Lịch sử thời trang lông thú: Có nên tiếp tục sử dụng trong thời trang?

Mỗi mùa thời trang thu đông là dịp để những cuộc biểu tình phản đối việc sử dụng lông thú trong thời trang bùng phát. Cùng Bazaar tìm hiểu về lịch sử nguyên liệu gây tranh cãi này

Chẳng rõ con người chính xác bắt đầu biết mặc quần áo từ khi nào, có lẽ là giữa khoảng 100.000 cho đến 500.000 năm trước. Có một điều chắc chắn rằng những thứ đầu tiên họ mặc được làm từ những vật liệu thiên nhiên trong đó có cỏ, lá cây, xương, vỏ sò và tất nhiên không thể thiếu da, lông thú được quấn, buộc trên người. Cho đến cách đây 30.000 năm, những mũi kim đơn giản từ xương thú đã làm nên các trang phục may từ lông và da thú. Nó không chỉ bảo vệ, che chắn con người trước thời tiết mà quan trọng hơn cả, khi khoác lên mình tấm da động vật, họ cảm nhận mình có được sức mạnh thần thánh từ chúng.

 

ĐẠI DIỆN CỦA ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG XA HOA

Cho đến khi loài người phát triển thành hình thái xã hội cao hơn, có tầng bậc cao thấp, có những lễ nghi tôn giáo và thần linh riêng của mình, lông thú là hiện thân cho những gì xa hoa nhất, tối cao nhất cũng như quyền lực nhất. Từ thế kỷ XIV đến XVII, các vị vua và nữ hoàng ở Anh đã ban hành các sắc lệnh quy định về lông thú và trang phục chất liệu này, đặc biệt là để dành những loại lông quý như chồn marten, cáo, sóc xám và chồn ermine cho giới tu sỹ, quý tộc.

Thế kỷ VIII

Hình ảnh hoàng đế Anh John Lackland uy nghiêm trong trang phục áo lông thú là hiện thân của quyền lực tối cao

 Hình ảnh hoàng đế Anh John Lackland uy nghiêm trong trang phục áo lông thú là hiện thân của quyền lực tối cao

Những quy định này không những định ra thứ bậc cho giá trị của lông thú mà còn định ra sự khác biệt về phục trang của mỗi người ở từng địa vị xã hội. Trong khi phần lớn những loại lông giá trị là đặc quyền của tầng lớp thống trị, giới trung lưu mặc những loại rẻ hơn như lông hải ly, rái cá, thỏ rừng và cáo, còn tầng lớp nông dân mặc những loại thô cứng hơn như lông sói, dê hay cừu.

Thế kỷ XVI

Thế kỷ XVI Các nhà thám hiểm, thương nhân và chính phủ Anh, Pháp tranh giành buôn bán lông thú với người Mỹ bản địa.

Các nhà thám hiểm, thương nhân và chính phủ Anh, Pháp tranh giành buôn bán lông thú với người Mỹ bản địa

Đối với những phụ nữ thời hậu chiến ở Anh, một chiếc áo khoác lông thú, đặc biệt là lông chồn mink, đại diện cho sự sang trọng tột bậc, là món đồ số một mà họ hằng khao khát. Tại nhiều nơi, ước muốn sở hữu một chiếc áo lông thú trở thành thứ định nghĩa cho sự nữ tính, là một tính cách đầy gợi cảm sau sự gợi cảm vốn có của họ. Trong truyện tranh The First Mink do tạp chí Punch xuất bản, những phụ nữ miễn cưỡng lắm mới chịu cởi áo khoác lông thú dù đang mùa hè, tại những bữa tiệc cocktail tổ chức trong phòng ấm áp hay thậm chí trong lúc đang làm công việc giặt rửa. Trong đó còn có cả hình ảnh một cô bé không giấu nổi nụ cười mãnnguyện diễu qua diễu lại trước gương trong chiếc áo lông của mẹ mình, gấu áo dài quét đất.

Cuối thế kỷ XIX 

Cuối thế kỷ XIX Thời nữ hoàng Victoria, việc mặc áo lông thú ra ngoài trở thành mốt, chứ không chỉ mặc lót bên trong như trước.

Thời nữ hoàng Victoria, việc mặc áo lông thú ra ngoài trở thành mốt, chứ không chỉ mặc lót bên trong như trước

Thập niên 1920

Diễn viên Louise Brooks mặc áo có lông thú viền trên cổ và cổ tay – một xu hướng thời trang rất thịnh hành.

Diễn viên Louise Brooks mặc áo có lông thú viền trên cổ và cổ tay – một xu hướng thời trang rất thịnh hành

Thập niên 1950

Balenciaga, Christian Dior, Jacques Fath đưa lông thú vào trang phục ít cầu kỳ hơn kiểu áo khoác lông truyền thống.

Balenciaga, Christian Dior, Jacques Fath đưa lông thú vào trang phục ít cầu kỳ hơn kiểu áo khoác lông truyền thống

 

CÓ NÊN TIẾP TỤC SỬ DỤNG LÔNG THÚ TRONG THỜI TRANG?

Trớ trêu thay, những gì trên đời quý giá, cao sang mà ai cũng khao khát đều là thứ khan hiếm và phải đánh đổi mới có được. Nếu như vàng bạc, đá quý có được từ sự đánh đổi bằng những tổn thất về môi trường, thậm chí cả tính mạng người thợ mỏ, thì lông thú đánh đổi bằng nỗi đau đớn tột cùng và nguy cơ tuyệt diệt của những loài thú lỡ sinh ra với bộ lông quý trên mình.

Tổ chức bảo vệ động vật PETA luôn lên tiếng chỉ trích những ngôi sao có sở thích mặc đồ lông thú và cả những nhà thiết kế với sở trường về trang phục này. Giới mộ điệu hẳn ai cũng còn nhớ sự cố tại show diễn thu đông 2007 của Christian Lacroix khi một phụ nữ khỏa thân xông lên sân khấu với tấm bìa in dòng chữ “Tôi thà không mặc gì còn hơn mặc lông thú”. Khẩu hiệu này cũng thường xuất hiện như một tôn chỉ của PETA trong những billboard chụp ảnh nude của người nổi tiếng để kêu gọi cộng đồng ngừng mặc áo lông thú.

Nữ ca sĩ người Anh Natalia Imbruglia trong ảnh quảng bá của PETA. Nguồn: Petaasiapacific.com

Nữ ca sỹ người Anh Natalia Imbruglia trong ảnh quảng bá của PETA. Nguồn: Petaasiapacific.com

Tuy nhiên, đó không phải là rào cản lớn cho những tín đồ của lông thú. Những loại lông thú nhân tạo, hay bạn cũng có thể gọi là lông thú giả, đã ra đời. Phát minh này ra đời khoảng năm 1929 nhưng mới thực sự được sử dụng như một thương phẩm rộng rãi từ thập niên 1950. Đó không chỉ là một sự thay thế vô cùng thân thiện với môi trường mà còn sở hữu rất nhiều thuận tiện khác cho người mặc. Bạn chẳng cần phải bảo quản chúng trong môi trường lạnh (bởi lông động vật chỉ đẹp hơn khi ở nhiệtđộ thấp và ít bị rụng). Tin mừng nữa là các loài rệp quần áo cũng không ưa gì chất liệu lông nhân tạo. Các nhà thiết kế cũng có thể tha hồ nhuộm màu tùy thích và người mặc không cần phải hấp, giặt, bảo quản tỉ mỉ như lông thú thật. 

Những thiết kế áo lông thú trên sàn diễn Thu Đông 2014

Những thiết kế áo lông trên sàn diễn Thu Đông 2014

Chính vì vẻ đẹp không thua kém gì lông thật mà thay vì nói không hoàn toàn với các chất liệu từ động vật như Stella McCartney, nhiều nhà thiết kế đã chuyển sang dùng lông nhân tạo.  Những nhà mốt lớn như Chanel, Prada và Naeem Khan đều sử dụng chất liệu thay thế này. Karl Lagerfeld cho rằng sử dụng lông giả để thiết kế thật sự rất thú vị và kêu gọi các nhà tạo mẫu khác nên phát huy. Trong thời trang, mọi thứ làm giả là điều tệ hại, duy chỉ lông thú giả là thứ bạn có thể an tâm chọn lựa. Thật hay giả, tùy vào bạn, nhưng mong bạn có những lựa chọn thông minh.

Bài: Trinh Pak – Ảnh: Reuters

Xem thêm