Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự khó chịu và cải thiện tình trạng đau mắt đỏ. Nếu bạn chưa biết đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Bị đau mắt đỏ có kiêng ăn gì không?
Viêm kết mạc, thường gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng mắt bị viêm và đỏ ở lớp mô mỏng phía trước bao bọc mắt. Tình trạng này thường bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt còn lại sau vài giờ. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là phản ứng dị ứng hoặc nhiễm virus. Mặc dù bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của bạn nhưng sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt.
Với thắc mắc kiêng ăn gì khi bị đau mắt đỏ thì có một số thực phẩm người bệnh cần tránh. Bởi vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh lâu phục hồi hơn. Đôi khi, ăn uống không đủ chất hoặc sai thực phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe và hình thành bệnh khác. Ngược lại, chế độ ăn uống đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh nhanh chóng.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
1. Thực phẩm chứa nhiều natri
Thức ăn mặn có hàm lượng natri cao góp phần gây tích tụ chất lỏng quanh mắt, gây sưng tấy và làm mắt khó chịu. Bạn nên tránh đồ ăn chứa nhiều muối có trong thực phẩm chế biến sẵn và các món ăn có nhiều gia vị để giảm kích ứng mắt.
2. Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Thức ăn cay
Thức ăn có chứa gia vị cay sẽ gây kích ứng mắt và làm trầm trọng thêm triệu chứng của đau mắt đỏ. Ngoài ra, ăn đồ cay nóng làm tăng sản xuất nước mắt và khiến bạn khó chịu. Bạn nên ăn thực phẩm có hương vị nhẹ nhàng, tránh cay nóng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
3. Đau mắt kiêng ăn gì? Thực phẩm có nhiều đường
Thực phẩm và đồ uống có nhiều đường dễ gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả mắt. Ăn quá nhiều đường sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hơn. Bạn nên hạn chế đồ ăn và đồ uống có đường để hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
4. Đau mắt đỏ kiêng gì? Đồ uống có cồn và caffeine
Uống rượu bia hoặc cà phê khi đang bị đau mắt đỏ sẽ làm cơ thể mất nước và khiến mắt bị khô. Ngoài ra, rượu làm suy yếu khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình phục hồi sau nhiễm trùng. Bạn nên tránh hoàn toàn đồ uống có cồn và caffeine.
Thay vào đó, hãy uống nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây tươi. Đó là câu trả lời cho thắc mắc đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì?
>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn
5. Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì? Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và phản ứng dị ứng ở một số người. Từ đó làm tăng kích ứng mắt. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng trên thì nên giảm hoặc tránh dùng thực phẩm từ sữa khi đang bị viêm kết mạc. Thay thế bằng các loại sữa hạt như hạnh nhân, óc chó…
6. Đau mắt đỏ cần kiêng ăn gì? Đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo cùng chất phụ gia không lành mạnh. Hơn nữa, chúng rất nghèo nàn dưỡng chất. Ăn những thực phẩm như vậy có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và cản trở quá trình phục hồi.
7. Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Rau muống
Mặc dù rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng người bị đau mắt đỏ không nên ăn. Bởi vì một số thành phần trong rau muống sẽ kích thích mắt tăng tiết dịch và gỉ mắt. Ghèn ra nhiều khiến cho mắt lâu hồi phục hơn, đôi khi còn khiến bệnh trở nặng.
8. Kiêng ăn gì khi bị đau mắt đỏ? Hải sản có mùi tanh
Các loại hải sản như cua, cá, tôm, ốc… có chứa một số chất gây dị ứng ở vùng da quanh mắt. Vậy nên bạn cần tránh thực phẩm tanh để tránh làm bệnh đau mắt đỏ trở nặng và lâu phục hồi.
9. Bị đau mắt đỏ có kiêng ăn gì không? Đồ uống có gas
Đồ uống có gas chứa nhiều đường, chất tạo màu, chất bảo quản… nên khiến bệnh viêm kết mạc phục hồi lâu hơn. Đặc biệt, ba mẹ cần tránh cho trẻ em uống các loại nước này khi bị đau mắt đỏ nhé.
10. Tránh ăn nhiều thịt và thực phẩm giàu protein
Nếu bạn ăn quá nhiều thịt sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất xơ, gây táo bón, dễ mất nước và dẫn đến khô mắt. Ngoài ra, dung nạp quá nhiều protein cũng khiến tình trạng viêm kết mạc trở nên trầm trọng.
>>> Đọc thêm: Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 8 thực phẩm cần tránh để da mau hồi phục
Đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm cần ăn để hồi phục nhanh chóng
1. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mắt và thúc đẩy quá trình phục hồi mô. Hãy kết hợp các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, rau bina… vào chế độ ăn uống của bạn. Chúng sẽ làm giảm sự khó chịu ở mắt và hỗ trợ quá trình chữa lành bệnh đau mắt đỏ.
2. Axit béo omega 3
Bạn đã biết đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Ngoài ra, hãy kết hợp các loại hạt vào chế độ ăn như hạt chia, hạt lanh, óc chó… Đây là những thực phẩm giàu axit béo omega 3 có đặc tính xoa dịu cơn viêm và sự khó chịu khi bị đau mắt đỏ.
3. Đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì? Nên ăn trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt như chanh, cam và bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bệnh phục hồi nhanh hơn.
4. Rau lá xanh
Giàu chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, rau lá xanh nuôi dưỡng sức khỏe của mắt. Rau bina, cải xoăn và cải xanh có khả năng làm giảm tình trạng viêm mắt và giảm triệu chứng khó chịu do bệnh.
5. Trà thảo dược
Đau mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì? Các loại trà thảo dược như hoa cúc có đặc tính chống viêm và làm dịu đôi mắt bị viêm. Bạn nhâm nhi những loại trà này trong ngày để giảm bớt khó chịu ở mắt.
6. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây, mâm xôi… chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mắt. Những loại trái cây này cũng có thể giúp giảm viêm mắt và thúc đẩy quá trình chữa lành.
7. Chọn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Bạn hãy thay thế carbohydrate có chỉ số đường huyết cao bằng các loại carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành. Các loại carbohydrate phức hợp này cung cấp năng lượng giải phóng đều đặn và duy trì lượng đường trong máu ổn định, có lợi cho sức khỏe của mắt.
>>> Đọc thêm: Bị trầy xước da nên và không nên ăn gì để vết thương nhanh khỏi?
Đau mắt đỏ kiêng gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm đau mắt đỏ kiêng ăn gì, bạn cũng nên hạn chế những thói quen sau trong sinh hoạt hàng ngày:
• Tránh làm việc quá sức: Khi bạn bị bệnh, sức khỏe đã giảm sút do sức đề kháng yếu. Vậy nên hãy duy trì chế độ làm việc nhẹ nhàng, điều độ để bệnh nhanh thuyên giảm.
• Hạn chế tiếp xúc nhiều người: Với người bị đau mắt đỏ do virus gây ra thì nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan. Hơn nữa, bạn nên tránh dùng chung vật dụng vệ sinh với người khác.
• Tránh xa bụi bẩn: Những người bị đau mắt đỏ dị ứng cần tuyệt đối tránh xa bụi bẩn. Đó là tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn. Nên sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt thường xuyên hoặc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
• Không lạm dụng kháng sinh: Không phải loại đau mắt đỏ nào cũng có thể dùng kháng sinh. Ngoài ra, khi dùng kháng sinh quá liều, bạn dễ gặp biến chứng nặng hơn liên quan đến viêm nhiễm, sưng tấy mắt.
• Không dụi mắt: Dụi mắt thường xuyên dễ gây viêm giác mạc và giảm thị lực.
• Kiêng trang điểm: Không nên đánh phấn mắt, gắn mi giả, đeo lens mắt… Đôi mắt bị viêm nhiễm dễ gặp tình trạng nhiễm trùng nặng do các tác nhân này gây ra.
>>> Đọc thêm: Bạn đã biết bột sắn dây kỵ với gì? Những lưu ý khi sử dụng
Giải đáp thắc mắc về đau mắt kiêng ăn gì?
1. Đau mắt đỏ ăn trứng được không?
Trứng là một thực phẩm tuyệt vời cho người bị đau mắt đỏ. Kẽm, lutein, zeaxanthin và vitamin A đều có trong lòng đỏ và rất cần thiết cho quá trình phục hồi của mắt.
2. Đau mắt đỏ có ăn thịt gà được không?
Bạn có thể ăn thịt gà khi bị viêm kết mạc. Tuy nhiên, hãy loại bỏ phần da vì có thể gây ngứa mắt. Chỉ nên ăn thịt gà với lượng hạn chế vì phần mỡ gà cũng không tốt cho sức khỏe. Kết hợp ăn thực phẩm giàu chất xơ với thịt gà để cân bằng dinh dưỡng.
3. Bà bầu đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Bà bầu bị đau mắt nên tránh thực phẩm có mùi tanh như hải sản, không ăn mỡ động vật, rau muống, đồ uống có cồn và caffeine.
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nhớ giữ đủ nước, ăn chế độ cân bằng giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để biết đau mắt đỏ kiêng ăn gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.
>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar