CHANEL ĐẠT DOANH THU 11 TỶ ĐÔ-LA MỸ, BÁC BỎ TIN ĐỒN SẼ LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

"Chanel sẽ không bị bán đi. Chanel sẽ không lên sàn chứng khoán. Chúng tôi sẽ mãi mãi độc lập," giám đốc tài chính toàn cầu Philippe Blondiaux khẳng định.

20190503- chanel resort 2020 - (20)

Các thiết kế ấn tượng trong BST Resort 2020 của nhà mốt Chanel

Năm 2018-2019 là một giai đoạn nhiều biến động cho thương hiệu Chanel. Đầu tiên, Karl Lagerfeld qua đời. Nhiều người tự hỏi liệu người nối nghiệp của ông có thể tiếp tục gây sức ảnh hưởng tương tự. Sau đó, có một nguồn tin cho rằng gia đình sở hữu thương hiệu Chanel, Wertheimer, có thể sẽ bán lại thương hiệu.

Một trong những thương hiệu xa xỉ độc lập còn sót lại

Ở thời điểm hiện tại, Chanel là một trong những thương hiệu cao cấp duy nhất không thuộc một tập đoàn lớn. Sự tăng trưởng vượt bậc (hơn 2 con số) của thương hiệu khiến các nhà tài chính đồng ý rằng, sức chi cho ngành thời trang xa xỉ chưa hề suy giảm. Cuối năm 2018, Chanel mang lại công ăn việc làm cho hơn 25,000 người toàn cầu. Con số này đã nhân đôi chỉ trong một thập kỷ.

Các nhà tài chính ước tính, định giá Chanel ở mức 40 đến 50 tỷ Euro. Còn trong một cuộc họp kín, tập đoàn LVMH cho rằng trị giá thương hiệu có thể lên đến 100 tỷ Euro*.

*LVMH từ chối thừa nhận đã phát biểu lời nhận xét này.

>> Xem thêm: CHANEL BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI CÙNG SƯU TẬP RESORT 2020

“Chanel là một giấc mơ [các nhà đầu tư] không với tới được”

Khi Karl Lagerfeld qua đời, nhiều người cho rằng gia đình Wertheimer sẽ bán lại thương hiệu Chanel để rút lui khỏi ngành thời trang. Tuy nhiên, Philippe Blondiaux, giám đốc tài chính của Chanel, lời đồn đãi này không có thực.

“Chanel sẽ không bị bán đi. Chanel sẽ không lên sàn chứng khoán. Năm nay tôi đã được hỏi 100 lần, và tôi xin trả lời 100 lần như một.” Ông khẳng định.

“Hãy nhìn chính sách tài chính của Chanel. Có thể thấy rằng chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với một công ty có ý đồ lên sàn chứng khoán. Chúng tôi đã tăng cường tái đầu tư để chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Chúng tôi đã tuyển thêm nhân sự, cho dù điều này làm giảm lợi nhuận. Nếu muốn lên sàn, chúng tôi sẽ muốn tăng cường sự phồn thịnh ngắn hạn của Chanel. Nhưng điều này sẽ không xảy ra. Chanel luôn nhắm về tương lai lâu dài.”

Khi nhắc đến những thông tin xung quanh định giá công ty: “Tôi cho rằng các lời đồn đãi này đến từ nhận định: Chanel là một thương hiệu quá được ưu ái. Chúng tôi là một trong những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu”. Ông nói thêm: “Việc được vận hành tự do, không trực thuộc một tập đoàn lớn, là một phần của bí quyết thành công của Chanel.”

“Rất tiếc cho các nhà đầu tư. Chúng tôi mãi mãi sẽ là một giấc mộng họ không đạt được. Nhưng đây là bản chất của các thương hiệu xa xỉ – luôn tạo dựng những giấc mơ.”

Doanh thu tăng trưởng vượt bậc trong 2018

Trong đợt thông báo tài chính gần đây nhất, Chanel tiếp tục dẫn đầu thị trường xa xỉ. Năm 2018, thương hiệu đạt doanh thu 11.1 tỷ đô-la Mỹ. Tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt ngưỡng 3 tỷ đô-la Mỹ, tăng 8% so với 2017. Doanh thu tăng trưởng ở cả thị trường châu Á, châu Âu và Mỹ. Và châu Á trở thành thị trường lớn nhất của Chanel trong 2018.

Điều đáng ngạc nhiên là sự tăng trưởng đồng đều ở các dòng sản phẩm. Từ thời trang (đặc biệt là nhóm ready-to-wear và da thuộc); đến nữ trang cao cấp và đồng hồ.

“Chanel là bậc thầy trong việc giữ chân người tiêu dùng,” chuyên gia tài chính Luca Solca nhận xét. “Chính sách của thương hiệu là giữ vững trị giá cao cấp của các dòng sản phẩm cốt lõi – thời trang, túi xách, trang sức; đồng thời mở rộng các dòng sản phẩm ở mức giá ưu đãi hơn – mỹ phẩm, nước hoa – để lôi kéo người dùng chưa có đủ khả năng chi trả cho dòng sản phẩm chính.”

Dòng mỹ phẩm và nước hoa mang lại khoảng 1/3 tổng doanh thu của thương hiệu. Đây cũng là dòng sản phẩm duy nhất Chanel bày bán qua mạng. Thương hiệu tuyệt nhiên sẽ không đưa thời trang và nữ trang lên mạng. Đây là một bước tiến trái ngược 180º so với các thương hiệu cạnh tranh.

Mỹ phẩm Chanel mang lại 1/3 doanh thu cho tổng công ty

Mỹ phẩm Chanel mang lại 1/3 doanh thu cho tổng công ty

Tương lai của Chanel sẽ phát triển theo chiều hướng nào?

“Hiện tại chúng tôi không bán thời trang cao cấp qua mạng. Tương lai cũng vậy.” Blondiaux khẳng định.

Chanel có đầu tư vào một vài kênh bán hàng qua mạng xa xỉ, như Farfetch. Nhưng website của chính công ty lại im lìm. “Sự khác biệt giữa chúng tôi và các đối thủ cạnh tranh là ở đây. Chúng tôi mong muốn kết nối trực tiếp với người dùng.” Đây là lý do Chanel đã tăng cường tuyển dụng đội ngũ sale tại các cửa hàng.

“Câu hỏi duy nhất luôn được đặt ra tại Chanel là: làm sao giữ vững thương hiệu trong 100 năm sắp tới.” Blondiaux trả lời trong một phỏng vấn. “Đầu tư và tái đầu tư là phương thức duy nhất giúp giữ vững chất lượng thương hiệu.”

Chẳng vì vậy mà Chanel đã mua lại công ty xử lý da thuộc, Colomer Leather Group, và đầu tư cho nhà sản xuất cỗ máy đồng hồ Kenissi tại Thụy Sỹ. Thương hiệu cũng tập trung vào việc tuyển dụng nhân sự chất lượng; cũng như thiết kế chuỗi dây chuyền sản xuất xanh và thân thiện với môi trường. Trong 2018, Chanel đã dành ra 122 triệu đô-la Mỹ chỉ để nghiên cứu và phát triển.

>> Xem thêm: CHANEL LÀ HÃNG THỜI TRANG ĐÁNG MƠ ƯỚC ĐỂ LÀM VIỆC NHẤT

Theo BOF
Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm