Bị lẹo mắt kiêng ăn gì và ăn gì để nhanh khỏe?

Lẹo mắt không quá ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và khó chịu.

Vậy bạn có biết bị lẹo mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh chóng bình phục? Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam đi tìm lời giải đáp nhé!

Bị lẹo mắt là gì?

Bị lẹo mắt kiêng ăn gì và ăn gì để nhanh khỏe?

Lẹo mắt là một cục u gần rìa mí mắt do nhiễm trùng cục bộ ở mí mắt. Lẹo phát triển từ nang lông mi hoặc tuyến dầu bị tắc nghẽn do dầu hoặc vi khuẩn. Chúng có thể là biến chứng của viêm bờ mi, tình trạng viêm mí mắt hoặc do tình trạng căng thẳng quá mức.

Các triệu chứng của lẹo mắt bao gồm chảy nước mắt, đau, nhạy cảm, ngứa và đỏ. Lẹo mắt có thể khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng và gây ra cảm giác như có dị vật trong mắt. Sau thời gian từ 3 – 4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Tình trạng này không ảnh hưởng đến thị lực và thường tự khỏi.

Có một số cách giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của chứng lẹo mắt. Trong đó, bị lẹo mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì là điều bạn cần biết.

Bị lẹo mắt có kiêng ăn gì không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa lẹo mắt. Ăn thực phẩm phù hợp, giàu dinh dưỡng sẽ đẩy nhanh thời gian chữa lành bệnh. Ngược lại, nếu không biết kiêng cữ, lẹo mắt sẽ càng sưng đau và to hơn, gây bất tiện trong sinh hoạt và khó chịu cho người bệnh.

Lẹo mắt có đặc điểm là rất hay tái phát. Đặc biệt, nếu lẹo mắt kèm theo tình trạng sốt hoặc gặp vấn đề về thị lực, bạn cần đi khám bác sĩ thật nhanh để tránh gặp biến chứng.

Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?

1. Không ăn thức ăn cay

Không ăn thức ăn cay

Các loại gia vị cay có tính nhiệt như ớt, tỏi, quế, hành… là những thực phẩm mà người bị lẹo mắt phải kiêng. Khi ăn vào sẽ gây kích thích chảy nước mắt và cảm giác nóng rát. Từ đó, lẹo mắt có thể sưng to hơn gây nhiều bất tiện cho người bệnh.

2. Bị mụt lẹo ở mắt kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm chứa chất kích thích

Người bị lẹo mắt nên kiêng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Chúng có thể gây kích ứng ở vùng mắt bị lẹo. Tình trạng ngứa và sưng tấy ở khu vực này vì thế sẽ chuyển biến xấu hơn.

3. Bị lẹo mắt kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm chứa đường, sữa

Đường tinh luyện chứa fructose có khả năng gây viêm cho lẹo mắt. Bạn nên tránh thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, kem, các loại nước ép trái cây đóng chai… Ngoài ra, sữa và các thực phẩm từ sữa cũng dễ gây dị ứng khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn trên mắt. Chúng làm cho lẹo mắt sưng to, ngứa rát và lâu lành hơn.

4. Kiêng ăn gì khi bị lẹo mắt? Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh dễ gây viêm da vì chứa nhiều chất béo. Hơn nữa, chúng còn có tính cay nóng sẽ kích ứng vùng da bị lẹo khiến lẹo mắt lâu khỏi hoặc chuyển biến nặng hơn.

5. Bị lẹo mắt thì kiêng ăn gì? Thịt chế biến sẵn và thịt bò

Xúc xích, thịt đóng hộp, thịt xông khói, thịt bò là những nhóm thịt có chứa Neu5Gc. Neu5Gc sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại nó. Do đó, chúng làm tình trạng viêm nhiễm ở lẹo mắt càng kéo dài lâu khỏi.

6. Bị lẹo mắt có kiêng ăn gì không? Kiêng trứng gà, gạo nếp, thịt gà

Khi bị lẹo mắt, bạn bắt buộc phải kiêng trứng gà, gạo nếp, thịt gà. Những thực phẩm này có chứa chất làm sưng tạo mủ cho vết thương. Do đó, chúng khiến tình trạng mưng mủ trở nặng, vết thương sưng to hơn và lẹo mắt lâu khỏi hơn.

>>> Đọc thêm: Bị trầy xước da nên và không nên ăn gì để vết thương nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị lẹo mắt

1. Thực phẩm có tính mát

Thực phẩm có tính mát

Các thực phẩm có tính mát giúp hạ nhiệt cơ thể và bổ sung nhiều vitamin. Chúng có trong rau củ quả, nước ép trái cây, sinh tố… Khi bạn ăn những thực phẩm như vậy sẽ ngăn chặn tình trạng viêm sưng, làm dịu cơn đau mắt. Mụn lẹo vì thế sẽ nhanh khỏi hơn.

Bạn cũng nên uống nhiều nước (từ 2 – 3 lít/ngày) để thanh lọc cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh diễn ra tốt hơn.

2. Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Khi bị lẹo mắt, cơ thể cần bổ sung rất nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và kẽm. Chúng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm, giảm tình trạng sưng tấy và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

• Thực phẩm giàu vitamin A có trong: cải bó xôi, đu đủ, cà rốt, bí đỏ…

• Thực phẩm giàu vitamin E có trong: hạnh nhân, bơ, cà chua…

• Thực phẩm giàu vitamin C có trong: cam, chanh, bưởi, ớt chuông, dâu tây…

• Thực phẩm giàu kẽm: chuối, nấm…

3. Thực phẩm giàu protein

Bị lẹo mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bạn không nên bỏ qua thực phẩm chứa nhiều protein để tạo liên kết bền vững cho các mô dưới da. Từ đó hạn chế sự phát triển của lẹo mắt. Nguồn protein lành mạnh có trong cá, thịt lợn, đậu hũ… Bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu protein sẽ hạn chế tình trạng viêm sưng bất thường ở da nói chung.

>>> Đọc thêm: Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 8 thực phẩm cần tránh để da mau hồi phục

Lưu ý khi chăm sóc mắt lẹo

1. Nên làm gì khi bị lẹo mắt?

Nên làm gì khi bị lẹo mắt?

Bên cạnh việc nắm rõ bị lẹo mắt kiêng ăn gì thì một số cách chăm sóc lẹo mắt sau đây có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh:

Sử dụng gạc ấm: Bạn có thể mua gạc chuyên dụng cho mắt hoặc dùng khăn mặt sạch, ấm để chườm. Chỉ cần ấn gạc vào mí mắt trong khoảng mười phút, ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi lẹo lành.

Massage vùng bị lẹo: Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage vùng bị mọc lẹo, đảm bảo tay bạn sạch sẽ và cẩn thận không chọc vào mắt.

Thuốc nhỏ mắt giúp chữa lành nhiễm trùng: Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh nếu tình trạng lẹo mắt không cải thiện sau 2 – 4 ngày.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

2. Nên kiêng làm gì khi bị lẹo mắt?

• Bạn không nên đeo kính áp tròng khi bị lẹo mắt vì kính có thể bị nhiễm vi khuẩn, khiến cho mụn lẹo sưng to hơn.

• Tránh ra ngoài nắng mà không đeo kính râm có khả năng chống tia UV thích hợp.

• Không nên trang điểm mắt cho đến khi lẹo lành hẳn.

• Không cố nặn mủ hoặc chọc mụn lẹo. Điều này có thể làm tình trạng nhiễm trùng lan rộng nghiêm trọng hơn.

• Không bao giờ dùng chung khăn tắm vì một số bệnh lẹo mắt có thể lây lan sang người khác.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu:

• Mắt bạn sưng húp.

• Có mủ hoặc máu chảy ra từ vết sưng.

• Đau hoặc sưng tăng lên sau 2 – 3 ngày đầu tiên.

• Có mụn nước hình thành trên mí mắt của bạn.

• Bạn cảm thấy mí mắt nóng.

• Cảm thấy thị lực giảm sút.

• Lẹo mắt liên tục tái phát. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể lấy sinh thiết (lấy một mẫu nhỏ của lẹo mắt dưới), gây tê tại chỗ và làm các xét nghiệm cần thiết.

Trên đây là một số thông tin về các loại thực phẩm mà người bị lẹo mắt kiêng ăn gì và ăn gì. Hy vọng bạn có thể tham khảo và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm