Hội chứng Paris, hay còn được biết đến với cái tên Paris Syndrome, là một hiện tượng tâm lý hết sức thú vị, thu hút sự chú ý và đồng thời gây ra nhiều tranh cãi. Nằm ở ranh giới giữa giấc mơ lãng mạn về Paris và sự thất vọng khi đối mặt với hiện thực, hội chứng này đã trở thành một phần trong văn hóa đại chúng, nhất là khi được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội.
Hội chứng Paris (Paris Syndrome) là gì?
Vậy Hội chứng Paris là gì? Các mô tả đầu tiên về hiện tượng này có thể tìm thấy trong các tác phẩm của nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud.
Khi ông đến Paris vào năm 1885, niềm đam mê ban đầu của ông dành cho thành phố này đã nhanh chóng chuyển thành sự bất mãn. Sigmund Freud mô tả cảm giác của mình như sau: “Tôi cảm thấy mình bị cô lập như thể đang ở trên một hòn đảo hoang vắng giữa biển cả, và tôi khao khát được trở về, kết nối lại với thế giới bên ngoài.”
Cảm giác mâu thuẫn, đối lập với hình ảnh Paris đầy sức sống quyến rũ, thực ra khá phổ biến. Nhiều du khách khi đến với Paris cũng cảm thấy cô đơn và thất vọng, bởi thực tế trải nghiệm của họ không đồng điệu với những kỳ vọng lớn lao mà họ hình dung.
Một thế kỷ sau, Tiến sĩ Hiroaki Ota, một bác sĩ tâm thần người Nhật Bản, đã tiến hành nghiên cứu chi tiết về hiện tượng này, được gọi là Hội chứng Paris. Trong quá trình công tác tại Bệnh viện Sainte-Anne ở Paris, ông đã nhận thấy một số lượng lớn bệnh nhân người Nhật bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý nghiêm trọng trong thời gian họ sinh sống tại thủ đô nước Pháp. Điều này đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới về ảnh hưởng của văn hóa và môi trường đến tâm lý con người.
Các triệu chứng của Hội chứng Paris bao gồm cảm giác hoảng loạn, rối loạn hành vi, và đôi khi là những ảo tưởng không thực tế. Tiến sĩ Ota đã dành nhiều công sức để nghiên cứu những phản ứng tâm lý này ở du khách Nhật Bản khi họ đến Paris. Ông đã xem xét lịch sử y khoa và tâm thần của họ để tìm hiểu mối liên hệ với Hội chứng Paris.
Mặc dù có những nghi ngờ về tính xác thực của hội chứng, một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể liên quan đến các vấn đề tâm thần sẵn có, như tâm thần phân liệt, hơn là chỉ là phản ứng với Paris. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Ota đã thu hút sự chú ý trong cộng đồng tâm thần học và mở ra các cuộc thảo luận về ảnh hưởng của sốc văn hóa và việc lý tưởng hóa các điểm đến du lịch.
Thành phố tình yêu liệu có đẹp và văn minh như lời đồn?
@malfoy_drayco Replying to @utica.church Paris was definitely giving Ratatouille bc thats all i saw walking thru the streets #fyp #foryoupage #xyzbca #paris #paristravel #paristravelguide #paristravelgoals #paristraveladvice #paristraveltips #paristips #paristrip #parisvibes #parisvlog #paristiktok #parisianlife #parisianvibes #parisguide #parislife #parislifestyle #parisliving #visitparis #parismood #parisfrance #eiffeltower #eiffel #france #francetiktok #parisdayinthelife ♬ original sound – Benaiah Adesoji
Để hiểu sâu hơn về Hội chứng Paris, cần phải nhìn vào hình ảnh lý tưởng của Paris được truyền thông và điện ảnh phóng đại, vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hội chứng này.
Paris, với danh tiếng là Thành phố Tình Yêu (the City of Love), đã từ lâu trở thành biểu tượng của vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất lịch sử, văn hóa và quyến rũ. Qua nhiều thập kỷ, Paris đã được khắc họa trong các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Amélie Poulain (2001) và mới đây là Emily In Paris (2020), khiến nó trở thành điểm đến mơ ước của nhiều du khách quốc tế.
Tuy nhiên, Paris ngoài thực tế không hoàn hảo như trong mơ. Du khách có thể tìm thấy một Paris ồn ào, không quá sạch sẽ, và bị nạn móc túi hoành hành. Những mâu thuẫn kinh tế giữa các tầng lớp xã hội hiện hữu qua những cuộc biểu tình. Sự khác biệt giữa hình ảnh lý tưởng và thực tế có thể gây sốc văn hóa, khiến một số du khách cảm thấy hoang mang và thất vọng.
Những rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa càng làm tăng cảm giác xa lạ và thất vọng cho du khách, khi họ nhận ra rằng Paris không giống như họ tưởng tượng. Nhiều du khách cảm thấy thất vọng khi không được chào đón chỉ vì họ không nói tiếng Pháp, hoặc dù có nói tiếng Pháp, họ vẫn không nhận được thiện cảm từ người dân địa phương.
Mặc dù có những trường hợp cụ thể chịu ảnh hưởng bởi Hội chứng Paris, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu đây có phải là một tình trạng tâm lý được công nhận hay chỉ là một trải nghiệm vỡ mộng thông thường, được cường điệu hóa bởi điện ảnh và truyền thông.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
BỎ TÚI KINH NGHIỆM DU LỊCH PARIS CHI TIẾT TỪ A ĐẾN Z
15 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH PARIS KHÔNG NÊN BỎ LỠ KHI ĐẾN PHÁP
TỪ VỤ VIỆC CỦA LISA BLACKPINK, HIỂU THÊM VỀ VĂN HÓA CỦA PARIS
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam