc uống nước ép lựu giúp bạn cải thiện hiệu suất tập luyện. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong lựu có thể làm chậm tình trạng đau nhức cơ. Uống nước ép lựu có thể giúp giảm tổn thương oxy hóa do căng thẳng về thể chất (như tập thể dục). Đồng thời, loại quả này còn thúc đẩy khả năng chống oxy hóa sau khi hoạt động thể chất cường độ cao. Từ đó, quá trình hồi phục sau các buổi tập cũng sẽ được cải thiện.

4. Có thể tăng cường sức khỏe nhận thức

Do có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, quả lựu có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh. Ngoài ra, các hợp chất này còn kích thích hoạt động của vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát chức năng trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy nước ép lựu giúp cải thiện một số khía cạnh của sức khỏe nhận thức.

>>> Đọc thêm: Rau dền kỵ gì? 6 tác hại và món kỵ của rau dền

Lựu kỵ với gì?

Lựu kỵ với gì?

Ảnh: Edeni Mendes da Rocha Teka/Pixabay

Ăn lựu kỵ với gì hay lựu kỵ với món gì? Cách ăn lựu phổ biến nhất là ăn trực tiếp hoặc dùng làm nước ép. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lựu trong các món salad hoặc chế biến thành nước sốt.

Hiện chưa có kết luận y khoa nào về việc trái lựu kỵ với gì. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, có một số thực phẩm không nên ăn cùng lúc với lựu. Tác hại của việc kết hợp này thường là gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Nếu bụng yếu hay cơ địa nhạy cảm, bạn có thể bị đau bụng, ngộ độc. Dưới đây là một số món không nên ăn chung với lựu, bạn có thể tham khảo.

1. Lựu kỵ với gì? Dưa hấu

Dưa hấu có tính hàn, lựu tính ấm. Theo kinh nghiệm, hai loại quả này khi ăn cùng nhau có thể gây rối loạn tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết

2. Lựu kỵ với cái gì? Cà chua

Cà chua cũng là một trong những món được khuyên không nên ăn cùng lựu. Cà chua kết hợp với lựu có thể giảm sự hấp thụ dinh dưỡng.

3. Lựu kỵ với gì? Khoai tây

Khoai tây là loại củ giàu tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng. Lựu ăn cùng khoai tây số lượng lớn có thể gây đau bụng, ngộ độc.

4. Lựu kỵ với gì? Thực phẩm giàu canxi

Lựu chứa chất tanin, khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành hợp chất khó tiêu. Nếu ăn lựu ngay sau khi ăn hải sản, bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng.

>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?

Lựu kỵ với gì và ai không nên ăn nhiều?

ai không nên ăn nhiều?

Khi tìm hiểu lựu kỵ với gì, bạn đừng bỏ qua thông tin về những nhóm người nên hạn chế ăn lựu. Quả lựu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại quả này thường xuyên. Nếu thuộc một trong những nhóm người dưới đây, bạn không nên ăn quá nhiều lựu nhé.

1. Người bị viêm loét dạ dày

Lựu có tính axit tự nhiên khá cao. Tính axit này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này ảnh hưởng không tốt đến những người bị viêm loét dạ dày hay trào ngược. Nước ép lựu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, nếu uống nước ép lựu vào lúc đói, bạn dễ bị đau bụng, nóng ruột. Vì vậy, những người có vấn đề về dạ dày nên tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp.

2. Lựu kỵ với gì? Người bị nóng trong

Lựu là trái cây có tính ấm. Nghĩa là khi ăn quá nhiều, nhiệt độ cơ thể có thể tăng. Đây là tình trạng không mong muốn với những người có cơ địa nóng trong. Đặc biệt, bạn không nên cho trẻ em ăn quá nhiều lựu. Thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường chưa hoàn thiện, dễ bị tác động. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như khó chịu, bứt rứt, phát ban, nổi mẩn. Như vậy, nếu có cơ địa nóng trong, bạn nên ưu tiên các loại trái cây có tính mát. Bạn chỉ nên ăn lựu với lượng vừa phải và không nên ăn thường xuyên hàng ngày.

>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa

3. Người bị tiểu đường

Quả lựu cung cấp một lượng đường tự nhiên nhất định. Nếu tiêu thụ quá nhiều, hàm lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến. Điều này gây nguy hiểm cho những người đang bị tiểu đường. Người tiểu đường có thể ăn một ít hạt lựu, nhưng nên hạn chế uống nước ép lựu. Nước ép thường có lượng đường cao và ít chất xơ. Nếu đang điều trị tiểu đường, bạn nên tham khảo bác sĩ về các món ăn phù hợp.

4. Lựu kỵ với gì? Người bệnh máu khó đông

Lựu có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Đặc tính này có thể gây rủi ro trong một số trường hợp nhất định. Điển hình là ở người bị bệnh máu khó đông hay người đang chuẩn bị phẫu thuật. Lựu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều hơn. Các bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật thường được khuyến cáo không nên dùng các thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Một trong số đó là quả lựu.

Quả lựu được biết đến với khả năng chống oxy hóa và cung cấp chất xơ, vitamin thiết yếu. Lựu kỵ với gì? Bạn lưu ý không nên ăn lựu cùng với khoai tây, cà chua, dưa hấu hay hải sản nhé. Sự kết hợp này có thể gây khó chịu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nếu thuộc một trong bốn nhóm người để cập trong bài, bạn cũng nên hạn chế ăn lựu.

>>> Đọc thêm: Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm