Colette có ý nghĩa thế nào với giới trẻ sáng tạo ở thủ đô Paris?

Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Colette đã chính thức đóng cửa. Những ngày tiếp theo, cả cộng đồng thời trang trên thế giới như chùng xuống bởi nỗi niềm nuối tiếc về concept cửa hàng mang đậm chất Paris cùng người điều hành nó, Sarah Andelman.

Được tôn vinh như thánh địa văn hoá và trải nghiệm giáo dục, sự đóng cửa Colette đã khiến niềm tin vào thế giới thời trang (và hơn thế nữa) phần nào bị rạn vỡ. Năm 2015, sau 18 năm xuất hiện trên thị trường bán lẻ, Forbes gọi Colette là “cửa hàng thời trang hợp xu hướng nhất thế giới”. Chính vì thế, sẽ không ngoa khi nói rằng Colette đã rời bỏ cuộc chơi ngay ở đỉnh vinh quang.

Người sáng lập Colette – Colette Rousseaux mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1997. Andelman, con gái cô, đảm nhận vai trò giám đốc sáng tạo và là head buyer. Được biết đến với việc bày bán mọi thứ đồ có phong cách độc đáo, từ quần áo; điện thoại; đồ trang sức; đĩa nhạc; đồ gia dụng; đồ điện tử cho đến sách… cửa hàng được biết đến như một nơi để thoả sức khám phá. Như vậy, Colette đã hoạt động như một đối tác cung cấp những sản phẩm để khơi nguồn sáng tạo cho các nhà thiết kế; nghệ sĩ; nhạc sĩ cũng như người mua sắm.

Nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì đến tiệm cận giới hạn của văn hoá – sự khác biệt mà rất nhiều thương hiệu đã tuyệt vọng theo đuổi nhưng hiếm khi đạt được. Rousseaux và Andelman không chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp: họ tạo nên thương hiệu trên nền tảng bắt nguồn từ sự thay đổi; và làm được những điều tưởng chừng như không thể. Việc buôn bán của họ được thay đổi hàng tuần. Bối cảnh của cửa hàng thay đổi theo hàng tháng. Trong khi danh mục hàng hoá được thay đổi theo mỗi ngày.

20180112-colette-02

Bạn biết gì về pop-up store?

Danh tiếng của Colette đã vang xa toàn cầu suốt 20 năm kinh doanh. Nhưng có lẽ hơn bất cứ điều gì, nó ảnh hưởng sâu sắc tới giới trẻ của Paris, đến những tài năng chưa được ai biết đến. “Lần đầu tiên bước đến Colette, tôi mới 12 tuổi… Tôi chỉ chăm chăm nhìn vào loạt áo phông và giày thể thao. Nhưng sau đó, tôi bắt đầu chú ý đến sách và các tạp chí như i-D, điều giúp tôi cảm nhận tốt hơn về thời trang cao cấp,” Alexandre Daillance, người sáng lập và giám đốc sáng tạo của NASASEASONS, cho biết.

“Sau đó, tôi có dịp tận mắt thấy những món đồ thời trang cao cấp mà tôi đã đọc ở Colette; để chạm vào nó và hiểu được vì sao một món đồ của Raf Simons lại thú vị đến thế. Đối với tôi, Colette chính là một cầu nối dẫn dắt đến thế giới thời trang.”

NASASEASONS là thương hiệu đã tạo ra bộ sưu tập với chiếc nón “I came o break hearts” được Rihanna chọn mặc. Đầu tiên, nó được bày bán tại Colette năm 2015. Và sau khi đạt doanh thu nhất định, Daillance biết được dòng sản phẩm của mình có tiềm năng được bày bán ở Mỹ; Nhật Bản; Hàn Quốc; UAE và Italy – điều mà anh cho là do Colette mang lại.

“Tôi biết một thực tế là họ rất muốn mua bộ sưu tập mới này của tôi. Vì với họ, việc bán hàng tại Colette là một lời đảm bảo rằng thương hiệu này sẽ bán tốt.”

Đối với những người có hồi ức tuổi thơ gắn với Colette; đó không chỉ là một cửa hàng đơn thuần. Colette chính là nơi giáo dục thời trang; là khoá học về thành công hay thất bại trong kinh doanh thời trang. “Ngày nay, khi bạn đến 90 phần trăm cửa hàng – thậm chí cả những cửa hàng có uy tín nhất như Bergdorf Goodman hay Barneys – về cơ bản họ chỉ bán quần áo với những bức tường trắng đằng sau”, Daillance nói. “Người tiêu dùng đi đến các cửa hàng đó mua đồ Raf Simons mà không biết đến Raf Simons. Giới trẻ cũng sẽ không biết gì về thương hiệu mà chúng đang được mặc.”

iPhone case của Chanel – Colette được ra mắt với phiên bản giới hạn

“Trong khi bạn đến Barneys để mua, mua, và mua; thì việc đến Colette là để có được ‘trải nghiệm’ và ‘giáo dục bản thân’”. Daillance hồi tưởng lại những giờ ông dành để phân tích thương hiệu trên các kệ; và sau đó lướt qua loạt sách của Colette để tìm hiểu nguồn gốc. “Bây giờ tôi đã hiểu tại sao chiếc áo phông ‘BAPE’ này không chỉ là một chiếc áo bình thường được in chữ bên trên.”

Christophe Nguyen, chủ sở hữu của Les Artists, thì khẳng định: “Hầu hết những thương hiệu bạn khám phá ra được ở Colette đều sẽ nổi tiếng.” Nói như thế; có nghĩa Daillance và Christophe Nguyen đã không chỉ nhìn đến mặt thành công lâu dài trong việc hợp tác của họ với Colette; mà còn nhận ra uy tín đi kèm với tên tuổi Colette. Họ thừa nhận kinh nghiệm làm việc với Colette đã ảnh hưởng đến cách họ kinh doanh để đạt thành công hơn. “”Đó là một tác động lớn. Chúng tôi thực sự hạnh phúc với công việc kinh doanh mà chúng tôi đã làm với cửa hàng”, Christophe Nguyen cho biết.

Colette: Nơi ươm mầm cho giới trẻ sáng tạo

20180112-colette-03

Giờ đây, sau khi đã từ chối mọi cửa hàng đã liên hệ với anh; Christophe Nguyen đang tìm kiếm đối tác khác ở Paris, nơi anh có thể cùng cộng tác. Nhưng rồi anh nhận ra, việc thay thế Colette không phải là dễ dàng. “Tôi đã học được một số thủ thuật – Colette giúp việc kinh doanh của tôi được tiến triển” Andre nói. “Tôi hướng đến chất lượng nhiều hơn khi hợp tác với Colette. Bên cạnh đó, tôi vui và sáng tạo hơn hẳn lúc bình thường. Giờ đây, tôi sẽ luôn giữ tâm trí mình hoạt động đến ngang tầm Colette.”

Trong một nền công nghiệp vốn bị xem như độc tôn và rất khó chen vào; việc Colette có thể suy trì được hoạt động và cả sự hợp tác với lượng lớn thương hiệu; cả lớn và nhỏ trên toàn thế giới trong suốt 20 năm quả là một hiện tượng. “Tôi nghĩ rằng tất cả bên cộng tác đều phản ánh tinh thần của Colette: miễn là đủ thú vị và đáng tin; chúng tôi sẽ làm việc với người ấy hoặc là thương hiệu ấy,” Daillance nói.

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm