Quỳnh Phạm: Mối nhân duyên với nghệ thuật và Galerie Quynh

Mời bạn cùng tạp chí Harper's Bazaar Việt Nam gặp gỡ người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của không gian nghệ thuật Galerie Quynh - bà Quỳnh Phạm

20181305-nghe-si-quynh-pham-02

Bất kỳ ai say mê với nghệ thuật tại Việt Nam ắt hẳn đều sẽ quen thuộc với phòng tranh Galerie Quynh; một cái tên mà trong suốt gần 15 năm qua đã trở thành “ngọn đèn hải đăng” của sự tín nhiệm và bảo chứng nếu bạn muốn tìm đến những tác phẩm nghệ thuật đương đại chất lượng và đặc sắc. Người sáng lập và điều hành nơi đây là một người phụ nữ. Sinh ra tại Đà Nẵng nhưng lớn lên tại Mỹ; Quỳnh Phạm trở về Việt Nam vào năm 1997 để nghiên cứu về hiện trạng nghệ thuật khi ấy để rồi 6 năm sau; một phòng tranh tư nhân đã thành hình và đi vào hoạt động.

Nghệ thuật là cuộc sống

Hành trình 15 năm qua của Galerie Quynh cũng chính là hành trình cá nhân của Quỳnh Phạm. Chị bảo bạn bè mình thường trêu rằng phòng tranh này không khác gì đứa con của chị – dù đã kết hôn 22 năm; nhưng hai vợ chồng chị mới chỉ chào đón cô con gái bé nhỏ vào 7 năm trước.

“Mọi người cũng hay nhầm tưởng rằng tôi không hề có cuộc sống riêng; mà chỉ biết đến công việc;” Quỳnh cười bảo. “Nhưng các nghệ sỹ tại đây cũng chính là những người bạn của tôi. Các tác phẩm nghệ thuật luôn đem lại cho tôi niềm vui và cảm hứng vô bờ; giúp tôi khám phá và học hỏi được những cái mới mỗi ngày. Nghệ thuật đương đại là đam mê của tôi; và tôi cảm thấy may mắn khi sớm tìm được niềm đam mê của đời mình.”

20181305-nghe-si-quynh-pham-02

Bà Quỳnh Phạm (phải) – người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của không gian nghệ thuật Galerie Quynh

Tốt nghiệp ngành Lịch sử và Phê bình Nghệ thuật tại Đại học California (San Diego; Mỹ). Quỳnh Phạm phát hiện ra tình yêu với nghệ thuật khi chị mới 12–13 tuổi. Khi ấy; người cha dượng mà mẹ chị tái hôn cùng là một kẻ vũ phu. Quỳnh thường trốn chạy khỏi nhà để không phải nghe hay chứng kiến sự bạo hành.

>> Xem thêm: CT Gallery tái ngộ người yêu nghệ thuật cùng bộ sưu tập tranh mới lạ

Trong một lần ghé thăm bảo tàng San Diego Museum of Art; chị đã tình cờ nhìn thấy một tác phẩm của Hieronymus Bosch; và hoàn toàn bị lay động. Bức tranh lột tả những con người đang hứng chịu nỗi thống khổ vô ngần; và Quỳnh kinh ngạc trước việc một tác phẩm nghệ thuật lại có thể tác động đến mình như vậy. Từ giây phút ấy; chị biết rằng mình muốn thuộc về thế giới của nghệ thuật.

>> Xem thêm: 5 điều có thể bạn chưa biết về Coco Chanel

Đối với một phòng tranh thương mại chuyên về mảng nghệ thuật đương đại tại Việt Nam; để duy trì và liên tục đi lên như những gì Quỳnh đã làm được trong 15 năm qua là một điều phi thường. Không gian hiện tại của Galerie Quynh tại đường Nguyễn Văn Thủ (Sài Gòn) là địa điểm thứ 4 sau khi những chỗ chị thuê dùng trước đó bị lấy lại mặt bằng. Dù rằng mỗi địa điểm trên – từ Lý Tự Trọng; Đề Thám cho đến Đồng Khởi – đều mang trong mình những nét duyên riêng; nhưng không gian hiện tại lại là một bước tiến mới cho Galerie Quynh.

20181305-nghe-si-quynh-pham-02

“Mỗi lần chúng tôi gặp khó khăn về địa điểm; tôi đều xem đó là cơ hội để mình có thể nâng phòng tranh lên một tầm cao mới;” Quỳnh chia sẻ. “Tôi không thích ngồi yên hay thỏa mãn với những gì mình đã làm được.”

Quả vậy; không gian hiện tại của Galerie Quynh có diện tích lớn nhất trong suốt 15 năm phòng tranh hoạt động; với 3 tầng lầu trên tổng diện tích 600 m²; gồm không gian trưng bày và phòng VIP đón tiếp khách hàng và nhà sưu tập. Bên cạnh đó; Quỳnh cũng đã trang bị một phòng bảo quản tác phẩm theo đúng chuẩn các bảo tàng lớn trên thế giới ngay tại đây.

Những giá trị san sẻ

Tiếp xúc với Quỳnh; người đối diện sẽ không khỏi bị thu hút bởi sự nồng hậu cũng như niềm hăng say khi nhắc đến nghệ thuật ở chị. Điều đó có thể được thấy rõ trên nụ cười thường trực trên môi; hay đôi mắt ánh lên niềm vui khi chị giới thiệu những tác phẩm thuộc triển lãm hiện tại. Dù là một phòng tranh thương mại; nhưng Galerie Quynh không chỉ đơn thuần là không gian bày bán tác phẩm. Quỳnh và đội ngũ của mình luôn chú trọng tổ chức các hoạt động kết nối; giáo dục về nghệ thuật đương đại đến cộng đồng.

20181305-nghe-si-quynh-pham-02

Chị cũng luôn không ngừng nỗ lực để nâng cao vị thế của các nghệ sỹ mà mình đại diện một cách chuyên nghiệp trên trường quốc tế; thông qua việc tham dự hay tổ chức triển lãm tại các hội chợ và liên hoan nghệ thuật quốc tế. “Tôi cảm thấy tự tin về nghệ sỹ Việt Nam; và cảm thấy thị trường nghệ thuật tại đây đầy sôi động và vẫn trên đà phát triển;” chị chia sẻ.

Một điều khá tình cờ là không gian hiện tại của chúng tôi lại nằm đối diện trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn. Tôi thích thú khi thấy sau giờ học; các em học sinh thường vào phòng tranh để nhìn ngắm. Tuy có lẽ các em chưa hiểu nhiều về các tác phẩm và cần giải thích; nhưng đó đã là bước khởi đầu đầy thuận lợi rồi.

Khi Quỳnh Phạm mới bước chân về Việt Nam; chị muốn tìm cho mình những thử thách mới trong hoạt động nghệ thuật. Điều mà chị nhận được không chỉ là tình bạn thân thiết với những người nghệ sỹ gạo cội như Đỗ Hoàng Tường; Trần Văn Thảo; Nguyễn Trung… mà còn thỏa mãn ước vọng xây dựng và đóng góp cho cộng đồng. Với Galerie Quynh; chị cảm thấy mình đã và đang xây dựng được những giá trị mà ắt hẳn chị sẽ không cảm nhận được nếu làm việc tại Mỹ hay châu Âu.

“Việt Nam còn nhiều điều mà tôi vẫn có thể học hỏi. Tôi vẫn đang trau dồi tiếng Việt; vẫn tiếp xúc với những nghệ sỹ trẻ và tìm hiểu về câu chuyện sau các sáng tác của họ;” Quỳnh hào hứng chia sẻ.

“Có lần trên taxi; tôi đã bảo với anh tài xế thế này (bằng tiếng Việt): ‘Tôi là người Việt Nam gốc Đà Nẵng; nhưng đi qua Mỹ một hai tuổi.’ Anh hỏi tôi có thường bay về thăm Việt Nam không. Tôi bảo: ‘Không; tôi ở đây luôn. Chắc sẽ chết ở đây luôn.’ Và thế là anh ta đã bật cười thật lớn.”

Địa chỉ cho bạn

Quỳnh Gallery – 118 Nguyen Van Thu, Dakao, District 1, Ho Chi Minh, Hồ Chí Minh

Tạp chi Harper’s Bazaar Việt Nam tháng 05/2018

Xem thêm