Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có vị ngọt bùi và được nhiều người yêu thích. Khi chế biến khoai lang, bạn cần chú ý khoai lang kỵ với những gì để tránh những sai lầm làm giảm giá trị của thực phẩm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khoai lang có tốt không?
Khoai lang có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu, khoai lang chứa nhiều tinh bột, vitamin A, B6, C, các khoáng chất như kali, mangan, kẽm và gần như không chứa chất béo xấu. Thực phẩm này hỗ trợ chữa bệnh vàng da, kiết lỵ và viêm tuyến vú.
Hàm lượng vitamin A cao trong khoai lang giúp mắt sáng khỏe, nâng cao chức năng của hệ miễn dịch và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tim, gan, thận. Đặc biệt, chất anthocyanin ở khoai lang có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư gan và ung thư dạ dày (Theo nghiên cứu của Medical Daily).
Đồng thời, khoai lang được ví là “thang thuốc bổ” trong Đông y vì có tác dụng ích khí, cường thận, thanh can, tiêu viêm, dùng tốt cho người mắc đái tháo đường.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Khoai lang kỵ với thực phẩm gì?
Khoai lang có kỵ gì không là vấn đề nhiều người quan tâm nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Để kết hợp khoai lang với thực phẩm đúng cách, bạn hãy tham khảo danh sách khoai lang kỵ gì dưới đây:
1. Bí đỏ
Khoai lang và bí đỏ là hai thực phẩm có cùng chức năng giúp cơ thể nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bạn ăn hai món cùng lúc dễ gặp tình trạng chướng khí, nôn khan, ợ chua.
Trong trường hợp khoai lang hoặc bí đỏ chưa chín kỹ, những bệnh lý trên có thể diễn biến xấu hơn. Khoai lang kỵ với rau gì, bí đỏ chính là đáp án.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
2. Khoai lang kỵ gì? Cà chua
Khoai lang nấu cùng cà chua sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vị ngọt của khoai lang sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Ngược lại, những chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ bị kết tủa trong môi trường có axit cao.
Bạn nên hạn chế ăn hai thực phẩm này cùng lúc. Sự kết hợp này có khả năng gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nếu tình trạng kéo dài sẽ để lại một số hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa. Vậy khoai lang kỵ những gì, bạn phải nhớ kỵ cà chua.
3. Chuối
Khoai lang kỵ với quả gì? Chuối cũng là thực phẩm góp mặt trong danh sách khoai lang kỵ với những gì. Chuối và khoai lang đều giàu đường và chất xơ. Những dưỡng chất này làm cơ thể tiêu hóa chậm, cảm giác no lâu.
Khi thưởng thức hai món cùng lúc, hệ tiêu hóa dễ bị quá tải dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng hơi và trào ngược dạ dày.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
4. Khoai lang kỵ ăn chung với gì? Ngô (Bắp)
Khoai lang kỵ nấu với gì, bạn không nên luộc chung với ngô. Khi tiêu hóa ngô, dạ dày sẽ tiết ra một lượng axit tương ứng để phân hủy hết thức ăn và hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng. Tương tự, dạ dày cũng cần một lượng axit nhất định để tiêu hóa khoai lang.
Do vậy, khi bạn ăn ngô cùng với khoai lang, dạ dày buộc phải tiết ra một lượng lớn axit để thực hiện chức năng tiêu hóa. Nếu quá trình lặp lại nhiều lần rất dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày.
5. Trứng
Khoai lang kỵ ăn chung với gì? Nhiều người thường ăn trứng và khoai lang vào buổi sáng vì cho rằng cơ thể sẽ được nạp đầy đủ năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, trứng và khoai lang dễ gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe.
Dạ dày cần một khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa hết protein trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người đang bị đau dạ dày nếu ăn trứng và khoai lang chung dễ bị đau bụng, trào ngược axit.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
6. Khoai lang kỵ hồng
Khoai lang kỵ với thực phẩm gì? Khoai lang có khả năng kích thích dạ dày tiết nhiều axit. Vì vậy, thực phẩm này không nên kết hợp với món có vị ngọt, chất pectin cao như hồng.
Khi tiêu hóa hồng và khoai lang, dạ dày sẽ xảy ra loại phản ứng hóa học tannin – pectin, hình thành kết tủa và tạo sỏi không tan. Kết hợp hai thực phẩm này vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra bên ngoài và có thể dẫn đến bệnh xuất huyết và viêm loét dạ dày.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
Những ai không nên hoặc cần hạn chế ăn khoai lang?
Khoai lang kỵ gì và những ai nên hạn chế ăn khoai lang? Khoai lang là món ăn tốt nhưng bốn trường hợp sau đây không nên hoặc cần hạn chế ăn khoai lang để tránh gây hại cho sức khỏe:
1. Người có bệnh về thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa hoạt động không còn hiệu quả. Khoai lang chứa rất nhiều kali, người mắc bệnh thận ăn vào sẽ khiến cơ thể bị dư thừa kali. Điều này làm cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: Suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
2. Người có hệ tiêu hóa không tốt
Ăn nhiều khoai lang dễ tăng tiết dịch vị, nóng ruột và ợ chua. Do vậy, những người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn khoai lang.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
3. Người đang đói
Để bảo vệ sức khỏe lâu dài, bạn nên hạn chế ăn khoai lang khi đang đói bụng.
Vì ăn khoai khi bụng còn rỗng, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều chất dịch vị tạo cảm giác nóng rát ở vùng ruột gây ợ chua. Để giảm bớt lượng men trong khoai lang, bạn cần luộc chín kỹ trước khi thưởng thức.
Nếu bị đầy bụng do ăn khoai lang khi đói, bạn có thể uống nước gừng nóng để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
4. Người mắc bệnh dạ dày
Dạ dày đóng vai trò chủ chốt trong việc tiêu hóa thức ăn. Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột và chất xơ nên dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục để tiết nhiều dịch axit mới có thể tiêu hóa được.
Người mắc các chứng bệnh viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính khi ăn khoai lang có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài và chuyển sang hướng nặng hơn.
>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT
Những lưu ý khi ăn khoai lang
Bên cạnh quan tâm khoai lang kỵ gì, bạn cũng cần lưu ý những điều quan trọng khi ăn khoai lang dưới đây:
1. Chỉ ăn khoai lang chín
Khoai lang được nấu chín, màng tinh bột và các enzyme đã được nhiệt phá hủy nên rất dễ tiêu hóa. Ăn khoai lang đã nấu chín sẽ hạn chế tình trạng đầy bụng ợ chua và ợ hơi.
2. Không ăn khoai lang luộc để qua đêm
Khoai lang để qua đêm ở nhiệt độ phòng sẽ xuất hiện chất nhầy, nhớt và mùi lạ. Cho dù bạn hấp hay luộc lại cũng không thể đảm bảo còn giữ được mùi vị và dưỡng chất. Do vậy, bạn không nên ăn khoai lang luộc để qua đêm để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Nếu muốn bảo quản khoai lang luộc qua đêm, bạn hãy cho vào hộp đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này giúp bảo quản khoai lang từ 2 – 3 ngày mà không lo biến chất.
>>> Đọc thêm: BỊ TRẦY XƯỚC DA NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH KHỎI?
3. Không ăn quá nhiều khoai lang
Trong quá trình tiêu hóa nhiều khoai lang, dạ dày sẽ sản sinh ra lượng lớn carbon dioxide. Do đó, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 củ khoai lang trong một ngày (tương đương 300 gram).
Bạn không nên ăn khoai lang thay cơm vì sẽ làm cơ thể thiếu hụt protein, dư thừa chất xơ và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng chất.
4. Hạn chế ăn khoai lang vào buổi tối
Vào buổi tối, cơ thể ít hoạt động nên quá trình chuyển hóa trao đổi chất giảm đi. Ăn khoai lang vào thời điểm này sẽ không thể tiêu hóa hết. Bạn dễ gặp tình trạng đầy bụng, trào ngược dạ dày dẫn đến mất ngủ. Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang là ban ngày hoặc ăn trước 8 giờ tối.
5. Không ăn củ khoai lang có đốm đen
Đốm đen là hiện tượng xảy ra khi khoai lang bị nhiễm khuẩn vằn đen (nguyên nhân gây nhiễm độc gan) do bảo quản không đúng cách. Dù luộc chín hay nướng ở nhiệt độ cao thì khuẩn vằn đen vẫn không bị phân hủy. Vì vậy, bạn đừng nên ăn khoai lang có đốm đen để bảo vệ gan khỏe mạnh.
Trên đây là giải đáp cụ thể về thắc mắc khoai lang kỵ gì khi kết hợp với các loại thực phẩm khác. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có bữa ăn ngon miệng, an toàn bên gia đình mình nhé!
>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG ĂN GÌ, BAO LÂU? 13 LOẠI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam