Ngày càng có nhiều thương hiệu Việt tăng cường sử dụng lụa tơ tằm trong thiết kế. Nhất là tại thời điểm này, khi miền Bắc lạnh căm căm còn miền Nam lại bắt đầu trở nên nóng ấm. Vì lụa tơ tằm là loại vải giúp mát ngày hè, ấm ngày đông.
Chọn lụa tơ tằm, một phần vì tự hào văn hóa dân tộc. Lụa tơ tằm là chất liệu thuần Việt cao cấp, tượng trưng cho văn hóa và lịch sử thời trang ngàn năm của nước ta. Phần khác, mặc lụa tơ tằm giúp khoe vẻ sang trọng, cao quý.
Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, thượng lưu mới có thể mặc lụa tơ tằm. Một phần vì nó khó sản xuất nên có giá thành cao. Một phần vì nó khó bảo quản. Ngày nay, với các kỹ thuật giặt giũ và bảo quản chất liệu vải mới, thì lụa tơ tằm không còn quá “đỏng đảnh”. Tuy nhiên, bạn vẫn phải lưu ý khi mặc trang phục này.
LỤA TƠ TẰM, CHẤT LIỆU GIÚP GAL GADOT SANG CHẢNH TRONG WONDER WOMAN 1984
NHỮNG TÁC DỤNG CHỐNG LÃO HÓA BẤT NGỜ CỦA GỐI LỤA TƠ TẰM
Lưu ý gì khi mặc trang phục bằng lụa?
Có nhiều kiểu dệt lụa tơ tằm. Bóng loáng thì có satin. Matte thì có crepe de chine hay lụa chéo. Xuyên thấu thì có tulle lụa, chiffon, habutai. Đặc điểm chung của tất cả các kiểu dệt lụa tơ tằm là chúng dễ bị trầy xước khi tiếp xúc với những cạnh sắc nhọn.
Vì vậy, khi mặc trang phục lụa tơ tằm, bạn hạn chế đeo túi xách hay vòng nhẫn có cạnh bén nhọn bằng kim loại. Nếu muốn đeo cùng trang sức, bạn nên chọn sản phẩm cao cấp, làm từ vàng bạc, vì chúng sẽ không sắc bén như thứ costume jewelry giá rẻ.
Bao lâu nên giặt ủi lụa tơ tằm một lần?
Về mặt sinh học, lụa tơ tằm là sợi protein do con tằm nhả ra. Sợi protein này có tính năng kháng khuẩn tự nhiên, chống hôi, chống bị mốc ẩm và lên nấm. Chẳng vì vậy mà các nghiên cứu khoa học đề nghị sử dụng lụa tơ tằm như chất liệu vải tốt nhất làm khẩu trang.
Nhờ tính năng kháng khuẩn, chống hôi tự nhiên này, trang phục bằng vải lụa tơ tằm không cần giặt quá mạnh tay hay quá thường xuyên.
Nếu chỉ mặc trang phục lụa tơ tằm trong phòng máy lạnh hay tiết trời mát mẻ, bạn có thể giặt sản phẩm trung bình sau 3, 4 lần mặc. Hãy giặt trang phục bằng lụa nếu nó tiếp xúc với mồ hôi, dầu mỡ và đồ ăn.
Giữa những lần mặc trang phục ra đường, nếu trang phục không bị vấy bẩn bởi dầu mỡ, bạn có thể khử mùi sản phẩm với tủ chăm sóc quần áo Samsung hay Tủ quần áo LG Styler. Những chiếc tủ công nghệ cao này có chế độ làm sạch vải với hơi nước, giúp khử mùi và bụi bẩn mà không làm sờn bề mặt vải, và cũng giảm thiểu số lần bạn phải giặt hấp chuyên nghiệp sản phẩm.
Cách giặt vải lụa tơ tằm đúng cách
Cách giặt lụa tơ tằm an toàn nhất: Giặt hấp
Khi lật mác giặt ở trên các sản phẩm từ thương hiệu cao cấp, bạn thường sẽ thấy yêu cầu giặt hấp trang phục bằng lụa tơ tằm. Đây là phương thức tốt nhất để bảo quản độ mềm mịn và sáng bóng của lụa.
Đối với các sản phẩm bằng lụa tơ tằm có in họa tiết, giặt hấp vải lụa tơ tằm cũng là cách tốt nhất giúp bảo quản màu nhuộm, hạn chế gây lem màu dẫn đến loang lổ sản phẩm.
Cách giặt hấp, giặt khô cũng được ưu tiên cho các mẫu lụa tơ tằm có kiểu dệt vải láng bóng như satin, taffeta satin hay chéo (twill). Lý do vì bề mặt láng bóng của kiểu dệt sẽ bị sờn một khi tiếp xúc với nước.
Cách giặt tay lụa tơ tằm
Khuyết điểm của việc giặt hấp/giặt khô có thể khá tốn kém, mất nhiều thời gian, đồng thời lại sử dụng nhiều hóa chất gốc dầu mỏ tương đối độc hại khi tiếp xúc với làn da. Nay đã xuất hiện phương pháp giặt khô bằng CO2, nhưng chưa nhiều địa điểm giặt sử dụng phương pháp này tại Việt Nam.
Một phương pháp thay thế chính là giặt tay bằng nước lạnh. Cách giặt tay lụa tơ tằm nhanh, tiện lợi và cũng tiết kiệm.
Điều quan trọng nhất khi giặt tay lụa tơ tằm là sử dụng nước giặt dịu nhẹ, bảo vệ chất vải.
Các loại nước giặt cho vải tơ tằm cần là loại thiên nhiên, không có chất tạo bọt (surfactant). Chất tạo bọt, ví dụ như sodium laureth sulfate (SLS), có khả năng gây sờn vải và giảm độ bóng của vải tơ tằm.
Tại Việt Nam, bạn có thể chọn nước giặt của thương hiệu Queen nhập khẩu từ Canada. Nước giặt đậm đặc không có chất tạo bọt làm sờn vải, sử dụng tinh dầu thiên nhiên để tạo mùi thơm thoang thoảng. Mua sản phẩm trên website sunflower.vn.
Các bước giặt tay vải lụa tơ tằm tại nhà:
1. Xả nước lạnh dưới 35ºC vào chậu giặt cùng với nước giặt dịu nhẹ. Ngâm sản phẩm lụa tơ tằm vào. Để ngâm trong vòng 5 phút tối đa.
2. Dùng tay bóp nhẹ trang phục trong chậu nước. Đừng vò mạnh tay. Nếu trang phục có điểm bị vấy bẩn, bạn có thể dùng mút mềm chà nhẹ. Nếu bạn chà vết bẩn không hết, bạn nên đưa sản phẩm đến tiệm giặt hấp chuyên nghiệp. Cố gắng chà quá mạnh tay có thể gây trầy xước vải.
3. Xả nước lạnh cho sạch xà bông giặt.
4. Sau đó, bạn xả đầy nước lạnh vào chậu giặt một lần nữa. Bây giờ thêm một muỗng canh giấm trắng. Để ngâm trnag phục trong vòng 5 phút. Giấm sẽ giúp giữ lụa tơ tằm mềm mại và chống loang màu.
5. Xả sạch lần cuối cùng.
6. Bạn ép trang phục vào khăn bông, cuộn lại để ép hết nước thừa ra. Sau đó phơi trong bóng râm.
Khi giặt lụa tơ tằm tại nhà, bạn không nên:
- Không dùng nước tẩy quần áo có chứa chlorine. Chlorine sẽ khiến lụa màu trắng ngả thành màu vàng, đồng thời gây xỡ gãy cấu trúc protein của sợi lụa tơ tằm. Nếu muốn tẩy trắng sản phẩm lụa tơ tằm, bạn hãy dùng hydrogen peroxide.
- Không phơi đồ lụa tơ tằm trong ánh nắng mặt trời trực tiếp. Hành động này có thể gây phai màu nhanh trang phục của bạn.
- Không dùng máy sấy quần áo để sấy trang phục lụa. Nhiệt từ máy sấy quần áo sẽ khiến sợi lụa tơ tằm co rút lại.
- Ở miền Bắc, để làm khô trang phục lụa nhanh chóng thì bạn có thể dùng Tủ chăm sóc quần áo của Samsung hoặc LG Styler. Tủ có chế độ sấy vải nhẹ không làm co chất liệu vải.
Cách ủi và bảo quản độ sáng mịn của vải lụa
Bạn có biết, lụa là một trong những chất liệu dễ thẳng thớm nhất? Nếu bạn giặt tay sản phẩm lụa tại nhà, chỉ cần phơi qua đêm, thì nó sẽ phần nào thẳng thớm lại ngay lập tức.
Cách dễ nhất để ủi phẳng lụa tơ tằm là dùng máy ủi hơi. Nếu không có máy ủi hơi nước tại nhà, bạn có thể treo đồ trong nhà tắm khi đang tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp trang phục thẳng ra từ từ. Thật quá tiết kiệm thời gian và công sức!
Nếu vẫn nhất quyết muốn ủi trang phục lụa tơ tằm, bạn hãy lật mặt sau của trang phục lại. Đặt một tấm vải lên giữa bàn ủi và trang phục.
Đôi khi, bạn sẽ thấy trang phục nổi những hạt xoắn nho nhỏ. Những thứ bông vón cục này hình thành do sợi lụa bị ma sát vào nhau khi bạn mặc, di chuyển. Hoặc do bạn sơ ý quăng nó vào máy giặt. Để loại bỏ những vón cục này, bạn có thể dùng máy cắt xù lông vải chuyên dụng. Nhiều người sẽ tư vấn bạn dùng dao cạo râu hay băng keo dính để bỏ những cục xù lông, nhưng chúng có thể làm bề mặt vải tơ tằm bị sờn.
DRY CLEANING: TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ GIẶT HẤP/GIẶT KHÔ
BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, GIẶT GIŨ QUẦN ÁO BẰNG VẢI LANH (LINEN) ĐÚNG CÁCH
VÌ SAO QUẦN ÁO BỊ XÙ LÔNG VẢI, VÀ 4 CÁCH KHẮC PHỤC
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam