“Ác mộng Mỹ, Giấc mơ Mỹ” chính là cách mà Raf Simons, giám đốc đương nhiệm gần đây của thương hiệu, mô tả về bộ sưu tập Calvin Klein Xuân Hè 2018 được trình diễn tại Tuần lễ Thời trang New York. Tại đó, ông tiếp tục chuỗi hành trình khám phá nước Mỹ được bắt đầu từ mùa mốt Thu 2017 – nhưng với sự giật gân và rùng rợn hơn rất nhiều.
Giữa âm thanh vang vọng của những bản nhạc Cigarette After Sex – âm thanh nền từ những bộ phim ma như The Exorcist và A Nightmare on Elm Street; bộ sưu tập đã thực sự gợi nên bối cảnh siêu thực của cơn ác mộng Mỹ. Hoàn toàn khác với chuyến phiêu du lấy cảm hứng từ Twin Peaks trong mùa mốt Thu Đông năm 2016.
Ở đó, hiệu ứng rùng rợn được phô diễn triệt để với những hình ảnh Fringe; Andy Warhol cùng vệt máu loang trên khắp bộ trang phục. Tái hiện đầy sáng tạo những bộ phim kinh dị kinh điển như Carrie và Friday 13th; bộ sưu tập ngập tràn dáng hình của những chiếc áo ngủ; áo mưa cùng giày dép cao su bị lấm lem bùn đất. Và còn đó, là tần suất xuất hiện dày đặc của chiếc mặt nạ khúc côn cầu; vốn gắn liền với hình ảnh tên sát nhân Jason Voorhees.
Không chỉ giới hạn trong các mẫu trang phục; bối cảnh do Sterling Ruby dàn dựng cũng sở hữu những nét độc đáo từ thước phim đen u ám; với các mẫu tua rua trông từa tựa pom pom thả rớt trên trần xuống; như được lấy ý tưởng từ bộ phim kinh dị The Shining.
Dẫu vậy, theo đúng tinh thần Ready-To-Wear của Tuần lễ Thời trang; bộ sưu tập vẫn chưa bị làm quá tay đến mức chạm ngưỡng Halloween. Ra mắt bộ sưu tập thứ hai dưới cái tên thương hiệu Calvin Klein; Raf Simon lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh “quái kiệt” làng mốt; khi táo bạo kết hợp nhiều dạng thức; hoạ tiết và phụ kiện khác nhau trong cùng bộ sưu tập. Chuyển tiếp mượt mà từ mùa mốt Thu 2017; Calvin Klein Xuân Hè 2018 một lần nữa lại vẽ nên bức tranh thời trang Mỹ; với âm hưởng sâu sắc từ vùng đất viễn Tây.
Âm hưởng ấy, có thể được thấy rõ từ những mẫu áo sơ mi mang tông màu đối chọi; hay đôi boots cao bồi có mũi gắn kim loại. Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến những món đồ mang đậm chất pop-art; với một số hoạ tiết từ nghệ sĩ huyền thoại trong văn hoá nước Mỹ: Andy Warhol.
Đọc thêm: Philipp Plein Xuân Hè 2018: Sặc mùi SEX!
Dẫu thừa nhận bản thân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phim ảnh và TV (mà Games of Thrones là sở thích hiện tại), Raf Simon cho biết nguyên nhân chính dẫn đến âm hưởng phim ảnh mạnh mẽ trong bộ sưu tập này chính là sự thiếu vắng hình ảnh tự do trong nền thời trang đương đại. “Thời trang”, ông nói, “đã nhận sự kỳ vọng quá lớn từ những người chiêm ngưỡng.” Chính vì thế, sàn diễn giờ đây không còn có quá nhiều sự mạo hiểm như nó đã từng trong rất nhiều năm trước. Và công trình của Simon tại đây, chính là thách thức điều mạo hiểm đó, để tạo nên những điều kỳ quặc, dù cho chúng có sai trái chăng nữa.
“Ác mộng Mỹ, Giấc mơ Mỹ”. Nơi nào có bóng tối, nơi đó có ánh sáng. Và ánh sáng ấy, đã được thắp lên rực rỡ từ những bộ phục trang mang phom dáng của thập niên 50, trên nền chất liệu kém được ưa chuộng nhất: chất nylon chống thấm thường được dùng cho lều bạt. Bộ ba chiếc đầm xuất hiện vào khoảng cuối show diễn ấy thực sự có thể tạo nên cơn địa chấn của thời trang thương mại. Và một lần nữa, Simon lại chứng minh được, Mỹ vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho thế giới thời trang. Dù cho nó có đang trải qua một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất lịch sử.
Bộ sưu tập Calvin Klein Xuân Hè 2018:
Harper’s Bazaar Việt Nam