
Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree

Ảnh: ImaxTree
Cho bộ sưu tập (BST) Dior Thu Đông 2025, bà Maria Grazia Chiuri đã tìm cảm hứng từ tiểu thuyết Orlando (1928) của tác giả Virginia Woolf.
Tiểu thuyết bắt đầu từ bối cảnh là triều đại Elizabeth I ở thế kỷ 16, nơi chàng trai trẻ Orlando nhanh chóng cải thiện địa vị xã hội, nhưng phải vật lộn với những kỳ vọng về chuẩn mực nam tính. Sau đó, anh xuyên không, trở thành một người phụ nữ sinh sống trong thế kỷ 18. Câu chuyện kéo dài 300 năm này cho phép Orlando trải nghiệm bối cảnh văn hóa đang thay đổi của nước Anh.
Tiểu thuyết Orlando được ca ngợi vì tiên phong thể hiện sự linh hoạt giới tính, trở thành tiền thân cho các cuộc thảo luận đương đại về giới tính và tình dục.

Không gian show diễn mở màn với sương khói, sàn diễn có tinh thể và trên trần nhà treo những thiên thạch. Ảnh: ImaxTree
Không gian show diễn Dior Thu Đông 2025 mờ ảo sương khói. Nhưng về cuối show thì khung cảnh hiện đại hóa với những sọc trắng đen, gợi nhắc đến hình ảnh của vạch qua đường. Ban đầu miêu tả sự phù du trong chuyến du hành vượt thời gian của Orlando, về sau nói lên thời trang như một đại lộ giao thoa các dòng thời gian.

Jisoo diện trước những thiết kế từ BST Dior Thu Đông 2025, cho thấy sự nhấn mạnh vào phần bèo nhún. Ảnh:@itgirlenergy
Bộ sưu tập dùng bèo nhún để làm điểm nhấn, nói lên khái niệm về ranh giới giữa tính nam và nữ. Vốn, bèo nhún là trang phục dành cho nam, nhưng càng về sau càng trở thành trang phục cho nữ. Xuyên suốt show diễn là những chiếc áo trắng cổ bèo nhún và cổ tay to bản, gợi nhắc về triều phục xưa. Đặc biệt, phần cổ bèo nhún này có thể tháo rời, như diễn giải sự hiện đại hóa của trang phục.
Xen kẽ với các trang phục ren và bèo nhún là những thiết kế punk goth yêu thích của Maria Grazia Chiuri. Quần dài phồng như quần cướp biển, khăn choàng ren dài và áo khoác vải tulle, cùng những họa tiết goth uốn lượn. Giày thay đổi giữa bốt da cao đến gối và các mẫu giày phối vớ cao cổ.
- Form dáng kiến trúc yêu thích của Gianfranco Ferré. Ảnh: ImaxTree
- Và chiếc áo J’Adore Dior gợi nhắc về John Galliano. Ảnh: ImaxTree
Song song với những trang phục mang cảm hứng xưa là màn tri ân nhà thiết kế Gianfranco Ferré. Ông từng là giám đốc sáng tạo của Dior giai đoạn 1989 đến 1996. Bởi ông từng theo học ngành kiến trúc, các thiết kế của ông thể hiện các yếu tố cấu trúc, thường sử dụng các kỹ thuật xếp nếp và tạo form để làm nổi bật hình thể phụ nữ.
Tuy nhiên, ngoài ra ở cuối show diễn còn xuất hiện những chiếc quần da thuộc hầm hố và giày bốt rock’n’roll, cùng chiếc áo J’Adore Dior, gợi nhắc đến thời kỳ của John Galliano.

Khung cảnh kết show như đại lộ thời gian. Ảnh: ImaxTree
TUẦN LỄ THỜI TRANG THU ĐÔNG 2025:
THÙY TIÊN HỘI NGỘ MINGYU, JISOO VÀ LINGORM TẠI SHOW DIỄN DIOR THU ĐÔNG 2025
VERSACE THU ĐÔNG 2025: GIANNI VERSACE SỐNG DẬY TRÊN SÀN DIỄN
FENDI THU ĐÔNG 2025: 100 NĂM THẾ HỆ MẸ TRUYỀN CON NỐI
Harper’s Bazaar Việt Nam