Cách tái chế bao bì mỹ phẩm và dụng cụ làm đẹp an toàn cho môi trường

Phân loại và tái chế bao bì mỹ phẩm, dụng cụ làm đẹp là một trong những bước đơn giản góp phần tạo nên lối sống xanh, thân thiện với môi trường.

Cách tái chế bao bì mỹ phẩm và dụng cụ làm đẹp an toàn cho môi trường

Lối sống bền vững vẫn luôn được nhắc đến nhu xu thế của hiện tại và tương lai. Thánh nữ dọn nhà Mari Kondo khuyên chúng ta nên tiết chế mua sắm và học cách sắp xếp đồ đạc tốt hơn. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhãn hàng tiêu dùng kêu gọi sử dụng túi từ chất liệu thân thiện với môi trường.

Không nằm ngoài vòng xoáy đó, ngành công nghiệp làm đẹp cũng dần hướng đến lối sống bền vững. Hạn chế lãng phí, ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường, phân loại và tái chế rác mỹ phẩm, … Dưới đây là những chỉ dẫn tái chế bao bì mỹ phẩm mà dụng cụ làm đẹp cho các tín đồ làm đẹp.

>>> Xem thêm: XÂY DỰNG TỦ QUẦN ÁO TINH GIẢN THEO TRIẾT LÝ MARIE KONDO

Những ký hiệu tái chế trên bao bì mỹ phẩm

Nếu thường để ý đọc những thông tin trên nhãn chai, bạn hẳn từng gặp qua một vài biểu tượng khá quen mắt. Ví dụ, hình nắp chai mở với con số ghi nổi bên trên thường để chỉ tuổi thọ của sản phẩm sau khi mở nắp.

Một số khác, như những biểu tượng có ba mũi tên đuổi nhau, cho biết chúng có thể được tái chế (hình bên trái). Hay hai mũi tên xoay vòng như hình bên phải thường xuất hiện trên các sản phẩm làm đẹp có xuất xứ châu Âu. Nó cho biết nhà sản xuất đã đóng góp một phần tài chính vào việc tái chế bao bì.

>>> Xem thêm: BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ MỸ PHẨM NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

Những món mỹ phẩm, dụng cụ làm đẹp nào có bao bì dễ được tái chế?

Máy sấy tóc và đồ điện tử

Những chiếc máy làm tóc vốn khá cồng kềnh. Nên khi nhắc đến việc tái chế chúng, người ta thường cho rằng điều đó là gần như không thể. Nhưng chưa hẳn đâu, nếu bạn đặt chúng vào đúng chỗ. Nếu máy còn hoạt động tốt, bạn có thể bán lại ở những group Facebook hoặc trang bán đồ cũ. Hoặc quyên góp ở các tổ chức từ thiện thành phố.

Vỏ chai dầu gội/ dầu xả: Tái chế khi rửa sạch

Chỉ cần rửa sạch, loại bỏ những chi tiết nhựa nhỏ hay nhãn dán, những vỏ chai của bạn gần như đã sẵn sàng để được tái chế. Tip nhỏ cuối cùng: Nếu trên thân chai có in logo vòng tròn tái chế, vậy thì bạn có thể an tâm 100% rồi nhé!

Chai xịt tóc, lăn khử mùi: Tái chế khi rỗng ruột

Các sản phẩm dạng xịt hay thậm chí là dầu gội khô thường được chứa trong chai nhôm hoặc thép. Đây đều là những chất liệu có thể tái chế. Lấy hết phần sản phẩm còn thừa trong chai, nếu có, và các nhãn dán. Tuyệt đối không làm biến dạng các chai đựng này vì có thể gây nguy hiểm.

Bao bì mỹ phẩm trang điểm mắt (bảng phấn): Có thể được tái chế, tùy loại

Những bảng phấn mắt, contour thường gây khó khăn khi tái chế bởi một lý do: Chúng luôn có phần gương và nam châm. Hãy kiểm tra kỹ chất liệu của bảng mỹ phẩm để xem có thể tái chế được chúng không nhé.

Chai kem nền: Không thể tái chế phần nắp xịt

Phần lớn các chai kem nền trên thị trường đều được làm từ thuỷ tinh hoặc nhựa tái chế. Nhưng phần vòi xịt thì lại không. Vậy nên, nếu có chai kem nền muốn tái chế, đừng quên tháo rời phần đầu xịt nhé.

Mascara: Chỉ tái chế vỏ rỗng

Tái chế bao bì mỹ phẩm: Bạn hoàn toàn có thể tái chế bao bì mascara

Thông thường, các tuýp mascara thường được làm bằng chất liệu có thể tái chế. Nên chẳng hề hấn gì nếu bạn cho ngay chúng vào những thùng rác tái chế. Đừng quên làm sạch phần ruột tuýp mascara trước. Hỗn hợp dung dịch nước ấm pha xà phòng có thể làm tốt công việc này.

Phần đầu chuốt của cây mascara thường thì không thể tái chế. Tuy nhiên, một số tổ chức nuôi dưỡng động vật có thể tái sử dụng chúng như những cây chải lông cho những loài thú nhỏ.

Phương án cho những mỹ phẩm không thể tái chế bao bì?

Ngoài những vỏ sản phẩm làm đẹp kể trên, số còn lại phần lớn là không thể đưa vào quy trình tái chế. Dưới đây là một số gợi ý để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường khi dùng mỹ phẩm:

• Hạn chế sử dụng loại bông hoặc khăn tẩy trang dùng một lần. Những sản phẩm này tốn nhiều tài nguyên sản xuất, nhưng lại chỉ được dùng một lần, rất lãng phí. Bạn nên ưu tiên dùng kem, dầu, hay nước micellar cùng khăn lau mặt dùng nhiều lần từ sợi tre. Vì khăn lau mặt này có thể được giặt và tái sử dụng nhiều lần.

Cách tái chế bao bì mỹ phẩm và dụng cụ làm đẹp an toàn cho môi trường

Khăn tẩy trang bằng xơ tre, có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần, Helen Round.

• Tuyệt đối không tái chế những chai sơn móng tay. Lý do là bởi những thành phần hoá học gây nhiều tranh cãi trong sản phẩm này. Ngay cả khi bạn cọ rửa kỹ càng, những chất độc hại vẫn có thể còn bám trong đó.

Tái chế bao bì mỹ phẩm: Tuyệt đối không tái chế bao bì sơn móng tay

Hãy biết rằng sơn móng tay là thứ mỹ phẩm không thể tái chế bao bì. Ảnh: Green Queen HK

• Vệ sinh và bảo quản cẩn thận để kéo dài tối đa tuổi thọ của những cây cọ trang điểm. Bởi chúng thường được làm từ những sợi nylon tổng hợp, vốn là vật liệu không thể tái chế.

>>> Xem thêm: DÙNG VẬT LIỆU PHẾ THẢI LÀM TÚI HÀNG HIỆU, ĐỈNH CAO TAY NGHỀ TÁI CHẾ UPCYCLE LÀ ĐÂY!

Harper’s Bazaar Vietnam

Xem thêm